Xin chỉ giáo Kinh nghiệm thẩm định thực tế

Thiencuong117

Verified Banker
Mình lần đầu đi thẩm định thực tế KH nên rối tung rối mù cả lên. Hỏi lan mang, k biết xoáy vào trọng tâm để đánh giá KH. Sếp la quá nên mình muốn nhờ các UBer chia sẻ cho mình kinh nghiệm đi thẩm định thực tế: cần phải chuẩn bị gì tài liệu gì, nghiên cứu sẵn cái gì? hỏi gì? làm sao phát hiện các trường hợp KH xấu? trường hợp của mình là lúng túng k biết hỏi KH sao để xoáy vào trọng tâm để đi đến kết luận về KH? Thiếu tài liệu tùm lum nên cứ yêu cầu KH bổ sung lắc nhắc hoài vì vậy bị KH la%-(Các bạn có thể ví dụ cho mình dễ hiểu cũng được. Xin các bạn chỉ điểm:-|
 
chào bạn, câu hỏi này của bạn thì chắc bạn là sinh viên mới ra trường hoặc trước đây làm bên lĩnh vực khác và hiện tại mới bước vào lĩnh vực Ngân hàng- mảng kinh doanh (sales). Mình có vài dòng chia sẻ như sau:

1/ Về vấn đề cung cấp hồ sơ của khách hàng, để tránh KH phải cung cấp nhiều lần gây cảm giác khó chịu và mình bị phản ảnh là thếu chuyên nghiệp, bạn nên chuẩn bị sẵn (soạn trước) danh mục hồ sơ đề nghị KH cung cấp dành cho 2 mảng riêng biệt CÁ NHÂN vả DOANH NGHIỆP. Khi đã chốt bán hàng với khách thành công, bạn chỉ cần đưa phiếu này cho khách hàng để họ theo đó chuẩn bị. Làm như vậy Kh sẽ ko cung cấp sót và đi lại nhều lần để cung cấp hồ sơ, chiếm cảm tình với KH (và đặc biết là sếp trong trường hợp KH comment cho sếp về việc bạn gây phiền hà cho họ thì hậu quả thế nào bạn biết rồi đó), rút ngắn thời gian cung ấp hồ sơ để tiến hành vào giải đoạn phân tích hồ sơ, viết tờ trình thẩm định.

2/Nội dung của tờ phiếu danh mục hồ sơ yêu cầu KH cung cấp thì thiết nghĩ bạn có thể tự soạn được (thông qua sách vợ đã học khi còn là sinh viên) hoặc dựa vào quy trình cho vay do Ngân hàng bạn ban hành, trong đó chắc chắn có phần danh mục hồ sơ chi tiết yêu cầu KH cung cấp, bạn chỉ việc copy nội dung đó để làm phiếu cho mình. Nếu nhữgn cách trên ko giúp bạn có được tài liệu như ý muốn thì bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ từ phía đồng nghiệp hoặc inbox cho tôi.

3/ Về chuyện trả lời cho câu hỏi: " Khi gặp KH cần hỏi những gì?" thì đây là một câu hỏi rộng, khó có thể giải đáp đầy đủ ằng vài dòng trên đây. Tuy nhiên để chia sẻ vài dòng kinh nghiệm cho dân mới vào nghề thì tôi có mấy ý sau đây bạn thử xem:

_ Khi thẩm định KH, có 5 yếu tố để quan tâm (5C) đó là tư cách người vay (Character), vốn (capital), năng lực tài chính và trả nợ của người vay (capacity), tài sản đảm bảo (colleteral) và cuối cùng là điều kiện (conditions). Tùy từng trường hợp bán hàng cụ thể mà ta cân nhắc trọng yếu (hỏi nhiều hay ít) 5 yếu tố trên. Thường với 1 Kh tả chỉ tập trung hỏi nhiều vào 1 số yếu tố và hỏi ít các yếu tố khác. Có một thực tế là khi đị học, sách vở dạy ta tư cách người vay là quan trọng nhất và 5 yếu tố trên xếp thứ tự quan trọng theo cách tôi trình bày tuy nhiên khi đi thực tế, yếu tố đầu tiên được hỏi đến luôn là TÀI SẢN ĐẢM BẢO. Tài sản đảm bảo không tốt (bị yếu về tính pháp lý hoặc giá trị định giá không đủ mức vay) thì coi như xong!!!

