Các bạn giải thích dùm mình Chiêu lách trần lãi suất mới

  • Bắt đầu Bắt đầu tungttra
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

tungttra

Verified Banker
Mình đọc báo nói các ngân hàng dùng chiêu này nè :“Chiêu trò” được áp dụng của nhà băng khác là khách gửi ngắn hạn, sau đó cho khách vay cầm cố sổ tiết kiệm ngân hàng để được hưởng lãi suất dài hạn mà không phải chịu phạt. Mình không hiểu các bạn giải thích dùm mình
 
Theo mình tìm hiểu thì như này nè bạn: Giả sử khách hàng gửi 1 sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất dài hạn cao. Sau 1 tháng, khách hàng sẽ vay cầm cố sổ tiết kiệm lại với lãi suất vay bằng hoặc cao hơn 1 chút với lãi suất tiền gửi vào ( Như vậy, sau 1 tháng khách hàng rút hết tiền nhưng vẫn được hưởng lãi suất dài hạn cao hơn so với lãi suất gửi 1 tháng thông thường, mà không phải rút trước hạn. Số tiền lãi của sổ tiết kiệm của 11 tháng còn lại sẽ bù trừ vào lãi tiền vay của khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm)
 
Theo mình tìm hiểu thì như này nè bạn: Giả sử khách hàng gửi 1 sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất dài hạn cao. Sau 1 tháng, khách hàng sẽ vay cầm cố sổ tiết kiệm lại với lãi suất vay bằng hoặc cao hơn 1 chút với lãi suất tiền gửi vào ( Như vậy, sau 1 tháng khách hàng rút hết tiền nhưng vẫn được hưởng lãi suất dài hạn cao hơn so với lãi suất gửi 1 tháng thông thường, mà không phải rút trước hạn. Số tiền lãi của sổ tiết kiệm của 11 tháng còn lại sẽ bù trừ vào lãi tiền vay của khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm)
Cách giải thích của bạn hơi khó hiểu.

Trường hợp này có thể giải thích như sau: KH gửi TK kì hạn (giả sử) 1 tháng, bắt đầu từ 20/8. Ngày tất toán là 20/9, tuy nhiên, đến 16/9, do cần tiền đột xuất nên KH đến NH rút tiền. Lúc này, NH tư vấn cho KH vay cầm cố STK với lãi suất cao hơn ls tiền gửi, còn khoản tiền TK kia cứ để lại đến ngày 20 để cho đủ kì hạn 1 tháng, như vậy sẽ có lợi hơn cho KH (vì nếu rút ra trước hạn lại phải chịu ls không KHạn). Đây là một cách lách luật của NH để làm hài lòng KH.

Theo em hiểu thì nó là như thế, còn k biết đúng hay sai, các bác chém nhẹ tay cái:D
 
Mình cũng không hiểu trường hợp lách luật trong trường hợp này là như thế nào, còn khi KH cần tiền mà làm vay thì đúng, bởi vì tránh tất toán trước hạn mà!
 
Theo mình tìm hiểu thì như này nè bạn: Giả sử khách hàng gửi 1 sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất dài hạn cao. Sau 1 tháng, khách hàng sẽ vay cầm cố sổ tiết kiệm lại với lãi suất vay bằng hoặc cao hơn 1 chút với lãi suất tiền gửi vào ( Như vậy, sau 1 tháng khách hàng rút hết tiền nhưng vẫn được hưởng lãi suất dài hạn cao hơn so với lãi suất gửi 1 tháng thông thường, mà không phải rút trước hạn. Số tiền lãi của sổ tiết kiệm của 11 tháng còn lại sẽ bù trừ vào lãi tiền vay của khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm)
cách giải thích của bạn chính xác. thanks
 
Cách trả lời của bạn theo mình là không đúng với câu hỏi của chủ đề này, bởi bất kỳ ngân hàng nào khi khách hàng đã gửi tiết kiệm, đều có sản phẩm vay cầm cố sổ tiết kiệm, đó là nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi đã gửi gần hết kỳ hạn,( Nếu khách hàng cần tiền khi chưa đến ngày tất toán sổ thì khách hàng được tư vấn vay cầm cố sổ tiết kiệm, để khách hàng không phải chịu lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Theo ví dụ của bạn, theo mình thì không có gì gọi là lách luật cả.
 
Hình như theo mình hiểu câu hỏi là: KH gửi tk với kỳ hạn 1 tháng nhưng nhà băng lách luật, làm cho KH hưởng lãi suất của kỳ hạn 12 tháng. Không biết như vậy có đúng không?
Chắc mấy vụ này phải nhờ các bác bên ngân hàng bán lẻ trả lời giúp thôi :D
 
Mình xin đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này như sau:

Trường hợp thứ 1: Ngân hàng với khách hàng thỏa thuận với nhau rằng khi rút trước hạn khách hàng sẽ bị tính lãi không kỳ hạn.
Mình gỉa sử khách hàng A gửi tiết kiệm 12 tháng,mới gửi 1 tháng thì khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn đó nhưng cũng chỉ trong 1 tháng tới thôi, sau đó họ lại có tiền để trả lại ngân hàng để duy trì tiếp sổ tiết kiệm.Đây là trường hợp khả thi nhất về tài chính đối với khách hàng. Còn nếu trong trường hợp khách hàng gửi sổ tiết kiệm 12 tháng, nhưng vay cầm cố sổ tiết kiệm đến 11 tháng thì tốt nhất là khách hàng nên tất toán sổ tiết kiệm và chịu lãi không kỳ hạn luôn cho nhanh vì cách kia thì lãi tiền vay 11 tháng cũng ngốn hết tiền gửi 12 tháng rồi.

