Giàu nhờ nghề tín dụng ???????

virgo lavender

Verified Banker
[FONT=times new roman,times]Nghề tín dụng từ xưa đến nay đều được mọi người đánh giá là nghề dễ kiếm tiền, mau giàu và là nghề có địa vị trong xã hội. Hầu như ai làm nghề tín dụng thì cũng đều được cho là khá giả, có lương có lậu hậu hĩnh. Sự thực như thế nào.
[/FONT][FONT=times new roman,times]KHÔNG NGHÈO.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Đúng, chính xác là làm tín dụng chưa chắc giàu, nhưng chắc chắn là không nghèo. Vì để vào được nghề này một cách đường hoàng (ko đi ngõ sau) thì[/FONT][FONT=times new roman,times] bạn phải có trình độ đại học[/FONT][FONT=times new roman,times] ở một ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế. Và tất nhiên với tấm bằng đại học trong tay thì mức lương của nhân viên tín dụng chắc chắn phải tương xứng với công sức mà người ta đã bỏ ra học hơn 4 năm trời. Do đó, thực tế lương của một nhân viên tín dụng so với bạn bè mới ra trường thì cũng thuộc hàng từ trung bình trở lên.[/FONT]

money.jpg

Làm tín dụng đòi hỏi có nghiệp vụ chuyên môn
nên mức thu nhập khá tương xứng
[FONT=times new roman,times]Hoặc có người chuyển từ nghiệp vụ khác sang, có người thì từ kế toán, người từ IT, người từ sale sản phẩm tài chính, ... thì khi chuyển chức danh họ cũng đã có một nền tảng kiến thức, cộng với một ít thâm niên kinh nghiệm, nên mức lương họ hưởng cũng không phải là thấp.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Và để hoàn thành nhiệm vụ của một nhân viên tín dụng, thì mức lương bạn hưởng hoàn toàn đủ trang trả cho các chi phí công việc và sẽ dôi ra một phần kha khá nếu bạn là người cần kiệm.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]KHÔNG GIÀU.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Làm tín dụng không thể giàu được, vì dù sao thì bạn cũng chỉ là một nhân viên văn phòng, làm công ngày 8 tiếng, và hưởng lương theo một chế độ chung của toàn Ngân hàng. Các chính sách lương thưởng cũng khá giới hạn, thậm chí còn tùy tình hình kinh doanh của đơn vị bạn đang làm.[/FONT]

poor.jpg

Nhưng mức thu nhập từ công việc cũng không thể làm giàu
[FONT=times new roman,times]Làm tín dụng thi thoảng cũng được khách hàng bồi dưỡng, vì thói quen của người VN mình là thích cho tiền để tạo sự thân thiện. Nên hiểu việc bồi dưỡng ở đây như là một hành vi thể hiện sự cám ơn đối với người giúp mình, hoàn toàn khác với việc lợi dụng quyền để thực hiện tham nhũng, hối lộ, ra giá, ... Việc bồi dưỡng trên cũng tùy khách hàng, có người rộng tay, cũng có người rất ư là ki bo. Tuy nhiên để đánh giá một cách công bằng, việc xã giao hay bồi dưỡng chút ít cũng là hành vi bình thường nhằm tạo mối quan hệ lâu dài, vui vẻ trong công việc. [/FONT]

[FONT=times new roman,times]Do đó, một anh nhân viên tín dụng thông thường thì cũng chỉ đơn thuần là một nhân viên văn phòng, hưởng lương từ một đơn vị và chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của đơn vị đó. Do đó việc dành dụm để tích góp làm giàu thì là một chuyện khá xa vời.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]VẬY GIÀU DO ĐÂU ?[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Nếu chỉ dừng bài viết ở đoạn trên, e có người không phục, vì thực tế những người làm tin dụng không giàu cũng ... khá giả. Vậy đâu là nguyên nhân.[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Yếu tố tích cực:[/FONT]