A/ Khi phỏng vấn khách hàng cá nhân:
_ Tư cách người vay: Anh/chị hiện nay đang công tác ở đâu (trường hợp nguồn trả nợ bằng lương, từ đó có thể hỏi để biết là Kh nhận tiền ằng tháng thông chuyển khoản qua ngân hàng hoặc bằng tiền mặt..) hoặc kinh doanh ngành gì (có giấy phép kinh doanh hoặc không có giấy phép kinh doanh, ngành này có phải là ngành nhạy cảm..). Anh/chị có gia đình chưa, có cháu chưa, ngoài ra anh/chị có người phụ thuộc không? ( vừa là hỏi thăm nhưng cũng là để biết KH có ngừơi phụ thuộc/hỗ trợ trong việc trả nợ vay Ngân hàng từ đó tính toàn nhu cầu thu nhập và trả nợ của khách hàng..). Anh/chị và/hoặc người cùng hôn phối đã từng vay vốn tại ngân hàng nào chưa, trong quá trình vay có thanh toán tốt cho ngân hàng hay không, có nợ xấu không (câu hỏi mang tính kiểm tra KH, thật ra có thể hoàn toàn biết dựa vào thông tin tra cứu CIC..tuy nhiên ta vẫn nên hỏi để kiểm tra độ nói thật của KH, với những KH nói dối họ thường có biểu hiện ngập ngừng trên khuôn mặt..) và một số câu hỏi khác..Mục đích của việc kiểm tra tư cách pháp lý là nắm sơ bộ về nhân thân và tính trung thực của khách hàng. Nếu KH có biểu hiện gian dối trong việc cung cấp thông tin thì xác suất cho vay có rủi ro là rất cao.

2/ Tài sản đảm bảo: nếu vay vốn Ngân hàng anh/chị dự định dùng tải sản loại nào thế chấp cho Ngân hàng ( BĐS hay Động sản..). Nếu là BĐS thì là đất hay Nhà đất tại đâu ? Nhà/đất cđầy đủ gấy tờ pháp lý không? ( Sổ hồng hay sổ đỏ..), sở hữu của vợ/chồng anh/chị hay đồng sở hữu nhiều người? mục đích sử dụng đất ( đất ở hay đất vườn, đất sản xuất kinh doanh..?), có bị quy hoạch không (nếu có thì bị quy hoạch bao nhiêu m2?) diện tích nhà và đất bao nhiêu m2? nhà cấp mấy (VD cấp 4..), kết cấu nhà (tường gạch+ mái tôn+ sàn BTCT, móng cọc..).., nở hậu hay bóp hậu? năm xây dựng? đường chính hay hẻm? hẻm mấy mét, xe hơi vào được không, hẻm cụt hay hẻm thông? hẻm cấp 1 hay cấp 2? có ngập nước hay không?.. mục đích của câu hỏi này là nắm sơ bộ thông tin cần thiết về TSĐB của KH đề từ đó tính toán sơ bộ xem liệu giá trị TSBĐ của Kh có đủ cho mức vay hay không ? ( thường là mức vay tối đa = giá trị thị trường x 0,9 x 0,7)..