Trường hợp thứ 2: Ngân hàng và khách hàng thống nhất với nhau rằng dù khách hàng có rút tiền trước hạn thì khách hàng cũng không bị phạt.
VD: Giả sử khách hàng B gửi 1 tỷ trong 12 tháng để hưởng lãi suất giả sử là 12%/năm, tuy nhiên đến tháng thứ 3 thì khách hàng rút tiền toàn bộ , theo như đúng quy trình thì khách hàng B chỉ được lãi là 2%/năm. Tuy nhiên do đã cam kết nên ngân hàng vẫn đồng ý trả cho khách hàng lãi cho khách hàng nhưng chỉ 9% thôi (cái này ngân hàng phải thỏa thuận trước với khách hàng), như vậy 1 vấn đề nảy sinh ở đây là ngân hàng sẽ bị chịu lỗ 7%/năm trong 3 tháng tức là 17,500,000 đồng.
Để giảm thiểu được số tiền thiệt hại trên ngân hàng có thể thực hiện 1 phương thức đó là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm trong 9 tháng còn lại , và sử dụng phân quyền giảm lãi suất cho vay của trưởng phòng giao dịch hoặc giám đốc chi nhánh xuống đến mức thấp nhất có thể, giả sử là lãi cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ 14%/năm thôi, như vậy ngân hàng chỉ bị lỗ 2%/năm trong 9 tháng tức là 15,000,000 đồng.
Nói tóm lại theo mình trong trường hợp này ngân hàng thông thường không làm 1 hợp đồng kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên đối với trường hợp 2 vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về phía ngân hàng,vì vậy nếu tạo cơ chế cho khách hàng như trường hợp trên thì chỉ nên chọn những kỳ hạn ngắn 6 tháng nhưng lãi vẫn có thể chấp nhận là 12%/năm ( 3% sẽ trả ngoài vào cuối mỗi tháng hoặc vào thời điểm khách hàng rút tiền) để khi xẩy ra rủi ro thì sử lý chi phí về phía ngân hàng sẽ thấp hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo mình tìm hiểu thì như này nè bạn: Giả sử khách hàng gửi 1 sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất dài hạn cao. Sau 1 tháng, khách hàng sẽ vay cầm cố sổ tiết kiệm lại với lãi suất vay bằng hoặc cao hơn 1 chút với lãi suất tiền gửi vào ( Như vậy, sau 1 tháng khách hàng rút hết tiền nhưng vẫn được hưởng lãi suất dài hạn cao hơn so với lãi suất gửi 1 tháng thông thường, mà không phải rút trước hạn. Số tiền lãi của sổ tiết kiệm của 11 tháng còn lại sẽ bù trừ vào lãi tiền vay của khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm)
Đúng rồi đó bạn. Mình ví dụ KH có nhu cầu gửi tiết kiệm 1 tháng từ 29/09/12 đến 29/10/12 thì ngân hàng sẽ làm sổ cho KH là 1 năm với lãi suất ví dụ là 12%. Ngày 29/10/12 Kh tới rút thì Ngân hàng sẽ cho KH cầm cố lại sổ với lãi suất cầm cố 12% trong 11 tháng còn lại (thông thường không bao giờ lãi suất cho vay cầm cố sổ tiết kiệm lại bằng lãi suất huy động cả). Như thế KH sẽ rút được tiền gốc ra và được hưởng lãi 12% cho 1 tháng gửi, còn tiền lãi vay cầm cố sẽ bù trừ với tiền lãi từ sổ tiết kiệm.
 
khi đấy thì sẽ có 2 loại cầm cố TTK, 1 loại là cầm cố thông thường ( LS vay > LS gửi) trong trường hợp KH thật sự muốn cầm cố như bình thường. Còn loại cầm cố TTK thứ 2 là cầm cố ưu đãi ( LS vay = LS gửi), thường thì qua kỳ lãnh lãi thứ 1 thì NH mới cho phép KH cầm cố ưu đãi ntn, để nhằm hợp thức hóa việc tất toán TTK cho KH. Nhưng việc này củng xảy ra 1 số vướng mắt như sẽ nảy sinh ra dư nợ ảo cho NH củng như trên CIC của KH ( ví dụ vay cầm cố ưu đãi TTK 1 tỷ, thì NH sẽ đc ghi nhận là có 1 tỷ tín dụng, KH củng thế, nhưng thật ra thì KH đã tất toán số tiền ấy, chả ai nợ ai). Nên bây h đa số ko làm như thế nửa.
 
Back
Bên trên