hungviet
Founder
Nếu theo Luật TCTD năm 2010, các hoạt động huy động vốn của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán, dịch vụ đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt từ đầu năm 2011.
Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 với rất nhiều quy định mới nhưng các TCTD vẫn tiếp tục thực hiện theo luật cũ vì phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo Luật các TCTD 2010, TCTD không được kinh doanh bất kỳ hoạt động nào khác ngoài hoạt động ngân hàng theo giấy phép được cấp và chỉ có TCTD mới được hoạt động ngân hàng (Luật các TCTD ban hành năm 1997 cho phép cả các tổ chức khác được hoạt động ngân hàng). Điều đó có nghĩa là các hoạt động huy động vốn tương tự như ngân hàng của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán, dịch vụ đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt từ đầu năm 2011.
Một quy định chặt hơn so với trước đây là các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức (trước đây được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của cả cá nhân và tổ chức) và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Quy định thì như vậy nhưng đến nay sau hơn một tháng luật có hiệu lực vẫn chưa thấy đơn vị nào công bố dừng các hoạt động không được luật cho phép và cũng không thấy NHNN hướng dẫn các đơn vị này như thế nào để phù hợp với luật mới và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Thậm chí ngay từ đầu năm 2011, một số công ty chứng khoán còn công khai huy động vốn của các nhà đầu tư như các NHTM nhưng không hề bị cơ quan quản lý nào “tuýt còi”.
Khái niệm “hoạt động ngân hàng” quy định các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Luật cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng mà còn bao gồm các hoạt động kinh doanh khác.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện.
Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng... là những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”. Ngoài ra TCTD còn được phép trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
Theo các chuyên gia ngân hàng thì phạm vi của các hoạt động ngân hàng vẫn còn mù mờ, chưa rõ ràng, vẫn có thể có các cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, mà các tổ chức có thể lợi dụng nếu pháp luật quy định không chặt chẽ.
So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 có rất nhiều quy định mới liên quan đến quản trị, điều hành. Mới nhìn thì tưởng các quy định này tiến bộ hơn như: thay vì quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc; bỏ thủ tục chuẩn y điều lệ của TCTD, TCTD chỉ phải đăng ký điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền của TCTD thông qua... Song, thực chất các TCTD vẫn phải thực hiện các thủ tục tương tự như cũ.
Không chỉ có thế, luật còn bổ sung thêm các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành viên ban kiểm soát, thành viên độc lập của hội đồng quản trị như: hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất một thành viên độc lập; thành viên độc lập của hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD); hội đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có 50% thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD...
Việc bổ sung các quy định về điều kiện của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập TCTD, điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành, yêu cầu công khai lợi ích liên quan có liên quan đến TCTD, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần... là quá chặt chẽ, trong thời gian tới sẽ khó có tổ chức tín dụng nào được thành lập vì không đáp ứng nổi các điều kiện này.
Điều này cho thấy định hướng phát triển lĩnh vực ngân hàng không nhất quán, trong giai đoạn 1998-2009 thì lại quá dễ dãi cho phép thành lập nhiều TCTD không đủ năng lực tài chính và quản lý.
Ngay từ đầu năm 2011, một số công ty chứng khoán còn công khai huy động vốn của các nhà đầu tư như các ngân hàng thương mại nhưng không hề bị cơ quan quản lý nào “tuýt còi”.
Về mức giới hạn sở hữu cổ phần, quy định sửa đổi đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài).
Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
Xét về quyền lợi giữa các nhà đầu tư thì quy định như vậy là không bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước trong khi các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam theo cam kết WTO, bất kể phần vốn đó là do nhiều người hay một người làm chủ sở hữu.
Theo luật mới thì TCTD có nhiều quyền trong hoạt động kinh doanh như quyền thỏa thuận về lãi suất với khách hàng, quyền góp vốn, mua cổ phần, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại...
Nhưng với lý do để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, luật giao cho NHNN có quyền can thiệp vào các mối quan hệ kinh tế này như quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD; quy định về giới hạn và điều kiện góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại; điều kiện kinh doanh ngoại tệ, vàng, các dịch vụ liên quan...
Một quy định mới là tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan áp dụng đối với TCTD phi ngân hàng được quy định cao hơn so với các mức áp dụng đối với ngân hàng thương mại (các tỷ lệ tương ứng 25% và 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng so với 15% và 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại).
Điều này có nghĩa là các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính sẽ phải “nhường” thị trường cho các ngân hàng thương mại, chứ chưa phải là cách giải quyết để kích thích thị trường mở rộng đối với cả TCTD và tổ chức phi ngân hàng.
Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 với rất nhiều quy định mới nhưng các TCTD vẫn tiếp tục thực hiện theo luật cũ vì phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo Luật các TCTD 2010, TCTD không được kinh doanh bất kỳ hoạt động nào khác ngoài hoạt động ngân hàng theo giấy phép được cấp và chỉ có TCTD mới được hoạt động ngân hàng (Luật các TCTD ban hành năm 1997 cho phép cả các tổ chức khác được hoạt động ngân hàng). Điều đó có nghĩa là các hoạt động huy động vốn tương tự như ngân hàng của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán, dịch vụ đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt từ đầu năm 2011.
Một quy định chặt hơn so với trước đây là các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức (trước đây được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của cả cá nhân và tổ chức) và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Quy định thì như vậy nhưng đến nay sau hơn một tháng luật có hiệu lực vẫn chưa thấy đơn vị nào công bố dừng các hoạt động không được luật cho phép và cũng không thấy NHNN hướng dẫn các đơn vị này như thế nào để phù hợp với luật mới và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Thậm chí ngay từ đầu năm 2011, một số công ty chứng khoán còn công khai huy động vốn của các nhà đầu tư như các NHTM nhưng không hề bị cơ quan quản lý nào “tuýt còi”.
Khái niệm “hoạt động ngân hàng” quy định các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Luật cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng mà còn bao gồm các hoạt động kinh doanh khác.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện.
Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng... là những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”. Ngoài ra TCTD còn được phép trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
Theo các chuyên gia ngân hàng thì phạm vi của các hoạt động ngân hàng vẫn còn mù mờ, chưa rõ ràng, vẫn có thể có các cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, mà các tổ chức có thể lợi dụng nếu pháp luật quy định không chặt chẽ.
So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 có rất nhiều quy định mới liên quan đến quản trị, điều hành. Mới nhìn thì tưởng các quy định này tiến bộ hơn như: thay vì quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc; bỏ thủ tục chuẩn y điều lệ của TCTD, TCTD chỉ phải đăng ký điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền của TCTD thông qua... Song, thực chất các TCTD vẫn phải thực hiện các thủ tục tương tự như cũ.
Không chỉ có thế, luật còn bổ sung thêm các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành viên ban kiểm soát, thành viên độc lập của hội đồng quản trị như: hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất một thành viên độc lập; thành viên độc lập của hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD); hội đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có 50% thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD...
Việc bổ sung các quy định về điều kiện của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập TCTD, điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành, yêu cầu công khai lợi ích liên quan có liên quan đến TCTD, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần... là quá chặt chẽ, trong thời gian tới sẽ khó có tổ chức tín dụng nào được thành lập vì không đáp ứng nổi các điều kiện này.
Điều này cho thấy định hướng phát triển lĩnh vực ngân hàng không nhất quán, trong giai đoạn 1998-2009 thì lại quá dễ dãi cho phép thành lập nhiều TCTD không đủ năng lực tài chính và quản lý.
Ngay từ đầu năm 2011, một số công ty chứng khoán còn công khai huy động vốn của các nhà đầu tư như các ngân hàng thương mại nhưng không hề bị cơ quan quản lý nào “tuýt còi”.
Về mức giới hạn sở hữu cổ phần, quy định sửa đổi đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài).
Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
Xét về quyền lợi giữa các nhà đầu tư thì quy định như vậy là không bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước trong khi các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam theo cam kết WTO, bất kể phần vốn đó là do nhiều người hay một người làm chủ sở hữu.
Theo luật mới thì TCTD có nhiều quyền trong hoạt động kinh doanh như quyền thỏa thuận về lãi suất với khách hàng, quyền góp vốn, mua cổ phần, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại...
Nhưng với lý do để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, luật giao cho NHNN có quyền can thiệp vào các mối quan hệ kinh tế này như quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD; quy định về giới hạn và điều kiện góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại; điều kiện kinh doanh ngoại tệ, vàng, các dịch vụ liên quan...
Một quy định mới là tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan áp dụng đối với TCTD phi ngân hàng được quy định cao hơn so với các mức áp dụng đối với ngân hàng thương mại (các tỷ lệ tương ứng 25% và 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng so với 15% và 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại).
Điều này có nghĩa là các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính sẽ phải “nhường” thị trường cho các ngân hàng thương mại, chứ chưa phải là cách giải quyết để kích thích thị trường mở rộng đối với cả TCTD và tổ chức phi ngân hàng.
Theo Minh Khuê
TBKTSG
TBKTSG