Job Search Anxiety Là Gì? 5 Cách Đối Mặt Với Nỗi Lo Tìm Việc

Tin Zuẩn Không?

Super Moderator
Super Mod
Job search anxiety là gì? Lo lắng khi tìm việc hay Job search anxiety là một tình trạng phổ biến của người lao động đang tìm kiếm công việc mới, đặc biệt với những ai có thời gian thất nghiệp kéo dài từ 6 tháng trở lên. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, các cuộc layoff diễn ra thường xuyên càng khiến cho nỗi lo tìm việc của người lao động tăng lên. Làm thế nào để đối phó với tình trạng này? Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về chủ đề thú vị này.​

1. Job search anxiety là gì? Lý do chúng ta gặp tâm lý này?

Job search anxiety được hiểu là trạng lo lắng, bất an của một người khi tìm kiếm một công việc mới. Theo Gartner, tình trạng này trở nên phổ biến hơn với nhóm đối tượng thất nghiệp từ 6 tháng trở lên, hoặc đang gặp bất mãn trong công việc cần tìm một công việc mới nhưng kết quả không khả quan như kỳ vọng.

feeling hopeless about finding a job
Job search anxiety được hiểu là gì?

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Điều này đến từ những lo lắng về công việc và môi trường làm việc mới.​
  • Họ lo lắng về khối lượng của công việc mới, liệu bản thân có thể xử lý gọn ghẽ công việc mới, v.v.​
  • Họ lo lắng khi không biết lúc nào bản thân mới tìm được công việc đúng với kỳ vọng. Đặc biệt khi quá trình tìm việc kéo dài hơn dự định ban đầu.​
  • Họ lo lắng bị nhà tuyển dụng từ chối: Việc bị từ chối liên tục khiến họ suy nghĩ nhiều hơn về khả năng không được tuyển dụng.​
  • Họ lo lắng về khả năng làm quen với môi trường mới: Trong một thời gian dài không làm việc trong môi trường công sở có thể là khiến cho họ trở nên ngại giao tiếp, không biết bản thân có thích ứng được với nơi làm việc mới hay không.​

2. Dấu hiệu của job search anxiety

Tâm lý lo lắng khi tìm việc có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động. Biểu hiện của những người gặp tình trạng này có thể kể đến như: mất ngủ, ăn uống thất thường, nhạy cảm và rất dễ cáu gắt, trở nên tự ti hơn, xuất hiện sự trì hoãn, v.v.

Điều quan trọng là những biểu hiện này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong quá trình tìm việc, tuy nhiên khi nó kéo dài quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Vậy làm cách nào để kiểm soát sự lo lắng này của bản thân? Trong phần tiếp theo, Glints sẽ bật mí cho bạn cách để thoát khỏi tâm lý lo lắng khi tìm việc.​

3. Làm thế nào để giảm nỗi lo tìm việc?

Sau khi đã biết các dấu hiệu job search anxiety là gì, trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn cách để giảm nỗi lo tìm việc. Hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp cho bạn trở nên tốt hơn.​

3.1 Đặt ra mục tiêu thực tế

Mặc dù tìm kiếm một công việc mới là nhiệm vụ cấp bách với bạn. Tuy nhiên, để quá trình này đạt hiệu quả hơn bạn nên đặt ra một mục tiêu thực tế. Chẳng hạn, bạn có thể đặt ra mục tiêu mỗi ngày gửi CV cho 5 công ty; kết nối với 10 tài khoản tuyển dụng trên LinkedIn, v.v.

job hunting makes me depressed reddit
Cách đối mặt với nỗi lo khi tìm việc

Thay vì gửi CV một cách điên cuồng, bạn nên lựa chọn các công ty có tính phù hợp nhất với bản thân và có một chiến lược ứng tuyển thông minh. Bởi, việc đối mặt với hàng loạt thư xin việc trong trạng thái biệt vô âm tín càng khiến bạn trở nên thất vọng hơn.​

3.2 Luôn chừa cho mình một đường lui

Không đổ tất cả trứng vào một giỏ là chiến thuật hiệu quả trong kinh doanh, và đây cũng là một chiến thuật tìm kiếm việc làm khôn ngoan.

Theo đó, nếu bạn đang đi phỏng vấn tại một công ty và có ý định từ chối cơ hội tại công ty khác vì nghĩ rằng buổi phỏng vấn sẽ thành công. Tuy nhiên đừng quá mạo hiểm như vậy, bạn vẫn nên tiếp tục ứng tuyển và đi phỏng vấn cho đến khi nhận được offer chính thức từ công ty mới.

3.3 “Bị từ chối cũng không sao”

Bạn nên học cách đối mặt với thất bại. Khi bị từ chối hãy lạc quan tin rằng bạn sẽ tìm kiếm được một nơi làm việc tốt hơn.

Tuy vậy, khi bạn nộp đơn ứng tuyển liên tục mà không nhận được phản hồi từ công ty, bạn cần xem xét lại thư xin việc, CV, tài khoản ứng tuyển xem có bất kỳ vấn đề nào không để kịp thời khắc phục. Tương tự, nếu bạn phỏng vấn liên tục nhưng vẫn nhận được sự “say no” của nhà tuyển dụng, bạn hãy xem xét cách trả lời phỏng vấn của bản thân có gặp vấn đề gì hay không.

Việc chấp nhận từ chối sẽ giúp bạn có động lực để ứng tuyển những công việc mới. Nếu bạn không ứng tuyển phần trăm bạn có công việc mới chắc chắn bằng 0, tuy nhiên nếu bạn mạnh dạn ứng tuyển cơ hội tìm kiếm được một công việc mới có thể sẽ khác.​

3.4 Học kỹ năng mới

Việc có thêm những kỹ năng mới giúp bạn gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm thành công, đồng thời còn giúp bạn giảm bớt tình trạng suy nghĩ, lo lắng quá nhiều về việc phải tìm kiếm việc làm.

job search anxiety warning signs
Tận dụng thời gian tìm việc mới để nâng cao kỹ năng

Bạn nên tận dụng khoảng thời gian tìm việc để học tập và tích lũy thêm kiến thức mới. Học tập không bao giờ là đủ, bạn càng có nhiều tri thức bạn càng có cơ hội để thành công. Thay vì dành thời gian để lo lắng về việc tìm kiếm bản thân hãy dành thời gian để học tập.​

3.5 Không quên nghỉ ngơi, thư giãn

Nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực và căng thẳng khi tìm việc. Bạn có thể dành thời gian để đi dạo, đọc một cuốn sách, nghe nhạc, tụ tập với bạn bè, v.v. Qua các hoạt động này sẽ giúp bạn có thêm động lực và năng lượng để tìm kiếm việc làm mới.

Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng lo lắng khi tìm việc làm – job search anxiety mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về job search anxiety là gì, cũng như biết cách để kiểm soát và thoát khỏi tình trạng này hiệu quả.
Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.​
Tác giả: Huy Kieu
Link gốc: Glints.com
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,527
Thành viên mới nhất
ngoctai1312
Back
Bên trên