CQNN [HOT] Kho bạc Nhà nước thông báo tuyển dụng công chức năm 2014

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính v/v phê duyệt Kế hoạch thi tuyển, xét tuyển dụng công chức Kho bạc Nhà nước (KBNN) năm 2014 và Công văn số 6066/BTC-TCCB ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính về cách tính điểm xét tuyển đối với ngạch nhân viên bảo vệ, KBNN thông báo tuyển dụng công chức cụ thể như sau:

I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC

1. Điều kiện chung:
1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức KBNN:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể về văn bằng, chứng chỉ
2.1. Ngạch chuyên viên nghiệp vụ:

a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.2. Ngạch chuyên viên làm công tác tin học:

a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; mạng máy tính, toán tin;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;

2.3. Ngạch kế toán viên:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.4. Ngạch cán sự văn thư lưu trữ:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các chuyên ngành: Văn thư, Lưu trữ; Quản trị Văn phòng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.5. Ngạch nhân viên bảo vệ:
a) Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
b) Có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức tốt, không bị kỷ luật, không có tiền án, tiền sự.

3. Đối tượng ưu tiên:

Đối tượng ưu tiên và điểm ưu tiên thực hiện quy định tại Điều 5, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, bao gồm:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

Trường hợp người dự tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định.

4. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
Những người có đủ các điều kiện nêu trên nếu tham gia dự tuyển phải nộp 02 bộ hồ sơ dự tuyển bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký dự tuyển theo mẫu số 01 đính kèm công văn;
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Bốn phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (thí sinh hoặc thân nhân); 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian gần nhất, từ 03 tháng tính đến thời điểm thông báo thi tuyển, xét tuyển;
- Bản cam kết phục vụ lâu dài thời gian 05 năm trở lên tại đơn vị đăng ký dự tuyển theo mẫu số 02 đính kèm công văn: thực hiện đối với thí sinh đăng ký xét tuyển.

Lưu ý:

Thí sinh đăng ký dự tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh B:
- TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT);
- IELTS 4.5 trở lên;
- TOEIC 405 trở lên.
- Thí sinh đăng ký dự tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh trình độ A
+ TOEFL 347 trở lên (PBT), 19 trở lên (iBT);
+ IELTS 2.0 trở lên;
+ TOEIC 255 trở lên.

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG TUYỂN DỤNG:
A. Đối với thi tuyển:
1. Các môn thi và hình thức thi: thi 02 vòng
1.1. Vòng 1, thí sinh đăng ký dự tuyển phải tham dự 04 môn thi sau:

1.1.1. Đối với ngạch chuyên viên nghiệp vụ, ngạch chuyên viên tin học và ngạch kế toán viên:
a. Môn kiến thức chung
- Hình thức thi: Thi viết.
- Thời gian thi: 180 phút;
- Nội dung: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN.

b. Môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: Thi viết 180 phút; thi trắc nghiệm 45 phút.
- Nội dung:
+ Ngạch chuyên viên nghiệp vụ: Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
+ Ngạch kế toán viên: Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
+ Ngạch chuyên viên tin học: Kiến thức chung về công nghệ thông tin, hệ điều hành; lập trình; cơ sở dữ liệu; quản trị mạng và truyền thông;

c. Môn Ngoại ngữ
- Hình thức thi: Thi viết tiếng Anh.
- Thời gian thi 90 phút;

d. Môn Tin học văn phòng
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Thời gian thi: 45 phút.
- Nội dung: Kiến thức về sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là sử dụng Microsoft Office Word và Microsoft Office Excel).

Ghi chú:

Thí sinh đăng ký dự thi ngạch chuyên viên làm công tác tin học được miễn thi môn tin học văn phòng; môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là môn tin học.

