Cách tính chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ?

kieuminhbanghn

Thành viên
Có một bài tập thế này nhờ mọi người giải giúp nhé:
Công ty A chuyên mua vải về gia công và xuất bán cho các công ty thương mại trong nước. Theo hợp đồng cung cấp vải nguyên liệu cho công ty thì ngay khi ký hợp đồng công ty phải thanh toán cho bên bán 30% giá trị hợp đồng, 15 ngày sau đó công ty nhận vải và thanh toán số tiền còn lại. Công ty sản xuất theo dây chuyền công nghệ và hoàn thành lô hàng trong vòng 45 ngày.Theo hợp đồng bán đã ký, bên mua sẽ thanh toán cho công ty 50% giá trị bán ngay khi nhận hàng, 50% còn lại được trả chậm trong vòng 30 ngày.
Yêu cầu: Phân tích các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ, từ đó xác định thời hạn cho vay tối đa nếu NH chấp nhận tài trợ cho công ty theo phương thức cho vay từng lần.
Theo ý kiến của mình thì chu kỳ kinh doanh gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Mua hàng, giai đoạn này tính từ khi kí hợp đồng cho đến khi nhận được NVL, kéo dài 15 ngày.
+ Giai đoạn 2: Dự trữ và sản xuất, giai đoạn này tính từ khi công ty nhận được vải cho đến khi sản xuất xong lô hàng, vậy giai đoạn này kéo dài 45 ngày.
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn bán hàng và thu tiền, giai đoạn này kéo dài 30 ngày từ khi công ty sản xuất xong sản phẩm cho đến khi công ty thu hết tiền bán hàng.
=> Chu kỳ kinh doanh: 15+45+30=90 ngày.
Còn chu kỳ ngân quỹ=Chu kỳ kinh doanh - giai đoạn phải trả người bán, nhưng giai đoạn đầu theo mình là công ty ứng tiền để mua hàng nên giai đoạn này không phải là giai đoạn phải trả người bán. Vì vậy chu kỳ ngân quỹ = chu kỳ kinh doanh = 90 ngày.
Không biết ý kiến của mình có đúng không, ai biết chỉ bảo với, nhân tiện có thể làm trọn vẹn bài này thì rất cảm ơn.
 
Chu kỳ kinh doanh bao gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là giai đoạn tồn kho.
Giai đoạn 2 là giai đoạn thu tiền bán hàng.
Chu kỳ ngân quỹ là chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp hay chu kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở chu kỳ kinh doanh trù thời gian chiếm dụng vốn người bán ( tức thời gian trả tiền)
Thời gian tồn kho phải tính từ lúc hàng thực nhập vào kho bởi chỉ tiêu này bằng tồn kho trung bình/GVHB trung bình.
Phải lưu ý là tiền đã được trả trước mới được nhận hàng, như vậy chẳng những công ty ko thể chiếm dụng vốn mà còn phải úng trước tiền. Có nghĩa chu kỳ ngân quỹ đã lớn hơn chu kỳ kinh doanh.
Kỳ thu tiền bình quân tính cho cho toàn bộ doanh thu = kỹ htu tiền bình quân tính cho daonh thu bán chịu * tỷ lệ doanh thu bán chịu
Kỳ trả tiền bình quân tính cho doanh số mua chịu= bằng kỳ trả tiền bình quân tính cho daonh số mua chiụ* tỷ lệ doanh số mua chịu.
Như vậy
Chu kỳ kinh doanh của công ty = 45 ngày + 50% *30 ngày= 60 ngày
Chu kỳ ngân quỹ của công ty = 60 ngày - ( -15*30%+0*70%)=64,5 ngày ~ 65 ngày.
Thời hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài việc phụ thuộc vào chu kỳ ngân quỹ còn phụ thuộc vào độ rủi ro của doanh nghiệp đó và các yếu tố khác.
Ở đây, dựa vào chu kỳ ngân quỹ và nghiệp vụ mua hàng tồn kho, phương pháp cho vay từng lần, ngân hàng có thể tài trợ thời hạn tối đa cho khoảng vaybangwfg với chu kỳ ngân quỹ hoặc không tùy thuộc vào luồng tiền theo dự tính.
Theo mình nghĩ là vậy, nếu có sai mong bạn thông cảm vì mình chỉ chuẩn bị học về nghiệp vụ này trong năm sau thôi.
Đây là cách tính chu kỳ ngân quỹ theo môn phân tích tài chính doanh nghiệp!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ý kiến của bạn haidang713 cũng có lý. Nhưng mình nghĩ chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ không tính đến thời gian trung bình của mỗi giai đoạn mà là tính tổng thời gian của mỗi giai đoạn. Như vậy
Chu kỳ kd=45+30=75 ngày
Chu kỳ ngân quỹ= 75+15=90 ngày vì vậy thời hạn cho vay tối đa căn cứ vào chu kỳ ngân quỹ là 90 ngày.
Còn bạn nào biết vào cho ý kiến thảo luận nhé
 
