Cách kiểm tra tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ ???

Mình cũng có thắc mắc về tài sản đảm bảo Quyền đòi nợ như sau, các bạn tư vấn giúp nhé.
giả sử ngày 1/8/2013 Cty A ký hợp đồng kinh tế bán hàng cho Cty B và giao hàng vào ngày 20/8/2013 và giao hóa đơn VAT. Sau đó đến ngày 10/9/2013 Cty B sẽ thanh toán tiền. Nếu ngân hàng nhận thế chấp quyền đòi nợ này làm TSĐB thì sẽ giải ngân vào ngày 1/8/2013, thời gian 1 khế ước nhận nợ là 6 tháng. Như vậy làm cách nào để quản lý được quyền đòi nợ này, ngân hàng có quyền thu nợ trước hạn không?
 
Việc cho vay theo quyền đòi nợ đề cao tính quản lý theo dòng tiền (tiền về đến đâu thu nợ đến đó - tránh trường hợp KH có tiền nhàn rỗi sử dụng vào mục đích khác - hoặc nếu cho vay theo phương án của bạn để quản lý được tốt nhất là khi tiền về NH phong tỏa tài khoản hoặc cho KH chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm và yêu cầu ký phong tỏa để bảo đảm.
Về thời hạn cho vay là thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay trên cơ sở thẩm định lại hồ sơ do bên vay cung cấp, do đó việc thu nợ trước hạn không có vấn đề gì? Ngoài ra còn đảm bảo được khả năng quản lý dòng tiền của DN
Rất khó có thể phê duyệt trường hợp như bạn nói - hợp đồng thực hiện 1 tháng cho vay 6 tháng
 
Mọi người đã ai từng nhận thế chấp quyền đòi nợ chưa? Nếu rồi, thì cách kiểm tra định kỳ, kiểm tra những nội dung gì của tài sản này nhỉ? Nếu là chuyên viên tín dụng kiểm tra khách hàng thì kiểm tra gì? nếu là Kiểm toán nội bộ kiểm tra Chuyên viên tín dụng thì kiểm tra những nội dung gì? Bà con cô bác giúp với!!

Thực ra việc cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ không khác gì cho vay không có tài sản bảo đảm. Chủ yếu dựa trên uy tín của bên vay vốn với bên cho vay, uy tín trong vấn đề thanh toán của bạn hàng, đối tác của bên vay
Về Hình thức kiểm tra khách hàng theo mình thì cũng thực hiện như đối với các KH thông thường thôi: bao gồm kiểm tra thực tế kết hợp kiểm tra tính tuân thủ điều kiện phê duyệt về cho vay
Đối với nhân viên tín dụng cần kiểm tra lại vấn đề về quyền đòi nợ này như:
+ QĐN đã được bảo đảm nghĩa vụ tài chính khác hay chưa?
+ QĐN có phát sinh tranh chấp với tổ chức cá nhân khác?
+ Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng
+ Nguồn trả nợ từ NSNN
+ Phát sinh từ các hợp đồng: Bị vô hiệu theo quy định của pháp luật; hình thức mua bán là hàng hóa ký gửi; đơn vị thành viên của 1 DN hoặc tổ chức; ...
Kiểm tra thực tế: Cùng với KH thực hiện đối chiếu công nợ (cái này thông thường sẽ rất khó), kiểm tra tài khoản 131, kết hợp với KH thực hiện bàn giao hàng hóa (đối với DN thương mại), xây lắp thì kiểm tra tiến độ - khối lượng công trình thực hiện, đối với sản xuất cần kiểm tra lô hàng thực hiện theo hợp đồng,...
Kiểm tra tính tuân thủ: như dòng tiền của Doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán theo đúng điều kiện của Hợp đồng hay không? Cung cấp đối chiếu số dư công nợ (đối với các hợp đồng thực hiện theo tiến độ),...
Ngoài ra để quản lý chặt chẽ hơn 1 số bank áp dụng việc: Gắn Mobile banking vào Số điện thoại của cán bộ tín dụng để nắm bắt dòng tiền của KH, thực hiện gỡ chữ ký của Chủ tài khoản trên tài khoản tiền về của Khách hàng (bạn lưu ý tài khoản khi tài trợ = QĐN phải là tk tại NH tài trợ và là TK duy nhất, không hủy ngang trong mọi trường hợp và phải đươc thể hiện vào hợp đồng kinh tế)
Vấn đề của kiểm toán nội bộ thì mình chỉ lưu ý bạn kiểm tra tờ khai VAT hàng tháng,...còn lại bạn tự suy nghĩ thêm nhé
 