1.1.2. Đối với ngạch cán sự văn thư lưu trữ:
a. Môn kiến thức chung
- Hình thức thi: Thi viết.
- Thời gian thi: 120 phút;
- Nội dung: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN.

b. Môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: Thi viết 120 phút; thi trắc nghiệm 30 phút.
- Nội dung: Quản trị văn phòng, công tác văn thư lưu trữ và kỹ thuật soạn thảo văn bản.

c. Môn Ngoại ngữ
- Hình thức thi: Thi viết tiếng Anh.
- Thời gian thi: 60 phút;

d. Môn Tin học văn phòng
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Thời gian thi: 30 phút.
- Nội dung: Kiến thức về sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là sử dụng Microsoft Office Word và Microsoft Office Excel).

1.2. Vòng 2, thí sinh thi phỏng vấn:
Thí sinh có điểm các bài thi của mỗi môn thi vòng 1 (trừ trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng) đạt từ đủ 50 điểm trở lên được tham dự vòng 2 (phỏng vấn).
Nội dung phỏng vấn: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

2. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ và tin học
2.1. Người được miễn thi môn ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

2.2. Người được miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, toán tin trở lên.

3. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển
3.1. Cách tính điểm:
a) Thang điểm: Điểm bài thi viết, trắc nghiệm và phỏng vấn được chấm theo thang điểm 100.
b) Điểm các môn thi được tính như sau:
- Môn kiến thức chung: hệ số 1;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Bài thi viết hệ số 2; bài thi trắc nghiệm hệ số 1.
- Môn ngoại ngữ, tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng điểm.
- Điểm phỏng vấn hệ số 1.

Kết quả điểm thi tuyển = Điểm bài thi môn Kiến thức chung + [Điểm bài thi môn nghiệp vụ (viết) x 2] + Điểm bài thi môn nghiệp vụ (trắc nghiệm) + Điểm phỏng vấn + điểm ưu tiên (nếu có).

3.2.Xác định người trúng tuyển:
Người trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức KBNN năm 2014 phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tham dự đủ hai vòng thi.
b) Có kết quả điểm thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu được tuyển cho từng đơn vị theo từng ngạch công chức cần tuyển dụng.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng cần tuyển dụng, người có điểm thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.
- Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

B. Đối với xét tuyển:

1. Phạm vi, đối tượng xét tuyển:
- Xét tuyển công chức đối với ngạch nhân viên bảo vệ;
- Xét tuyển công chức vào các KBNN đóng trên địa bàn tỉnh miền núi; các huyện biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (địa bàn được hưởng hệ số phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc).

2. Nội dung xét tuyển:
2.1. Xét kết quả học tập của người dự tuyển.
2.2. Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng.

3. Cách tính điểm:
3.1. Đối với ngạch chuyên viên nghiệp vụ, chuyên viên tin học và kế toán viên:


Điểm xét tuyển được tính như sau:
a. Điểm học tập được xác định là điểm bình quân gia quyền kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
b. Điểm tốt nghiệp trong xét tuyển được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1, được xác định như sau:
- Nếu sinh viên được làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp là điểm đồ án, khóa luận tốt nghiệp (điểm luận văn tốt nghiệp, điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp, học phần cuối khóa chuyên ngành).
- Nếu sinh viên không được làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp mà phải thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp thì điểm tốt nghiệp là điểm bình quân gia quyền kết quả các bài thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên ngành.

c. Đối với những người dự tuyển tốt nghiệp các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ, điểm bằng chữ A, B, C, D, F…, điểm học tập và điểm tốt nghiệp được xác định như sau:
- Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ (trên bảng điểm chỉ ghi điểm học tập, không có điểm tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp): điểm học tập và điểm tốt nghiệp được xác định là điểm bình quân gia quyền của điểm các môn học, được quy đổi theo thang điểm 100 nhân hệ số 3 (trong đó được phân ra: nhân hệ số 2 để tính điểm học tập; nhân hệ số 1 để tính điểm tốt nghiệp hoặc điểm luận văn tốt nghiệp);
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm thang điểm 4, thang điểm chữ cách xác định điểm hồ sơ được thực hiện như sau: Vận dụng quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng để tính điểm hồ sơ, khi quy đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm chữ và sang thang điểm 10 thì lấy trung bình cộng của điểm tối thiểu và điểm tối đa làm cơ sở tính điểm hồ sơ, cụ thể như sau:

