Cách hạch toán phần lãi suất huy động vượt 14% của các NHTM

tungttra

Verified Banker
Theo quy định của NHNN thì các NHTM không được huy động vốn không được vượt 14%/năm. Nhưng tình hình hiện này các ngân hàng đều huy động vượt . Vậy các bạn biết cách hạch toán phần lãi suất vượt này như thế nào không
 
Theo như mình biết thì có một số cách sau:
- Trích từ tiền lương của cán bộ nhân viên
- Tính lãi suất phạt cho ngân hàng
 
phần lãi vượt ấy thường ngân hàng chi cho khách hàng bằng nhiều hình thức nhưng tiêu biểu nhất vẫn là chi khuyến mãi.
cái này khi chi ra cho khách hàng thì cái ngân hàng được là giảm trừ thuế. do đó nó đc chi 1 cách khéo léo thông qua nhiều hình thức khác nhau... trong kế toán ngân hàng có 1 tài khoản để ghi cho khuyến mãi, quảng cáo... đó là TK 866_chi xuất bản tài liệu, tuyên truỳen, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi :)
 
Mình có biết một TH
NH có thể hạch toán phần lãi này vào phí, gọi là phí KH giới thiệu KH ý! Mà phần phí này vẫn được tính thuế thu nhập cá nhân cho người nhân phí đàng hoàng, do đó hoàn toàn hợp lý, hợp lệ, hợp luật. híc híc. Và tất nhiên phí này vẫn thuộc về ng nhà of ng gửi tiền hay nói cách khác vẫn là KH được hưởng thui mà!
 
mình kiểm tất cả các chứng từ thu chi của đơn vị không thấy khả nghi. còn cách nào khác không bạn
 
NH Bắc Á thì khuyến mãi bằng thẻ cào, trị giá giải thưởng thường tùy vào số tiền gửi là bao nhiêu thì được bắt loại thăm nào và chi bằng tiền mặt (tất nhiên nếu rút trước hạn sẽ phải hoàn lại tiền). VietinBank thì làm bằng hình thức hoa hồng môi giới, phương thức này phức tạp nhưng có chứng từ chi tiền cụ thể vào ngày đáo hạn, còn một số ngân hàng khác thì đưa vào chi phí huy động vốn theo công văn nào đó của hệ thống ngân hàng đó. Nếu muốn kiểm tra chứng từ thì cũng hơi khó vì cứ khoản 2-3 tháng là ngân hàng lại có chuơng trình khuyến mãi hoặc chi phần lãi vượt khác nhau, và cũng vì cách chi khác nhau nên nếu muốn bắt kịp thì phải theo dõi chứng từ ít nhất là 1 tháng!!!
 
Theo mình, các Ngân hàng có rất nhiều cách lách lãi suất huy động trần, không phải 14% mà có thể lên đến 19 - 21%
- Phổ biến là các hình thức khuyến mại
- Nhiều NHTM còn thông qua các công ty con trực thuộc để thực hiện các hợp đồng huy động vốn lãi suất cao qua hình thức hợp đồng ủy thác vốn nhằm tránh bị NHNN thanh tra, kiểm tra.
- Hình thức phạt trả chậm cũng đang được một số ngân hàng áp dụng để lách lãi suất. Cụ thể, đến thời hạn ghi trên sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ không thanh toán lãi và gốc, dẫn tới việc ngân hàng sẽ bị phạt trả chậm để sao cho số tiền phạt đúng bằng số chênh lệch giữa lãi suất 14% và lãi suất thực mà ngân hàng áp dụng cho khách hàng.
 
họp đồng ủy thác đầu tư hay phạt lãi trả chậm thì mình thấy rõ rồi nhưng đối với khách hàng cá nhân phần chi vượt lãnh tiền mặt thì NH hạch toán phần này như thế nào
 
Chào bạn,
Bạn đang đi vào vấn đề "nhạy cảm" của ngân hàng, có ngân hàng nào thừa nhận mình huy động vượt 14%/năm không ?
Làm ngân hàng vì sao bụng phệ, không phải là vì giàu mà vì có nhiều thông tin nhưng không thể tiết lộ ra được nên tích trữ lại.

Một lời khuyên chân thành là ngay cả khi bạn đang làm trong ngân hàng mà ngân hàng đó có lỡ huy động trên 14%/năm thì bạn cũng đừng đặt ra câu hỏi này cho sếp nhé. Tất cả các đoàn đánh giá nội bộ của các ngân hàng đều phải cho qua bộ phận Ngân quỹ và kế toán ngân hàng do tính chất "nhạy cảm".
Thực tế cho thấy rằng, chưa lúc nào mà hệ thống ngân hàng nơi được xem là minh bạch nhất phải gánh chịu sự bất minh lớn về tài chính như lúc này.
 
họp đồng ủy thác đầu tư hay phạt lãi trả chậm thì mình thấy rõ rồi nhưng đối với khách hàng cá nhân phần chi vượt lãnh tiền mặt thì NH hạch toán phần này như thế nào
Đúng như bạn viecthat nói, bạn đang đi vào vấn đề nhạy cảm của ngân hàng ^^
Ngày càng có nhiều “chiêu thức” được áp dụng nhằm hợp thức hóa phần lãi suất huy động quá quy định.
- Theo một số cán bộ tín dụng NH, trong phần hạch toán chi phí sổ sách của các chi nhánh NH thường có mục “chi phí khác” với một khoản tiền không nhỏ. Kinh phí này được trích để hợp thức hóa phần huy động vốn vượt rào đối với khoản tiền tiết kiệm lớn của khách hàng.
- Nhiều NH còn đưa phần lãi suất chênh lệch vào các hóa đơn tiếp khách
- Một số chi nhánh NH còn dùng cả quỹ khen thưởng để trả tiền “lách” lãi suất cho khách hàng...
Với các khoản tiền tiết kiệm khách hàng gửi từ 5 tỉ đồng trở lên, cán bộ NH thường phải báo cáo với giám đốc chi nhánh. Khi đó, vị này sẽ quyết định phần lãi suất “lách” được hạch toán vào mục nào để không bị “sờ gáy”...

---------- Post added 17-08-2011 at 10:42 PM ----------

Chào bạn,
Bạn đang đi vào vấn đề "nhạy cảm" của ngân hàng, có ngân hàng nào thừa nhận mình huy động vượt 14%/năm không ?
Làm ngân hàng vì sao bụng phệ, không phải là vì giàu mà vì có nhiều thông tin nhưng không thể tiết lộ ra được nên tích trữ lại.

Một lời khuyên chân thành là ngay cả khi bạn đang làm trong ngân hàng mà ngân hàng đó có lỡ huy động trên 14%/năm thì bạn cũng đừng đặt ra câu hỏi này cho sếp nhé. Tất cả các đoàn đánh giá nội bộ của các ngân hàng đều phải cho qua bộ phận Ngân quỹ và kế toán ngân hàng do tính chất "nhạy cảm".
Thực tế cho thấy rằng, chưa lúc nào mà hệ thống ngân hàng nơi được xem là minh bạch nhất phải gánh chịu sự bất minh lớn về tài chính như lúc này.
Chào bạn !
Nếu bạn nói Ngân hàng minh bạch nhất thì bạn chủ top đã không phải viết bài này đúng không bạn ? :)
Thực tế, do cạnh tranh nên các Ngân hàng mới phải lách lãi suất huy động trần.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,563
Thành viên mới nhất
madmeetsevilmer
Back
Bên trên