thông thường loại tài sản đảm bảo này ít khi thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo. Tôi ví dụ một trường hợp như cho vay đảm bảo bằng khối lượng thi công hoàn thành như là Công ty A hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, có ký kết 01 hợp đồng sửa chữa đường giao thông với chủ đâù tư là Sở Giao thông vận tải tỉnh B với đoạn đường là 10km và tổng giá trị công trình là 10 tỷ VND(tạm ứng trước 50%, và sau khi hoàn thành sẽ thực hiện thanh toán 50% giá trị còn lại); Tuy nhiên, sau khi hoàn thành công trình và có biên bản ký kết nghiệm thu khối lượng công trình; Sở Giao thông vận tải tỉnh B chưa có đủ nguồn kinh phí để trả cho công ty A;
Khi công ty A có nhu cầu vốn để tiếp tục đầu tư cho xây dựng công trình khác và đề nghị ngân hàng X cho vay vốn và thế chấp bằng khối lượng công trình hoàn thành;
1.Cán bộ ngân hàng phải làm một số công việc sau:
- Xác minh lại toàn bộ hợp đồng, biên bản nghiệm thu, chấp nhận thanh toán,...
- Xác minh thực tế đơn vị có thực hiện hợp đồng giữa 02 bên Công ty A và Sở Giao thông vận tại tỉnh B
- Xác minh giá trị thanh toán theo đúng hợp đồng hay không?
- Xác minh nguồn thanh toán chắc chắn cho công trình đã hoàn thành bằng việc xác định danh mục vốn ngân sách thanh toán cho công trình đó,...
.....
Sau đó, nếu OK, sẽ thực hiện làm cam kết của chủ đầu tư về việc thanh toán công trình đó về tài khoản tại Ngân hàng để thực hiện thu hồi nợ.
2. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, chủ yếu là kiểm tra xác định nguồn thanh toán và tiến độ thanh toán vốn đối với công trình đó.
3. Đối với cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ, việc kiểm tra không phải là kiểm tra liên quan đến khách hàng mà là kiểm tra quy trình và thủ tục mà cán bộ tín dụng thực hiện có đầy đủ hay không?Có trung thực và đầy đủ tính pháp lý hay không? và việc kiểm tra liên quan đến khách hàng chủ yếu là việc xác minh giao dịch giữa công ty A và Sở Giao thông tỉnh B có đúng thực tế không? Và việc bám sát tiến độ giải ngân vốn ngân sách có thực hiện hay không?....
 
hix. lam tin dung kho qua. thich nhat khi cac anh chi dong gop y kien, dua quan diem thi co viec phan tich vi du thuc te kem theo. nhu vay se de hieu hon rat nhieu. cam on cac chia se cua cac anh chi rat rat nhiu. that huu ich cho mot con ga ve tin dung nhu em! >< =*
 
Việc thế chấp quyền đòi nợ này, theo mình giống hình thức Ngân hàng chiết khấu Hối phiếu (Bên bán hàng bán quyền Thu nợ Bên mua hàng với một mức chiết khấu theo quy định của mỗi ngân hàng).
Theo mính nghĩ, việc đánh giá TSĐB này phải có xác nhận 3 bên (Bên bán quyền, Ngân hàng, Bên chịu nợ) xét trên các yếu tố như uy tín, thương hiệu, mức độ ảnh hưởng,...
 
Thế chấp bằng quyền đòi nợ này thực ra không phải hiếm. Các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xây lắp thực hiện rất nhiều. Lí do thì đơn giản, giả sử một DN thực hiện nhiều dự án, mỗi dự án cả trăm tỷ đồng thì họ sẽ không thể tìm được đủ tài sản để làm thế chấp bằng bđs trong khi ký quỹ sẽ khiến tiền không thể hoạt động. Lúc này, quyền đòi nợ là hướng đi khả dĩ nhất phù hợp. Còn câu hỏi có an toàn không lại là câu chuyện khác - Mình luôn theo quan điểm kiểm soát, theo dõi, dự đoán dòng tiền DN mới là cách phòng ngừa rủi ro tốt nhất đối với NH.
Còn NH sẽ làm gì để thực hiện đảm bảo bằng QĐN?
- NH sẽ đưa ra một văn bản xác nhận công nợ giữa hai bên DN, nêu các điều kiện về thanh toán nợ... và có chữ kí của NH, các DN tham gia.
- NH tiếp tục gửi một thông báo về QĐN cho bên DN phát sinh quyền đòi nợ là dòng tiền của DN chi trả cho DN thế chấp sẽ qua NH. NH có quyền truy đòi DN phát sinh quyền đòi nợ nếu DN này không thanh toán cho khối lượng công việc mà DN thế chấp thực hiện.
- Và đương nhiên là không thể thiếu hợp đồng thế chấp
 
Back
Bên trên