  • [FONT=times new roman,times] Học lóm nghề: Làm tín dụng có một cái rất hay mà không nghề nào có, đó là biết được nhiều ngành nghề kinh doanh trong xã hội. Khi cho vay một khách hàng, họ sẽ không ngại ngần cung cấp tất cả thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của họ, từ đầu vào (nguồn hàng, chi phí, ...) đến quy trình sản xuất kinh doanh (công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành, nhân công, ...) và đến đầu ra (nơi tiêu thụ, giá cả tiêu thụ, phương thức giao hàng thanh toán, ...). Nói chung là để khách hàng vay được tiền, họ buộc phải cho bạn biết tất cả thông tin đó, thậm chí cho biết một cách nhiệt tình, sẵn sàng cung cấp cho bạn các hồ sơ, chứng từ, hợp đồng, quy trình, ...chỉ với mục đích khẳng định họ sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Mặt khác, một nhân viên tín dụng phải ngồi phân tích kỹ từng ngành nghề, các yếu tố rủi ro của khách hàng để có thể quyết định cho vay hay không, vì vậy việc phân tích giúp nhân viên tín dụng có nhiều thông tin, cơ hội biết đến ngành nghề đó. Do đó, không ít nhân viên tín dụng từ kiến thực học được của khách hàng mà có thể bỏ vốn ra kinh doanh riêng, từ đó có thể làm giàu bằng chính công sức của mình.[/FONT]

steal%20idea.jpg

Làm tín dụng có cơ hội học được nhiều ngành nghề


  • [FONT=times new roman,times]Khả năng vay vốn: Làm tín dụng là nghề tính toán để cho người khác vay vốn, do đó họ có thừa khả năng để vay vốn cho chính mình. Trong nền kinh tế hiện nay, không ít cơ hội chỉ cần có vốn trong tay thì bạn hoàn toàn có thể làm giàu nhanh chóng, ví dụ như đợt chứng khoán nóng cuối năm 2007, đợt BĐS tăng năm 2008, đợt vàng biến động năm 2010, ... và hàng ngàn cơ hội khác. Do đó chỉ cần có thông tin, quan hệ, và vốn thì với đòn bẩy tài chính từ vốn vay bạn hoàn toàn có thể làm giàu nhanh hơn người khác gắp trăm lần. Tuy nhiên đây là con dao 2 lưỡi, có thể giúp bạn làm giàu nhanh thì cũng có thể làm bạn nợ nần một khoản tiền lớn. Yếu tố giàu hay nghèo phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của mỗi người.[/FONT]


[FONT=times new roman,times]Yếu tố tiêu cực:[/FONT]


  • [FONT=times new roman,times]Hối lộ:[/FONT][FONT=times new roman,times] Không ít nhân viên tín dụng ra giá đối với khách hàng vay, thậm chí đây còn là quy luật muôn thuở của nghề này, không chỉ ở VN mà còn ở hầu hết các quốc gia khác. Lý do là nhiều trường hợp KH không đủ chứng từ cho việc vay vốn, hoặc có người bị nợ xấu không thể vay lại, hoặc nhiều trường hợp chỉ để vay nhanh hơn, ...Và với các lý do đó, nhân viên tín dụng chỉ cần linh hoạt, cộng với sự hỗ trợ từ cấp trên, thì trong vòng 1 năm bạn hoàn toàn có thể mua được 1 căn nhà. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là một kết quả màu hồng đối với các nhân viên tín dụng, không ít anh đã phải hầu tòa vì tội này, nguyên nhân là do chính khách hàng của anh kiện, hoặc do hồ sơ đó bị nợ xấu, phanh phui ra việc hối lộ, dẫn đến đi tù, bán nhà bán cửa để được an toàn. Bởi vì thông thường các hồ sơ có mức “phí” càng cao, thì càng rủi ro, nếu chỉ nhìn đến cái lợi trước mắt mà bỏ qua các rủi ro thì hậu quả luôn là một kết cục khá bi thảm với các nhân viên tín dụng.[/FONT]

jail.jpg

Hành vi làm giá có thể giúp bạn mau giàu, nhưng đó là con dao 2 lưỡi

[FONT=times new roman,times] [/FONT][FONT=times new roman,times]Tuy nhiên, nghề nào cũng có mặt trái của nó, sức ép của cuộc sống đã ảnh hưởng đến nếp sống và văn hóa làm việc của mỗi nghề. Chính vì vậy việc có tích cực hay tiêu cực trong mỗi nghề cũng là chuyện bình thường. Nhưng với sự phát triển của xã hội, của các nền kinh tế lớn, thì dần dần các yếu tố tích cực sẽ bị loại trừ. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và học hỏi từ các nền tài chính phát triển, nên có thể chỉ sau vài năm nữa, các nhân viên tín dụng giàu chỉ còn là những người năng động, có năng lực thực sự và có kiến thức.[/FONT]

