Kinh nghiệm thi tuyển vào NH cho sinh viên mới ra trường - ImB

Chào các bạn, mình cũng là sv mới ra trường và chuyện đi xin việc thật vất vả, nhưng rồi mình cũng nhận được kết quả khả quan, hôm nay mình xin chia sẻ về việc chuẩn bị khi xin việc vào ngân hàng đối với các bạn sv mới ra trường với hy vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị chu đáo hơn để sớm có được công việc mong muốn.


1. Tự tin
Điều đầu tiên, cũng là quan trọng nhất theo mình, đó là sự tư tin.
Bạn cứ nghĩ mình là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, không quen biết ai cả, không có chứng chỉ này, chứng chỉ kia, bla bla, thì bạn chưa thi đã mất 50% cơ hội thành công rồi. Hãy quên tất cả những điều đó đi, hãy nghĩ đến những gì tích cực, hãy nghĩ đến những điều bạn có, những điều bạn có thể làm tốt, những mối quan hệ hiện tại của bạn.
Vòng đầu tiên mà bạn phải vượt qua đó là vòng sơ loại hồ sơ. Vòng này cũng không có gì quá đặc biệt, nhưng đừng để mình bị loại một cách không đáng.
Nên để ý và tập trung viết thật tốt vào phần những thành tích đạt được trong quá trình học tậpkinh nghiệm làm việc.
Nếu bạn là cán bộ lớp (lớp trưởng, bí thư,...) bạn đã tổ chức những hoạt động nào cho trường, khoa? Bạn đã đạt những giải thưởng gì? Nếu chưa đạt giải thì cũng cứ ghi ra những cuộc thi mà bạn đã tham gia.
Bạn đừng nghĩ mình không đạt được giải gì mà chỉ ghi ra những cuộc thi tham gia là điều đáng xấu hổ. Bạn chưa đạt giải rõ ràng do bạn chưa giỏi, tuy nhiên ngay việc bạn tham gia những cuộc thi đó chứng tỏ bạn là người năng động chứ không phải loại người chỉ biết ngồi một chỗ. Còn nếu như ban phỏng vấn có hỏi về điều này thì bạn cứ mạnh dạn trả lời: “Người ta thường học được nhiều điều từ thất bại hơn là thành công, qua những cuộc thi này em đã rút ra được rất nhiều bài học cho mình và biết mình cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa”. Nếu mà họ hỏi tiếp thì ngồi tâm sự thêm :D
Mình “được” ban phỏng vấn Vietin hỏi là “Khi dự án của em chưa được BGH đồng ý thực hiện thì em làm thế nào?” mình trả lời “Dạ em đã cố gắng hoàn thiện từng chi tiết trong dự án hơn đồng thời em cũng học được rằng sau này mỗi khi làm một việc gì thì đều phải nghiên cứu trước một cách tường tận đến từng chi tiết nhỏ, lúc đó thì mới có cơ sở để thực hiện và thuyết phục người khác”.

Bạn có thể tham khảo cách ghi trong mục Thành tích đạt được trong quá trình học tập:
- Giải khuyến khích cuộc thi Thắp sáng ý tưởng kinh doanh
- Tham gia cuộc thi viết về dự án kinh tế cộng đồng
- Tham gia tổ chức hội trại Khoa QTKD
- Sinh viên xuất sắc toàn khóa học
- Giải ba cuộc thi giải toán trên máy tính Casio cấp tỉnh (*)
(*) Cái này mình đạt được năm lớp 12, nhưng do hồ sơ họ bắt ghi trình độ từ năm lớp 10 đến ĐH luôn nên mình thêm cái này vào : )))))

Về phần kinh nghiệm làm việc, bạn cứ ghi hết những công việc làm thêm khi còn sinh viên nhé, đừng bỏ qua.
Có việc mình chỉ làm trong 2 tuần thôi nhưng mình vẫn ghi vào vì qua công việc đó mình đã có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, bố trí công việc sao cho hợp lý.
Ví dụ: Mình có thời gian đi làm Marketing cho 1 trung tâm tiếng Anh. Công việc của tụi mình là lựa chọn sản phẩm hợp lý rồi gửi cho khách hàng qua Email, phát tờ rơi, gọi điện.
Các anh có hỏi mình về chuyện này, mình đã nói là
Kinh nghiệm của em để làm Marketing hiệu quả là phải tìm hiểu thật kĩ khách hàng, hồi trước bên Trung tâm TA có hơn hai chục sản phẩm, lớp Toeic (400-600), Ielts (5.0-7.0), bằng B, C cho các giảng viên, rồi tiếng Anh cho người đi làm,... Cho nên em không thể lấy thông tin của tất cả các sản phẩm đó, dồn lại một đống rồi giao cho mọi người được. Sau khi tìm hiểu khách hàng em sẽ chọn ra chỉ 1 đến 2 sp trong nhóm đó mà phù hợp nhất với nhóm khách hàng, sau đó mới đưa đến giới thiệu cho họ. Bên cạnh đó việc phát tờ rơi sản phẩm cũng giúp em quản lý thời gian tốt hơn, vì các trường có giờ tan trường gần giống nhau nên bọn em phải chia công việc ra và thực hiện nhanh chóng việc ở những trường tan học sớm sau đó chuyển qua ngay những trường tan học trễ hơn.