_ Nếu vay vốn Ngân hàng anh/chị dự định tar3 nợ bằng ngồn gì (thu nhập từ lương? chuyển khoản qua ngân hàng hay tiềt mặt, có hợp đồng lao động không? yêu cầu sao kê chi tiết 3 tháng lương gần nhất nếu chuyển khoản qua ngân hàng hoặc làm giấy xác nhận lương có chữ ký của thủ trưởng đơn vị kèm photo bảng lương 3 tháng gần nhất của khách hàng..), nếu là thu nhập từ kinh doanh thì KH kinh doanh gì? doan hthu bán hàng bao nhiêu 1 tháng? thu nhập sau khi trừ lại chi phí còn được bao nhiêu, bán hàng có sổ sách theo dõi, chứng từ thu chi gì không (thường đối với Kh cá nhân kinh doanh, việc ghi chép sổ sách chứng từ là ko rõ ràng nên đây không nên là căn cứ để tính toán doanh thu/thu nhập mà chỉ là bằng chứng về việc Kh có hoạt động kinh doanh..việc xác định doanh thu thực tế của khách hàng chỉ có thể suy đoán thông qua viến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của họ, từ đó có cơ sở để tính toán và ước lượng doanh thu thực tế..) Tôi lấy ví dụ Kh làm nghề bán thịt heo, muốn vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh hoặc vay tiêu dùng thì có thể tính toán doanh thu, lợi nhuận của Kh bằng cách hỏi họ hằng ngày anh bán thịt heo gồm mấy loại ( thịt đùi, thịt lưng..), bán bao nhiêu kg/ngày? trung bình mỗi loại bán bao nhiêu tiền/kg? trong tháng thì ngày thường bán bao nhiêu kg/ngày? ngày lễ bao nhiêu kg/ngày? thịt heo anh lấy ở đâu ? giá mua bao nhiêu đồng/kg? (chờ đầu mối,công ty cung cấp thịt gia súc..), thịt heo lấy về được làm sẵn (đã xả thịt) hay nguyên con rồi anh/chị đem xả thịt ( xả tại địa điểm kinh doanh hay thuê cơ sơ giết mổ hộ, lưu ý nếu khách hàng bào thịt heo mua nguyên con tôi đem về giết mổ tại nhà thì xem lại xem giấy phép kinh doanh của họ có cho giết mổ tại nhà hay không, Kh có giấy chứng nhận an toan vệ sinh thực phẩm và/hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y hay không?...đề phòng giết mổ lậu). Khi lấy thịt ở chợ đầu mối hay công ty thì bên đối tác có gửi kèm các loại gấy tờ kia không ( hiện nay theo quy định của an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng, khi KH vận chuyển và phân phối thực phẩm thịt heo bắt buộc phải có các loại gấy tờ trên như một hình thức của giấy "thông hành"..). Anh/chị xài điện nước bao nhiêu môt tháng (lưu ý thu thập hóa đơn điện nước của KH, vừa là căn cứ để cho thấy KH có hoạt động kinh doanh vừa là căn cứ để thẩm định tình hình kinh doanh của KH, nếu KH kinh doanh giết mổ thịt heo mà giấy bao tiền điện nước chỉ nhỉnh hơn tiền điện nước sinh hoạt của hộ gia đình bình thường thì chứng tỏ KH đan hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hay hoạt động cầm chừng/ngừng hoạt động..vv...vv..)..Nếu KH có thuế lao động để giết mổ và/hoặc vận chuyển thịt heo đem phân phối (thuần về buôn bán, không giết mổ)thì đang thuê bao nhiêu lao động ? tiền công trả cho mỗi người là bao nhiêu ( thường trả theo lương khoán, tức là tính trên số con giết mổ/ngày hoặc tiền công tính theo ngày đối với bọn đi chở hàng..). Trụ sở kinh doanh buốn bán/giết mổ của khách hàng là của họ hay đi thuê? nếu là thuê thì thuê bao nhiêu một tháng? có hợp đồng thuê hay không?..ngoài những chi phí trên thì anh/chị có trả thêm chi phí gì hay không..? .. anh/chị bán hàng cho khách thì thu tiền trong thời gian bao lâu (thu tiền mặt ngay hay cho nợ gối đầu?), khi mua hàng đầu vào thì bên kia có chợ không hay bắt thanh toán ngay? mạng lưới phân phối và tiêu thụ?...trên đây chỉ là ví dụ minh họa thực tế có thể chi tiết hoặc ngắn gọn hơn, miễn là ta có thông tin thu thập trên cơ sở phỏng vấn và quan sát để có thể tính toán được doanh thu, lợi nhuận và tính ra mức vay cho khách hàng.

_ Anh/chị có vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh hay không ? (20%- 30% ..)..đây là vốn riêng hay vốn góp, có thể hỏi thêm nhiều thông tin để khai thác..

_ Trên cơ sở tính toán và hỏi thăm khách hàng, kết hợp với các điều kiện hiện tại của ngân hàng (thời hạn vay, lãi suất, cách thức giải ngân chuyển khoản/tiền mặt,chứng từ làm căn cứ giải ngân.. cách thức trả gốc lãi..cácđiều kiện về bảo đảm tiền vay như làm thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm..), bạn tư vấn cho họ các vấn đề đó để họ có thể đồng ý với đề xuất của bạn hay tiếp tục nêu ra những kho khăn, vướng mắc còn nghi ngại để bạn tư vấn thêm...

3/ Lưu ý là khi phỏng vấn khách hàng, tùy từng đối tượng, tùy mục đích vay (tiêu dùng hay kinh doanh), trong kinh doanh thì có thể chi tiết hơn là kinh doanh gì, bạn chủ động lựa chọn những câu hỏi thích hợp, vừa là để thăm dò vừa là để có thông tin để tính toán và kiểm tra.. trong 5 yếu tố tôi vừa nêu, không nhất thiết phải hỏi sâu tất cả các yếu tố mà tùy từng trường hợp bạn lựa chọn từng yếu tố quan trọng hay còn thiếu nhiều thông tin để tiến hành hỏi khách hàng..