Thang điểm chữ Thang điểm 4 Thang điểm 10
A (8,5-10)tương đương với 4quy đổi thành 9,25
B (7,0-8,4)tương đương với 3quy đổi thành 7,7
C (5,5-6,9)tương đương với 2quy đổi thành 6,2
D (4,0-5,4)tương đương với 1quy đổi thành 4,7
F (dưới 4)tương đương với 0quy đổi thành 2,0
[TBODY] [/TBODY]
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm chỉ có các điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F và không có điểm theo thang điểm 10, thực hiện quy đổi từ điểm chữ sang thang điểm 10 như sau:
A+ (9,0-10) quy đổi thành 9,50
A (8,5-9,0) quy đổi thành 8,75
B+ (8,0-8,4) quy đổi thành 8,20
B (7,0-7,9) quy đổi thành 7,45
C+ (6,5-6,9) quy đổi thành 6,70
C (5,5-6,4) quy đổi thành 5,95
D+ (5,0-5,4) quy đổi thành 5,2
D (4,0-4,9) quy đổi thành 4,5
F (dưới 4) quy đổi thành 2,00
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm ghi điểm các môn học xuất sắc, tốt, rất khá, khá, đạt, không đạt và không có điểm theo thang điểm 10, thực hiện quy đổi sang thang điểm 10 như sau:
Xuất sắc: quy đổi bằng trung bình của điểm Xuất sắc là 9.5

Tốt: quy đổi bằng trung bình của điểm Giỏi là 8.5

Rất khá: quy đổi bằng trung bình của điểm Khá là 7.5

Khá: quy đổi bằng trung bình của điểm Trung bình khá là 6.5

Đạt: quy đổi bằng trung bình của điểm Trung bình là 5.5

Không đạt: quy đổi bằng trung bình của Yếu là 4.5

- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm ghi điểm bình quân học tập toàn khóa thì không nhất thiết phải thực hiện việc tính lại điểm bình quân học tập mà sử dụng điểm bình quân học tập (nhà trường đã tính) để quy đổi theo thang điểm 100 cho việc tính điểm xét tuyển.

Lưu ý: Không tính vào kết quả điểm học tập và kết quả điểm tốt nghiệp các môn học điều kiện (các môn học không có đơn vị học trình trong bảng điểm).

d. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

đ. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định trên và điểm ưu tiên (nếu có) theo quy định.

e. Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng thì căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định trên.

3.2. Đối với ngạch bảo vệ:

Điểm xét tuyển được tính trên cơ sở điểm hồ sơ, điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm hồ sơ, hệ số 1: Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngạch được tính 100 điểm;

- Điểm phỏng vấn, hệ số 1: Tính theo thang điểm 100;

- Kết quả xét tuyển: Bằng tổng điểm hồ sơ cộng điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên (nếu có).

4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển dụng công chức:

a. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức KBNN phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;

- Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng đơn vị tuyển dụng, từng ngạch tuyển dụng.

b. Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở ngạch cần tuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.

c. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét tuyển lần sau.

III. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG:

Chỉ tiêu tuyển dụng xem chi tiết tại bảng chỉ tiêu đính kèm thông báo này.

IV. TỔ CHỨC TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

1. Thời gian nộp hồ sơ:

Thời gian nhận hồ sơ: Từ 8 giờ 30 phút ngày 03/7/2014 đến 16 giờ 30 phút ngày 11/7/2014. Các trường hợp nộp sau thời gian nói trên đều không hợp lệ.

2. Địa điểm nộp hồ sơ:

Người đăng ký dự tuyển vào KBNN tỉnh nào thì nộp hồ sơ trực tiếp tại KBNN tỉnh đó.

3. Lệ phí đăng ký dự tuyển: 140.000 đồng/thí sinh.

4. Thời gian tổ chức thi tuyển, xét tuyển:

Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển; thông báo thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng; kết quả tuyển dụng sẽ được đăng tải trên website Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn hoặc gửi cho thí sinh theo địa chỉ liên lạc trên phong bì thư mà thí sinh đã nộp.

