Ý tưởng giúp sinh viên tiết kiệm tiền

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Giá xăng, giá gạo, giá thực phẩm,... đang leo thang nhưng khoản tiền trong túi sinh viên chẳng hề tăng. Để sống sót qua thời kỳ “bão giá” sinh viên cần phải học cách tiết kiệm tiền.

1. Thiết lập kế hoạch chi tiêu

Bạn cần mua một cuốn sổ để thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tháng đồng thời ghi chép những khoản chi tiêu hàng ngày.

Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả các nguồn thu nhập bạn có trong tháng như tiền bố mẹ gửi, tiền làm thêm,…tính tổng số tiền bạn có và ghi nó vào sổ.

Tiếp theo, bạn hãy chia số tiền đó ra làm ba phần: chi phí cố định như tiền phòng trọ, điện, nước, học phí, vé xe bus… (bạn nhớ liệt kê thật chi tiết nhé), chi phí biến đổi (gồm những chi phí tăng hoặc giảm đi mỗi tháng như chi phí đám cưới, sinh nhật…) và chi phí dự phòng (10% - 15 % tổng số tiền).

Bạn cần ghi chép cụ thể những khoản chi tiêu hàng ngày. Cuối tháng, bạn hãy kiểm tra xem có khớp với kế hoạch hay không. Số tiền dự phòng sẽ là phần thưởng dành cho bạn nếu thực hiện đúng.

2. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết

Tuyệt đối không mua những thứ bạn không cần hoặc không sử dụng nhiều. Nếu bạn đắn đo trước một món đồ, hãy bỏ nó xuống, suy nghĩ thật kĩ xem mình có thật sự cần nó hay không. Nếu giày của bạn còn mới thì đừng đến cửa hàng giày, đừng mua chiếc váy bạn chỉ có thể mặc một lần,… tiền trong túi bạn sẽ lần lượt ra đi nếu bạn tiêu vào những thứ không đáng.

3. Tự nấu ăn

Tự nấu ăn sẽ giúp bạn giảm một nửa chi phí cho việc ăn uống. Bạn có thể mua một cuốn sách nấu ăn, tập chế biến nhiều món cho hợp khẩu vị. Tự nấu ăn không chỉ rẻ hơn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn.

songtietkiem-4b235.jpg


4. Đi xe bus, đi bộ hoặc đi xe đạp

Thay vì để túi tiền lên xuống theo giá xăng dầu bạn hãy chọn cho mình một phương tiện đi lại tiết kiệm hơn như xe bus, xe đạp hoặc đi bộ. Hơn nữa, đi xe đạp hay đi bộ sẽ giúp bạn rèn luyện sức khỏe, giảm cân…

5. Học cách sửa chữa đồ đạc

Khi những đồ dùng trong nhà như máy tính, vòi nước, bóng điện,… bị hỏng, bạn đừng vội gọi thợ hay vứt đi và mua mới mà hãy thử xem mình có thể sửa chữa được không.
Hầu hết công việc sửa chữa không khó như bạn tưởng, bạn chỉ cần tìm tòi một chút là đã có thể tiết kiệm được một khoản tiền.

6. Bỏ thói quen tụ tập

Những thói quen xấu có thể làm cho bạn chi tiêu rất nhiều tiền, bao gồm thói quen tụ tập. Thay vì lê la các quán trà đá vỉa hè, tụ tập tại phòng trọ uống rượu, hút thuốc…bạn hãy làm việc gì đó hữu ích hơn. Thời gian rảnh bạn có thể học tiếng anh, đi làm thêm hoặc ngủ.

7. Sử dụng dịch vụ rẻ hơn hoặc miễn phí

Trước khi quyết định sử dụng một dịch vụ mới bạn hãy tìm hiểu kĩ về chúng, bạn hãy xem giá cả và chất lượng của nhiều hãng khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp. Ví dụ bạn cần sử dụng internet hãy cân nhắc chi phí lắp đặt, khuyến mại của các nhà mạng xem dịch vụ nào tốt và rẻ nhất. Khi đã lắp đặt internet hãy tận dụng nó, bạn có thể xem phim trên internet thay vì đến rạp, đọc sách điện tử thay vì mua sách,…

5404051-4b235.jpg


8. Nếu bạn muốn mua đồ hãy ra công viên

Đó là một lời khuyên cực kỳ hữu ích, thay vì dành thời gian đi shoping bạn hãy đến công viên để hít thở không khí trong lành. Đi bộ trong công viên cho đến khi bạn từ bỏ ý định mua sắm.

9. Đừng chạy theo công nghệ

Nếu bạn đã có một chiếc smarphone, lap top, máy ảnh,…hãy tận dụng nó và đừng thay thế nếu chúng chưa hỏng. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ có đủ khả năng đuổi theo công nghệ.

10. Tìm việc làm thêm

Tận dụng thời gian rảnh rỗi làm thêm một công việc nào đó vừa giúp bạn kiếm thêm một khoản thu nhập vừa giảm bớt thời gian tiêu tiền.

11. Kiên trì

Hãy kiên trì với kế hoạch tiết kiệm của bạn. Đừng tiết kiệm trong một thời gian dài sau đó phung phí khoản tiền tiết kiệm được. Kiếm củi ba năm thiêu đốt một giờ không phải là sự lựa chọn thông minh.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,450
Thành viên mới nhất
A Life Once Los
Back
Bên trên