Mình đồng ý với bài giải của bạn haidang713, theo mình được biết thì chu kỳ hoạt động sẽ bao gồm 2 giai đoạn:
- giai đoạn tồn kho: từ khi có hàng tồn kho đến khi bán hàng tồn kho. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần mua NVL, thời gian sx, khoảng cách và quy mô các lần tiêu thụ sản phẩm...
- giai đoạn khoản phải thu: từ khi bán hàng tồn kho đến khi thu được tiền bán hàng. Giai đoạn này dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào thời gian bán chịu (thời gian trả chậm) và tỷ trọng bán chịu so với doanh số bán.
Chu kỳ ngân quỹ = chu kỳ hoạt động - giai đoạn phải trả người bán
- giai đoạn phải trả người bán: từ khi mua NVL đến khi phải trả tiền. Giai đoạn này dài hay ngắn cũng phụ thuộc vào thời gian mua chịu và tỷ trọng mua chịu trong doanh số mua chịu.
Thời hạn cho vay sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dự báo lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ, mức độ rủi ro của dn. Tuy nhiên mức thời gian cho vay tối đa sẽ bằng chu kỳ ngân quỹ.
 
Ý kiến của bạn haidang713 cũng có lý. Nhưng mình nghĩ chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ không tính đến thời gian trung bình của mỗi giai đoạn mà là tính tổng thời gian của mỗi giai đoạn. Như vậy
Chu kỳ kd=45+30=75 ngày
Chu kỳ ngân quỹ= 75+15=90 ngày vì vậy thời hạn cho vay tối đa căn cứ vào chu kỳ ngân quỹ là 90 ngày.
Còn bạn nào biết vào cho ý kiến thảo luận nhé

Mình đồng ý với ý kiến này của bạn.
Chu kỳ kd tính từ lúc hàng hóa nhập kho đến khi thu hết tiền bán hàng = 45 + 30 = 75 ngày.
Chu kỳ ngân quỹ tính từ lúc bắt đầu trả tiền hàng đến lúc thu hết tiền bán hàng = 15 + 45 + 30 = 90 ngày.
Thời hạn cho vay tối đa 90 ngày.
 
Bạn tính như vậy là ko tận dụng được vốn lưu động đâu. Đề họ không ngẫu nhiên cho bạn mấy cái tỷ lệ % chỉ để nhìn chơi vậy.
Tham khảo 1 số giáo trình về phân tích tài chính doanh nghiệp thử.
 
Về phần tính số ngày giai đoạn mua hàng, doanh nghiệp phải trả ngay 30% và được trả chậm 70%,
Mình nghĩ là sẽ lấy 15 ngày x 70% + 0 x 30% chứ không phải như bên trên
Nếu mà doanh nghiệp được trả chậm 100% thì số ngày trả chậm sẽ là 15*100% = 15 ngày mà :)
Rất mong nhận được phản hồi :)
 
Về phần tính số ngày giai đoạn mua hàng, doanh nghiệp phải trả ngay 30% và được trả chậm 70%,
Mình nghĩ là sẽ lấy 15 ngày x 70% + 0 x 30% chứ không phải như bên trên
Nếu mà doanh nghiệp được trả chậm 100% thì số ngày trả chậm sẽ là 15*100% = 15 ngày mà :)
Rất mong nhận được phản hồi :)

Theo mình học thì phần bạn nói là thời hạn tín dụng trung bình (thời hạn sử dụng vốn thực sự của doanh nghiệp). Thời hạn tín dụng trung bình không phải là thời hạn cho vay, thường nó nhỏ hơn thời hạn cho vay.
Chu kỳ ngân quỹ thì tính từ lúc bắt đầu phải chi trả tiền đến lúc thu được hết tiền, = 90 ngày là đúng.