[FONT=times new roman,times][/FONT]
[FONT=times new roman,times]( sưu tầm )
[/FONT]
 
Các bác lại mơ rồi, lương, thưởng cả chục tháng cũng không đủ mua 1 cm2 đất sài gòn, giàu là đủ ăn đủ sống, mua sắm lặt vặt, chứ không đủ lo cho chổ ở
 
bài viết hay, phản ánh đúng 2 mặt làm giàu của xã hội hiện nay. Ngày nay, nếu bạn quanh năm suốt tháng chỉ là nhân viên làm công ăn lương thì bạn chẳng bao giờ giàu hay thậm chí tìm được cho mình một ngôi nhà( ngay cả lương Bộ trưởng phải đến 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp kia mà). Muốn làm giàu ở xã hội hiện nay thì chỉ có 2 con đường : 1.kinh doanh: bạn tìm thấy cơ hội đầu tư và bạn biết nắm bắt cơ hội ấy để làm giàu. 2.lợi dụng quyền hạn của mình để kiếm tiền và đáng buồn thay đây là con đường được nhiều người lựa chọn, khi nói chuyện với những nhóm bạn của tôi, tôi ít khi nào nghe thấy những câu chuyện mang tính kinh doanh mà chủ yếu là những ngành nghề tạo ra cho họ cơ hội để "ăn" tiền của thiên hạ, và thực tế thì đúng là như vậy, tôi biết, các nhóm bạn của tôi biết và các bạn cũng biết thì chắc chắn những cơ quan chức năng cũng biết, thế nhưng mọi chuyện cứ diễn ra cứ như không ai biết.
 
nếu có một lượng khách ổn định thi nghề tín dụng cũng không phải là thấp
tùy thuộc nhiều yếu tố nhưng chung quy lại đồng tiền có được phù hợp với công sức bỏ ra + chi phí cơ hội cho 4 năm đại học + trình độ + kinh nghiệm
- còn lương cao hay thấp mà cứ so sánh thì biết so sánh đên bao giờ ,cứ thây lương cao mà so bì thì khi được làm mới thấy tiền nào của nấy ><
 
>:) tóm lại là làm tín dụng có cơ hội giàu cao hơn những nghề khác
 
làm nghề nào ăn nghề nấy thôi bạn ơi. Cô bạn mẹ mình làm bên VCB có nói rằng" người rong ngành cô khuyên con đừng ham hố đâm đầu vô ín dụng làm j mệt mỏi lắm, cứ bảo là ăn % đấy, cứ ăn đi nhưng rồi nôn ra ko kịp đâu" toàn nợ xấu như thế mà cứ cho vay, đến hạn nga ko trả đc đừng hòng đòi đc nó. Bảo là thế chấp nhà vay à, tới lúc tịch thu nhà nhưng nó cứ ở lì đấy làm j đc nhau nào. Kể ttoanfc chuyện ng thật việc thật có gia đình vay mấy tỉ kinh doanh đồ điện, h ko làm ăn đc, nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm cho hồ sơ đó giải ngân ngày nào cũng phải trực ở cửa hàng đó, mỗi ngày bán đc vài triệu đem về, trong khi nợ gốc là mấy tỉ, còn lãi nữa, thu hồi tới bh đây................
 
cái này gọi là sinh nghề tử nghiệp . Không giàu nhưng có thể không càu nhàu.Áp lực cao cơ mà ! Đâu phải cái gì cũng dễ dàng ! Cái gì suất sinh lời cao thì rủi ro cũng cao mà !
 
mỗi ngành có cái đặc thù riêng thôi. Làm liều thì lấy tiền % đấy mua lịch về mà bóc :D khôn ngoan ko lại với zời :))
 
1 phần cũng do áp lực công việc buộc phải làm vậy thôi...ở trên cứ đưa ra chỉ tiêu, ở dưới thì ôm gối mà chạy
 
Back
Bên trên