đối với doanh nghiệp thì phức tạp và nhiều trường hợp hơn, sẽ chia sẻ thêm vào một dịp khác.
 
Có bạn nào nhiều kinh nghiệm thực tế, xin chỉ giáo với. Chân thành cảm ơn các bạn
 
Nếu chỉ đi thẩm định bạn cần lưu ý những việc sau:
1) Dựa trên hồ sơ của KH xác định vị trí của tài sản bảo đảm(nếu là BĐS) giá cả (giá thị trường , khung giá của nhà nước làm căn cứ..) trên ỉnternet hoặc bất cứ nơi nào có thông tin :)
2) Cũng theo cái hồ sơ của KH xem Kh trả lời ntn có trùng khớp không để xem hồ sơ có bị "úm" không tiếp theo đó dò la xung quanh xem Kh đó ntn(tính cách , chuyện gia đình .v.v.... thông qua thông tấn xã trà đá vỉa hè là dẽ nhất hoặc một vài kênh thông tin khác như hàng xom....) Bạn có thể đi dò la bởi vì lúc này khách hàng đang bận tiếp sếp bạn cơ mà.
3) Từ thông tin thu thập được bạn nên phân tich xem rủi ro của KH là ntn? từ đó đưa ra các quyết định xét duyệt tín dụng hay không?
Tốt nhất khi đi ôm theo cuốn sổ tay để ghi lại để về còn có thông tin đối chiếu
Chúc bạn làm việc vui vẻ !:D
 
chào bạn, câu hỏi này của bạn thì chắc bạn là sinh viên mới ra trường hoặc trước đây làm bên lĩnh vực khác và hiện tại mới bước vào lĩnh vực Ngân hàng- mảng kinh doanh (sales). Mình có vài dòng chia sẻ như sau:

1/ Về vấn đề cung cấp hồ sơ của khách hàng, để tránh KH phải cung cấp nhiều lần gây cảm giác khó chịu và mình bị phản ảnh là thếu chuyên nghiệp, bạn nên chuẩn bị sẵn (soạn trước) danh mục hồ sơ đề nghị KH cung cấp dành cho 2 mảng riêng biệt CÁ NHÂN vả DOANH NGHIỆP. Khi đã chốt bán hàng với khách thành công, bạn chỉ cần đưa phiếu này cho khách hàng để họ theo đó chuẩn bị. Làm như vậy Kh sẽ ko cung cấp sót và đi lại nhều lần để cung cấp hồ sơ, chiếm cảm tình với KH (và đặc biết là sếp trong trường hợp KH comment cho sếp về việc bạn gây phiền hà cho họ thì hậu quả thế nào bạn biết rồi đó), rút ngắn thời gian cung ấp hồ sơ để tiến hành vào giải đoạn phân tích hồ sơ, viết tờ trình thẩm định.

2/Nội dung của tờ phiếu danh mục hồ sơ yêu cầu KH cung cấp thì thiết nghĩ bạn có thể tự soạn được (thông qua sách vợ đã học khi còn là sinh viên) hoặc dựa vào quy trình cho vay do Ngân hàng bạn ban hành, trong đó chắc chắn có phần danh mục hồ sơ chi tiết yêu cầu KH cung cấp, bạn chỉ việc copy nội dung đó để làm phiếu cho mình. Nếu nhữgn cách trên ko giúp bạn có được tài liệu như ý muốn thì bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ từ phía đồng nghiệp hoặc inbox cho tôi.

3/ Về chuyện trả lời cho câu hỏi: " Khi gặp KH cần hỏi những gì?" thì đây là một câu hỏi rộng, khó có thể giải đáp đầy đủ ằng vài dòng trên đây. Tuy nhiên để chia sẻ vài dòng kinh nghiệm cho dân mới vào nghề thì tôi có mấy ý sau đây bạn thử xem:

_ Khi thẩm định KH, có 5 yếu tố để quan tâm (5C) đó là tư cách người vay (Character), vốn (capital), năng lực tài chính và trả nợ của người vay (capacity), tài sản đảm bảo (colleteral) và cuối cùng là điều kiện (conditions). Tùy từng trường hợp bán hàng cụ thể mà ta cân nhắc trọng yếu (hỏi nhiều hay ít) 5 yếu tố trên. Thường với 1 Kh tả chỉ tập trung hỏi nhiều vào 1 số yếu tố và hỏi ít các yếu tố khác. Có một thực tế là khi đị học, sách vở dạy ta tư cách người vay là quan trọng nhất và 5 yếu tố trên xếp thứ tự quan trọng theo cách tôi trình bày tuy nhiên khi đi thực tế, yếu tố đầu tiên được hỏi đến luôn là TÀI SẢN ĐẢM BẢO. Tài sản đảm bảo không tốt (bị yếu về tính pháp lý hoặc giá trị định giá không đủ mức vay) thì coi như xong!!!

A/ Khi phỏng vấn khách hàng cá nhân:
_ Tư cách người vay: Anh/chị hiện nay đang công tác ở đâu (trường hợp nguồn trả nợ bằng lương, từ đó có thể hỏi để biết là Kh nhận tiền ằng tháng thông chuyển khoản qua ngân hàng hoặc bằng tiền mặt..) hoặc kinh doanh ngành gì (có giấy phép kinh doanh hoặc không có giấy phép kinh doanh, ngành này có phải là ngành nhạy cảm..). Anh/chị có gia đình chưa, có cháu chưa, ngoài ra anh/chị có người phụ thuộc không? ( vừa là hỏi thăm nhưng cũng là để biết KH có ngừơi phụ thuộc/hỗ trợ trong việc trả nợ vay Ngân hàng từ đó tính toàn nhu cầu thu nhập và trả nợ của khách hàng..). Anh/chị và/hoặc người cùng hôn phối đã từng vay vốn tại ngân hàng nào chưa, trong quá trình vay có thanh toán tốt cho ngân hàng hay không, có nợ xấu không (câu hỏi mang tính kiểm tra KH, thật ra có thể hoàn toàn biết dựa vào thông tin tra cứu CIC..tuy nhiên ta vẫn nên hỏi để kiểm tra độ nói thật của KH, với những KH nói dối họ thường có biểu hiện ngập ngừng trên khuôn mặt..) và một số câu hỏi khác..Mục đích của việc kiểm tra tư cách pháp lý là nắm sơ bộ về nhân thân và tính trung thực của khách hàng. Nếu KH có biểu hiện gian dối trong việc cung cấp thông tin thì xác suất cho vay có rủi ro là rất cao.

2/ Tài sản đảm bảo: nếu vay vốn Ngân hàng anh/chị dự định dùng tải sản loại nào thế chấp cho Ngân hàng ( BĐS hay Động sản..). Nếu là BĐS thì là đất hay Nhà đất tại đâu ? Nhà/đất cđầy đủ gấy tờ pháp lý không? ( Sổ hồng hay sổ đỏ..), sở hữu của vợ/chồng anh/chị hay đồng sở hữu nhiều người? mục đích sử dụng đất ( đất ở hay đất vườn, đất sản xuất kinh doanh..?), có bị quy hoạch không (nếu có thì bị quy hoạch bao nhiêu m2?) diện tích nhà và đất bao nhiêu m2? nhà cấp mấy (VD cấp 4..), kết cấu nhà (tường gạch+ mái tôn+ sàn BTCT, móng cọc..).., nở hậu hay bóp hậu? năm xây dựng? đường chính hay hẻm? hẻm mấy mét, xe hơi vào được không, hẻm cụt hay hẻm thông? hẻm cấp 1 hay cấp 2? có ngập nước hay không?.. mục đích của câu hỏi này là nắm sơ bộ thông tin cần thiết về TSĐB của KH đề từ đó tính toán sơ bộ xem liệu giá trị TSBĐ của Kh có đủ cho mức vay hay không ? ( thường là mức vay tối đa = giá trị thị trường x 0,9 x 0,7)..