5. Lưu ý nộp hồ sơ tuyển dụng:
- Chỉ tiếp nhận hồ sơ có đủ điều kiện của ngạch đăng ký dự tuyển và các giấy tờ cần thiết được quy định.
- Thí sinh trực tiếp đến nộp hồ sơ dự tuyển, không tiếp nhận hồ sơ gửi qua đường Bưu điện hoặc người khác nộp thay.
- Mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ dự tuyển (thi tuyển hoặc xét tuyển) vào 01 ngạch công chức tại 01 KBNN tỉnh nơi dự kiến sẽ nhận công tác nếu trúng tuyển. Nếu thí sinh không thực hiện đúng quy định sẽ không được tham gia dự tuyển.
- Không hoàn trả lại hồ sơ và lệ phí dự tuyển mà thí sinh đã nộp;

Mọi chi tiết cụ thể, thí sinh liên hệ với KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc KBNN địa chỉ 32 Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội.

clip_1.gif
Tệp đính kèm: 1. Bang chi tieu tuyen dung cong chuc KBNN nam 2014.TIF
clip_1.gif
Tệp đính kèm: 2. Mau so 1 (Don du tuyen).doc
clip_1.gif
Tệp đính kèm: 3. Mau so 2 (Ban cam ket phuc vu lau dai tai don vi xet tuyen).doc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mọi người cho em hỏi không biết bằng tốt nghiệp tạm thời có được chấp nhận không ạ? Lo quá. Không lại mất công làm những 02 bộ hồ sơ rồi bị trả lại thì nản

Bạn nên ra phòng Tổ chức nhân sự của KBNN bạn định apply hỏi cho cụ thể. Nhưng theo mình bik, Kho bạc làm ăn cứng nhắc lắm nên khả năng nó sẽ yêu cầu bắt buộc phải có bằng chính như trong yêu cầu mà nó đăng lên. Mà mọi người cũng lưu ý là thời điểm nộp là tháng 7 cơ nên xem lúc đó mình đã có bằng chính chưa để xem xét nhé.

Cho mình hỏi nếu t7 nộp hso, mà cuối tháng 6 bằng toeic vs tin học vừa hết hạn luôn thì làm sao, k lẽ fai thi lại?
Thường thì t thấy KBNN xem hồ sơ toàn chú trọng vào sơ yếu lý lịch nên có khả năng nó sẽ chỉ xem điểm của chứng chỉ tiếng Anh của bạn mà bỏ qua phần ngày. Nhưng để chắc chắn thì tốt nhất là bạn nên đi tìm trung tâm dạy nghề nào đó đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh B thì lúc đó ko bị lăng nhằng.

Cho mình hỏi một câu là vòng 1 chỉ cần tất cả các môn trên 50 điểm là được vào vòng 2 rồi à hay phải xếp điểm từ cao xuống thấp, đồng thời tất cả các môn trên 50 điểm mới đc vào vòng 2?
Để sang vòng 2 thì bạn cần điểm tổng các môn thi viết là trên 50.
Còn sau khi thi phỏng vấn xong, nó sẽ cộng thêm điểm phỏng vấn rồi lấy từ cao xuống thấp để chọn lựa cuối cùng.
 
bạn nộp thì cứ nop theo chuyên ngànj của bạn de thi dau vào cái đã. Con thực tế khi đã đậu roi thi ngta sẽ bố téi những vị téi thiéu, đoi khi thi cv nv ma vẫn lam kế toan như thường hà.
hôm qua mình mới hỏi là vậy đó.
mình học chuyên ngành tài chính mà kế toán viên chỉ tuyển kế toán, kiểm toán, ngân hàng nên ko nộp được đúng ko bạn. tỉnh mình ko tuyển vị trí chuyên viên nghiệp vụ. năm 2012 mình vẫn nộp được vị trí kế toán viên mà. năm đó chuyên ngành tuyển rộng lắm, tuy ko nhiều chỉ tiêu bằng năm nay.
 
Bạn nên ra phòng Tổ chức nhân sự của KBNN bạn định apply hỏi cho cụ thể. Nhưng theo mình bik, Kho bạc làm ăn cứng nhắc lắm nên khả năng nó sẽ yêu cầu bắt buộc phải có bằng chính như trong yêu cầu mà nó đăng lên. Mà mọi người cũng lưu ý là thời điểm nộp là tháng 7 cơ nên xem lúc đó mình đã có bằng chính chưa để xem xét nhé.


Thường thì t thấy KBNN xem hồ sơ toàn chú trọng vào sơ yếu lý lịch nên có khả năng nó sẽ chỉ xem điểm của chứng chỉ tiếng Anh của bạn mà bỏ qua phần ngày. Nhưng để chắc chắn thì tốt nhất là bạn nên đi tìm trung tâm dạy nghề nào đó đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh B thì lúc đó ko bị lăng nhằng.


Để sang vòng 2 thì bạn cần điểm tổng các môn thi viết là trên 50.
Còn sau khi thi phỏng vấn xong, nó sẽ cộng thêm điểm phỏng vấn rồi lấy từ cao xuống thấp để chọn lựa cuối cùng.


bạn cho mình hỏi. Như vậy chưa chắc là KBNN đã tiếp nhận bằng tốt nghiệp tạm thời đúng ko?
 
Bạn nên ra phòng Tổ chức nhân sự của KBNN bạn định apply hỏi cho cụ thể. Nhưng theo mình bik, Kho bạc làm ăn cứng nhắc lắm nên khả năng nó sẽ yêu cầu bắt buộc phải có bằng chính như trong yêu cầu mà nó đăng lên. Mà mọi người cũng lưu ý là thời điểm nộp là tháng 7 cơ nên xem lúc đó mình đã có bằng chính chưa để xem xét nhé.


Thường thì t thấy KBNN xem hồ sơ toàn chú trọng vào sơ yếu lý lịch nên có khả năng nó sẽ chỉ xem điểm của chứng chỉ tiếng Anh của bạn mà bỏ qua phần ngày. Nhưng để chắc chắn thì tốt nhất là bạn nên đi tìm trung tâm dạy nghề nào đó đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh B thì lúc đó ko bị lăng nhằng.


Để sang vòng 2 thì bạn cần điểm tổng các môn thi viết là trên 50.
Còn sau khi thi phỏng vấn xong, nó sẽ cộng thêm điểm phỏng vấn rồi lấy từ cao xuống thấp để chọn lựa cuối cùng.
a/c cho em hỏi cái là em không ở HN nhưng nếu nộp ở Hà Nội vị trí CV Nghiệp Vụ có được không ạ? Hay là phải có hộ khẩu thường trú ở HN thì mới được nộp?
 
Ad cho em hỏi là các giấy tờ bản chụp nghĩa là sao ạ? là scan hay photo công chứng?
 
bạn cho mình hỏi. Như vậy chưa chắc là KBNN đã tiếp nhận bằng tốt nghiệp tạm thời đúng ko?
chắc là thế bạn ạ. nhưng bạn nên ra KBNN mà bạn muôn apply để hỏi lại cho chắc chắn vì bik đâu tùy chi nhánh thì nó linh động

a/c cho em hỏi cái là em không ở HN nhưng nếu nộp ở Hà Nội vị trí CV Nghiệp Vụ có được không ạ? Hay là phải có hộ khẩu thường trú ở HN thì mới được nộp?
Cái này thì mình ko bik chắc, nhưng ko có quy định bắt buộc chỉ đc thi vào tỉnh mà mình có hộ khẩu thường trú nên chắc bạn vẫn đăng ký đc đấy. Nó chỉ yêu cầu nộp tỉnh nào thì bắt buộc phải tự mình đến tận nơi nộp thôi.

Ad cho em hỏi là các giấy tờ bản chụp nghĩa là sao ạ? là scan hay photo công chứng?
Tất cả các bản sao bằng, chứng chỉ hay giấy khai sinh thì phải là photo công chứng bạn ạ. Nhà nước nó xét hồ sơ kĩ về mặt thủ tục hành chính lắm.
 
Back
Bên trên