Trong vòng phỏng vấn cũng như vậy bạn nhé, cần phải tự tin, trả lời rõ ràng, lưu loát, như vậy sau này mới đi gặp khách hàng được. Mình không nên thái quá về bản thân, nhưng những gì là của mình thì không cần giấu diếm, việc gì mình đã làm được thì cứ chia sẻ với họ.

2. Tìm hiểu thật kĩ
2.1 Công việc mình sẽ làm
Tốt nhất là bạn đọc bảng mô tả công việc của ngân hàng đó, nếu không tìm được thì cố gắng xin hoặc tìm ở ngân hàng khác, sự khác nhau không đáng kể đâu.
Nên hỏi xem các anh chị đang làm ở vị trí đó họ đang làm gì, và làm thế nào.
Bây giờ đặt mình vào vị trí của họ. Bạn phải trả lời rõ ràng được câu hỏi: “Nếu bạn trúng tuyển, bạn sẽ làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu ngân hàng giao cho?”

2.2 Thông tin về ngân hàng
Bạn phải nắm vững thông tin tổng quát như:
Tên Ngân hàng
Trụ sở chính
Các chi nhánh, PGD
Logo & Slogan + ý nghía
Vốn + lãi + Nợ xấu (Đọc trong BCTC nhé)
Triết lý KD, đọc sơ qua quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức
Mục tiêu phát triển trong năm nay
Ngoài ra tùy tình hình thời sự mà nắm thêm thông tin, ví dụ đợt mình thi thì NHNN có ra thông tư điều chỉnh tỉ lệ tăng trưởng TD cho ngân hàng mình thi vào là 30%, đừng thứ 2 so với tất cả các ngân hàng khác.

2.3 Thông tin về thị trường
Tùy theo vị trí bạn thi là KHCN hay KHDN. Mình thì phải chuẩn bị cả 2 : ((((
Cá nhân:
- GDP bình quân năm ngoái? Dự kiến năm nay
- Thu nhập, sản phẩm NH hay sử dụng cụ thể của một số thị trường mà bạn đã biết kĩ
(theo mình chủ yếu dựa theo quan hệ gia đình, mình thì biết rõ về lương, nhu cầu, sản phẩm NH hay sử dụng của những người làm trong ngành giáo dục, vì mẹ mình làm giáo viên, đồng thời mình cũng biết được thông tin tương tự ở một số cơ quan nhà nước như bên Quân đội, phường, ... qua người quen, bạn bè)
- Dân số, diện tích thành phố, tỉnh
- Lãnh đạo tỉnh/ thành phố
- Thế mạnh về kinh tế của khu vực đó
- Các đơn vị hành chính (bao nhiêu phường, huyện, thị xã, thị trấn)
- Trên địa bàn có bao nhiêu tổ chức tín dụng?
- Năm vừa qua các TCTD hoạt động ra sao (Tổng vốn cho vay, huy động,..)

Doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, tổng vốn điều lệ, lợi nhuận kì gần nhất, các công ty con, công ty liên kết, trong số đó có bao nhiêu đóng chân trên địa bàn (Nhớ ôn lại thế nào là công ty con, thế nào là công ty liên kết nha J ), đọc kĩ những phần đó trong báo cáo tài chính gần nhất, nhớ luôn được ROE, ROA, thì tốt. Một số BCTC có phần lãi phải trả, trong phần thuyết minh mình có thể tìm được thông tin DN đó đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nào, nắm thông tin đó nhé.
- Tình hình DN: bao nhiêu thành lập mới, bao nhiêu ngừng hd, bao nhiêu giải thể, phá sản? Hiện tại đang có bao nhiêu DN hoạt động, có DN xuất nhập khẩu không?
- Các DN thế mạnh trên địa bàn (Vùng mình trồng cây công nghiệp nên mình tìm hiểu về các DN thu mua, chế biến, xuất khẩu café, tiêu, cao su, nông sản,..)

2.4 Những kinh nghiệm đã có
Tuy là mình đã trải qua những công việc mình ghi trong CV nhưng hãy dành thời gian suy nghĩ lại về những kinh nghiệm mà mình đã có được để trả lời một cách tốt nhất.
Theo kinh nghiệm của mình thì ban pv sẽ hỏi nhiều về phần này, cũng chỉ là những câu hỏi ngẫu nhiên như:
- Em có gặp khó khăn gì khi làm việc đó?
- Em đã giúp được gì cho nhóm của mình?
- Em đã gặp và tiếp xúc với những ai?
Mình cứ bình tĩnh, trả lời đầy đủ để họ có một cái nhìn tốt nhất đối với bản thân nhé