Cho mình hỏi chu kỳ ngân quỹ là thời hạn cho vay tối đa có đúng không vậy?
 
Chu kỳ kinh doanh bao gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là giai đoạn tồn kho.
Giai đoạn 2 là giai đoạn thu tiền bán hàng.
Chu kỳ ngân quỹ là chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp hay chu kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở chu kỳ kinh doanh trù thời gian chiếm dụng vốn người bán ( tức thời gian trả tiền)
Thời gian tồn kho phải tính từ lúc hàng thực nhập vào kho bởi chỉ tiêu này bằng tồn kho trung bình/GVHB trung bình.
Phải lưu ý là tiền đã được trả trước mới được nhận hàng, như vậy chẳng những công ty ko thể chiếm dụng vốn mà còn phải úng trước tiền. Có nghĩa chu kỳ ngân quỹ đã lớn hơn chu kỳ kinh doanh.
Kỳ thu tiền bình quân tính cho cho toàn bộ doanh thu = kỹ htu tiền bình quân tính cho daonh thu bán chịu * tỷ lệ doanh thu bán chịu
Kỳ trả tiền bình quân tính cho doanh số mua chịu= bằng kỳ trả tiền bình quân tính cho daonh số mua chiụ* tỷ lệ doanh số mua chịu.
Như vậy
Chu kỳ kinh doanh của công ty = 45 ngày + 50% *30 ngày= 60 ngày
Chu kỳ ngân quỹ của công ty = 60 ngày - ( -15*30%+0*70%)=64,5 ngày ~ 65 ngày.
Thời hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài việc phụ thuộc vào chu kỳ ngân quỹ còn phụ thuộc vào độ rủi ro của doanh nghiệp đó.
Ở đây, dựa vào chu kỳ ngân quỹ và nghiệp vụ mua hàng tồn kho, phương pháp cho vay từng lần, ngân hàng có thể tài trợ thời hạn tối đa cho khoảng vaybangwfg với chu kỳ ngân quỹ là 65 ngày.
Theo mình nghĩ là vậy, nếu có sai mong bạn thông cảm vì mình chỉ chuẩn bị học về nghiệp vụ này trong năm sau thôi.
Vũ Anh Khoa
Đại học ngân hàng tphcm.
Trả lời quá chuẩn rồi mà, em chưa học mà trả lời được như vậy rồi ah', nói vậy chắc em khóa 25 hả!
 
Chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp:
Vốn của các DN dưới dạng ngân quỹ có chu kỳ hoạt động được chia ra:
• Chu kỳ hoạt động: từ khi mua nguyên liệu đến khi thu được tiền bán hàng. Được chia ra:
Giai đoạn tồn kho: Từ khi mua hàng tồn kho đến khi bán hàng tồn kho.
Giai đoạn thực hiện khoản phải thu: từ khi bán tồn kho cho đến khi thu được tiền bán hàng.
• Chu kỳ ngân quỹ: = chu kỳ hoạt động - giai đoạn phải trả người bán.
Giai đoạn phải trả người bán: từ khi mua nguyên vật liệu đến khi phải trả tiền.


Giai đoạn tồn kho = 60 ngày (15+45)
Giai đoạn thực hiện khoản phải thu = 30 ngày
Gai đoạn phải trả người bán = 15 ngày
Vậy: chu kỳ ngân quỹ = (60+30)-15 = 75 ngày
Thời hạn cho vay là 75 ngày. Vì DN khi ký hợp đồng thì thanh toán trước 30% và chờ đến 15 ngày sau mới thanh toán số còn lại (70%). Nếu Ngân hàng nhận tại trợ thì sẽ cho DN vay để trả số 70% còn lại đó.
Thời hạn cho vay bằng chu kỳ ngân quỹ khi ngân hàng cho vay ở đầu kỳ ngân quỹ và thu nợ ở cuối kỳ ngân quỹ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên