Chen ăn buffet miễn phí: Người ngoại tỉnh là chủ yếu?

buitrangnam

Senior Advisor
Đã có rất nhiều độc giả xưng là người Hà Nội gốc phẫn nộ, không đồng tình với việc nhận xét nét thanh lịch của người Tràng An, thông qua sự việc hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy để được ăn miễn phí tại một nhà hàng trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) ngày 24/10.

>>>Ảnh xô đẩy ăn sushi miễn phí ở Hà Nội gây sốc cộng đồng

"Người chen chúc vào ăn, chủ yếu là dân ngoại tỉnh"


Trong khi độc giả Nguyễn Thế lên tiếng: "Thật đáng xấu hổ khi xem cảnh này, do quá thèm thuồng món này hay là quá đói khát. Hơn nữa họ là dân thành thị".

Thì độc giả Bùi Quang Huy lại không đồng tình: "Làm gì có người Hà Nội toàn dân ngoại tỉnh nhập khẩu vào Hà Nội đứng xếp hàng, làm cho mất hết hình ảnh thanh lịch".

Cùng chung ý kiến, bạn An Thái lập luận: "Mình thì thắc mắc trong hơn 1000 người chen chúc vào ăn thì liệu có bao nhiêu người là người Hà Nội gốc, chắc chắn không đến 10 người. Đừng có lôi văn hóa của cả một vùng đất ra chê bai này kia, việc này diễn ra tại Hà Nội nhưng không hẳn là họ là lực lượng chủ yếu trong đám đông. Đừng lên tiếng chê bai cả 1 vùng đất vẫn đang là mơ ước của rất nhiều người".

Cảnh chen chúc xô đẩy khi vào bên trong nhà hàng
Có rất nhiều ý kiến độc giả đồng tình với nhận định, chủ yếu là người ngoại tỉnh chứ không có dân Hà Nội. Bạn Nuidoi bình luận: "Tôi nghĩ rằng những người Hà Nội gốc sẽ không bao giờ như thế này. Đối với họ sự thanh tao và nề nếp đã ăn sâu vào sự giáo dục của gia đình từ khi còn nhỏ. Hà nội bây giờ không phải là đất của dân Hà thành từ lâu rồi, may lắm chỉ có một số ít ở các phố cổ. Cuộc sống của họ không xô bồ, cách sống của họ tạo nên một sự khác biệt".

Không những vậy có ý kiến còn cho rằng không thể nói là những người đang sống tại thủ đô là văn hóa Tràng An như mọi người quan niệm theo kiêu đánh đồng. Dân ngụ cư từ nơi khác đến rất nhiều do nhiều lý do và họ mang theo cách sống các vùng miền đến Hà nội tạo nên một kiểu văn hóa mới. Làm sao mà hiểu được văn hóa người Tràng An.

Bạn Lê Dân đưa ra quan điểm: "Bây giờ còn rất ít người Hà Nội, nhưng người sống ở Hà Nội thì rất nhiều nên từ cách giao tiếp, ứng xử đến việc không chấp hành luật giao thông, đi xe máy thậm chí là lái ô tô đi song song, dừng đỗ giữa đường mở kính nói chuyện như cưỡi trâu trên đồng cỏ, vượt đèn đỏ như ko có đèn, còn chuyện tham ăn và ăn uống xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể".

Nên độc giả có tên Người Hà nội nhắn nhủ: "Trong này không có một người dân Hà nội chính gốc nào cả. Dân Hà nội chính cống mời còn chưa chắc thèm đi, chứ đừng bảo ăn miễn phí. Dân tỉnh lẻ quá bất lịch sự. Trong 50-60 năm qua mà đặc biệt là trong 20 năm trở lại đây, dân từ các tỉnh đổ về ào ạt như nước lũ mang theo văn hóa vùng miền của họ đã làm hen ố vùng đất 1000 năm văn hiến. Người Hà Nội hiện giờ chác chỉ còn khoảng 1 triệu người. Vậy 4-5 triệu người kia từ đâu đến vậy".

Đừng so sánh khập khiễng giữa người Việt và người Tây

Trong khi đó, nhiều độc giả lên tiếng khi đem so sánh những hình ảnh người Việt với người Tây, bạn Hoàng Nam chia sẻ: "Nhìn người Nhật bản họ đến Việt Nam đi đứng, ăn uống thì biết. Người phương tây cũng thế, trông họ sạch sẽ, đi đứng khoan thai, thoáng thoáng thế nào, chứ người Việt ra đường thực sự cứ thấy bẩn bẩn, vội vội vàng vàng".

Không nên nói về văn hóa phương Tây và Việt Nam
Bạn Văn Thành Nhân thì lí giải hiện tượng theo hướng nền tảng giáo dục: "Đừng nói người Nhật hay phương Tây họ lịch sự, văn minh, đơn giản vì họ đã được giáo dục từ lúc còn bé là phải hành xử như thế rồi, nên dần thành thói quen. Còn những hình trên là hậu quả của cái nền giáo dục chỉ chạy theo thành tích, không quan tâm đến rèn luyện đạo đức, nhân phẩm cho con người.

Có nhiều ý kiến đồng tình không nên đổ thừa cho văn hoá ngoại lai, Hồng Kông Singapore cũng bị ngoại bang cai trị hàng trăm năm mà họ vẫn văn minh lịch sự. Đây hoàn toàn là một ý thức hệ từ nhỏ đến ngày hôm nay họ mới thể hiện. Những nam nữ thanh niên 19 - 20 tuổi chứ đâu phải con nít.

Độc giả Ba Phi cũng đưa ra quan điểm do sinh viên vất vả không có đồ ăn: "Chẳng qua là vì cuộc sống của người Việt Nam mình còn khó khăn quá nên mới có những hình ảnh không được đẹp mắt như trên. Theo tôi đoán thì có lẽ đa số những người đến ăn đều là các bạn sinh viên, mà đã là sinh viên thì chắc các bạn cũng đoán được cuộc sống của họ vất vả như thế nào rồi".

Bạn Hoàng Minh chua xót: "Toàn những kẻ rảnh rổi, bon chen, xô đẩy nhau chỉ vì miếng ăn giữa thời buổi xã hội văn minh chứ đâu phải năm 1945".


Theo Thái Linh (Đất Việt)
 
chính tất cả cái tư tưởng trên đây là 1 phần nguyên nhân gây ra cảnh tượng đó
 
haizzzz. nhìn và đọc mà buồn ! Cá nhân mình thì có một việc mĩnh sẽ ko làm và ko bgio làm là chen chúc nhau để ăn! dù là quan bình dân hay nhà hàng sang trọng !
 
Bó tay,không hiểu những người này nghĩ gì. Đừng đổ cho sự nghèo đói hay ngoại tỉnh, gốc gác, đây là do ý thức, nền tảng giáo dục từ bé. Rất nhiều người chưa ăn mấy cái này bao giờ, nhiều bạn sinh viên sống vất vả... nhưng để bon chen xô đẩy nhau giành lấy miếng ăn miễn phí thì họ không làm được, cà nhiều người khá giả cũng vẫn chen cho kỳ được, thậm chí chửi nhau để được suất ăn, lầy thừa phần ăn... Lòng tự trọng của họ vứt đi đâu hết rồi1
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,643
Thành viên mới nhất
byker159
Back
Bên trên