2.5 Ôn lại kiến thức đã học
Phần này rất ít khi hỏi nhưng chớ có chủ quan. Tùy vị trí bạn thi vào mà câu hỏi có thể là về kế toán, thẩm định tín dụng, cách tính và ý nghĩa của các thông số tài chính,...
Bạn nên đọc qua những tài liệu đã học để tự tin hơn khi trả lời.
Bản thân mình thì ôn:
- Thẩm định tín dụng, cách đọc BCTC, tính toán Irr, NPV, vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán,...
- Những hồ sơ cần có khi thẩm định TD
- Cách tính số tiền để cho KH vay khi đã có BCTC (Tính tương đối thôi)

3. Giới thiệu bản thân
Hãy nhớ là bạn chỉ có 2’ để giới thiệu bản thân, chính vì vậy sau khi chào hỏi ngắn gọn thì nên đi ngay vào vấn đề, cố gắng chọn ra những chi tiết nổi bật, khác biệt của bản thân để nói.
Chú ý cả trang phục nữa nhé, mặc đồ lịch sự, hãy tưởng tượng mình đã đi làm thì mặc đồ như thế nào.
Hôm mình đi thi, do số lượng đăng kí đông nên có một vòng pv 2’ sơ loại trước, có một vài người vì trang phục và cách giới thiệu không tốt nên đã bị loại ngay khá đáng tiếc
Sau khi mình qua pv sơ loại thì test online, sau đó pv chính thức với NH, lúc này thì cố gắng giới thiệu bản thân thật ấn tượng nhé, chìa khóa là tự tin và hãy chuẩn bị thật kĩ.

4. Tiếng Anh
Phần này hài hước đối với mình nhất. Hôm pv ở Vietin, mình cứ ngỡ là pv đối đáp nên xem thời sự, tình hình Nga, Ucraina khí thế, nhẩm chắc mình đạt cũng gần tối đa phần này rồi, tới khi pv thì....họ cho mình bốc thăm một tờ giấy ghi thông tin về NH xong bảo mình dịch : ))))))
Kết quả làm được 60%, haixx. Do mình ko chuẩn bị trước, với lại theo mình thì nếu ko phải học chuyên ngành dịch thuật, việc hiểu T.Anh và dịch sang T.Việt là 2 chuyện khác nhau, ít ra cũng cần thời gian chuẩn bị 5’ mới dịch được, đằng này họ bảo dịch luôn. Trong khi em dịch thì các anh/ chị ấy nhìn đáp án có sẵn rồi cho điểm.
Không phải em rớt nên cay cú nói xấu ngân hàng, chứ nếu ai bên Vietin đọc được thì em xin góp ý: Chị pv em nói em: “em không cần đọc đâu, dịch luôn là được, just translate”
Đang vòng tiếng Anh thì nói nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt, thiếu chuyên nghiệp, đã thế từ translate còn phát âm sai! Pv thì em thấy bạn em đọc xong mới dịch, em nghĩ chắc kiểm tra ngữ âm, cách nói, mà sao lúc em pv (Ở bàn khác) thì ko đc? Mà em cũng hơi nghi ngờ là nếu em đọc, các anh chị ấy liệu có hiểu hết? :)))) Hy vọng lần sau Vietin sẽ cho pv đối đáp, như những công ty nước ngoài đang làm, nếu thực sự muốn kiểm tra trình độ tiếng Anh ứng viên.
Lời khuyên của mình là các bạn vào website ngân hàng, để nó ở dạng tiếng Anh, rồi tập dịch, đọc hiểu thông tin. Mình nghĩ cũng phải một thời gian dài nữa mới có dạng pv tiếng Anh đối đáp ở ngân hàng.

5. May mắn
Nếu những lần đầu tiên bạn rớt, đừng bi quan nhé, mình cũng từng rớt rất nhiều, và lần này thì bộ phận nhân sự mới gọi điện trao đổi vấn đề chế độ thôi, cũng chưa có kết quả chính thức, đừng bỏ cuộc nha.

6. Thi viết
Theo mình thì phần này khá dễ dàng, chỉ cần 60% đúng là qua thì phải, các bạn tìm trên mạng 1-2 đề làm thử là có thể tự tin được rồi, các bạn không rớt được ở phần này đâu : )))
Dễ nhất là T.Anh + IQ, cố gắng >80%
Các quy định về pháp luật: đọc qua luật NH và các tổ chức TD + luật DN là được.
( Cơ mà lâu lâu có câu như: nhà cấp 4 sử dụng được 5 năm, theo quy định thì giá trị còn lại của ngôi nhà là ?% )
Tính toán: Khá đơn giản, chỉ có 2-3 câu hơi phức tạp còn thời gian thì mới làm, ko còn thì bỏ nha
Kinh tế vi mô, vĩ mô, đường cung cầu, công cụ điều chỉnh của NHNN,... ko đáng lo lắm.


Hết rồi, chúc các bạn may mắn, ủng hộ mình để có động lực viết tiếp nhé :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,676
Thành viên mới nhất
duncanlaurencem
Back
Bên trên