_ Nếu vay vốn Ngân hàng anh/chị dự định tar3 nợ bằng ngồn gì (thu nhập từ lương? chuyển khoản qua ngân hàng hay tiềt mặt, có hợp đồng lao động không? yêu cầu sao kê chi tiết 3 tháng lương gần nhất nếu chuyển khoản qua ngân hàng hoặc làm giấy xác nhận lương có chữ ký của thủ trưởng đơn vị kèm photo bảng lương 3 tháng gần nhất của khách hàng..), nếu là thu nhập từ kinh doanh thì KH kinh doanh gì? doan hthu bán hàng bao nhiêu 1 tháng? thu nhập sau khi trừ lại chi phí còn được bao nhiêu, bán hàng có sổ sách theo dõi, chứng từ thu chi gì không (thường đối với Kh cá nhân kinh doanh, việc ghi chép sổ sách chứng từ là ko rõ ràng nên đây không nên là căn cứ để tính toán doanh thu/thu nhập mà chỉ là bằng chứng về việc Kh có hoạt động kinh doanh..việc xác định doanh thu thực tế của khách hàng chỉ có thể suy đoán thông qua viến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của họ, từ đó có cơ sở để tính toán và ước lượng doanh thu thực tế..) Tôi lấy ví dụ Kh làm nghề bán thịt heo, muốn vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh hoặc vay tiêu dùng thì có thể tính toán doanh thu, lợi nhuận của Kh bằng cách hỏi họ hằng ngày anh bán thịt heo gồm mấy loại ( thịt đùi, thịt lưng..), bán bao nhiêu kg/ngày? trung bình mỗi loại bán bao nhiêu tiền/kg? trong tháng thì ngày thường bán bao nhiêu kg/ngày? ngày lễ bao nhiêu kg/ngày? thịt heo anh lấy ở đâu ? giá mua bao nhiêu đồng/kg? (chờ đầu mối,công ty cung cấp thịt gia súc..), thịt heo lấy về được làm sẵn (đã xả thịt) hay nguyên con rồi anh/chị đem xả thịt ( xả tại địa điểm kinh doanh hay thuê cơ sơ giết mổ hộ, lưu ý nếu khách hàng bào thịt heo mua nguyên con tôi đem về giết mổ tại nhà thì xem lại xem giấy phép kinh doanh của họ có cho giết mổ tại nhà hay không, Kh có giấy chứng nhận an toan vệ sinh thực phẩm và/hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y hay không?...đề phòng giết mổ lậu). Khi lấy thịt ở chợ đầu mối hay công ty thì bên đối tác có gửi kèm các loại gấy tờ kia không ( hiện nay theo quy định của an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng, khi KH vận chuyển và phân phối thực phẩm thịt heo bắt buộc phải có các loại gấy tờ trên như một hình thức của giấy "thông hành"..). Anh/chị xài điện nước bao nhiêu môt tháng (lưu ý thu thập hóa đơn điện nước của KH, vừa là căn cứ để cho thấy KH có hoạt động kinh doanh vừa là căn cứ để thẩm định tình hình kinh doanh của KH, nếu KH kinh doanh giết mổ thịt heo mà giấy bao tiền điện nước chỉ nhỉnh hơn tiền điện nước sinh hoạt của hộ gia đình bình thường thì chứng tỏ KH đan hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hay hoạt động cầm chừng/ngừng hoạt động..vv...vv..)..Nếu KH có thuế lao động để giết mổ và/hoặc vận chuyển thịt heo đem phân phối (thuần về buôn bán, không giết mổ)thì đang thuê bao nhiêu lao động ? tiền công trả cho mỗi người là bao nhiêu ( thường trả theo lương khoán, tức là tính trên số con giết mổ/ngày hoặc tiền công tính theo ngày đối với bọn đi chở hàng..). Trụ sở kinh doanh buốn bán/giết mổ của khách hàng là của họ hay đi thuê? nếu là thuê thì thuê bao nhiêu một tháng? có hợp đồng thuê hay không?..ngoài những chi phí trên thì anh/chị có trả thêm chi phí gì hay không..? .. anh/chị bán hàng cho khách thì thu tiền trong thời gian bao lâu (thu tiền mặt ngay hay cho nợ gối đầu?), khi mua hàng đầu vào thì bên kia có chợ không hay bắt thanh toán ngay? mạng lưới phân phối và tiêu thụ?...trên đây chỉ là ví dụ minh họa thực tế có thể chi tiết hoặc ngắn gọn hơn, miễn là ta có thông tin thu thập trên cơ sở phỏng vấn và quan sát để có thể tính toán được doanh thu, lợi nhuận và tính ra mức vay cho khách hàng.

_ Anh/chị có vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh hay không ? (20%- 30% ..)..đây là vốn riêng hay vốn góp, có thể hỏi thêm nhiều thông tin để khai thác..

_ Trên cơ sở tính toán và hỏi thăm khách hàng, kết hợp với các điều kiện hiện tại của ngân hàng (thời hạn vay, lãi suất, cách thức giải ngân chuyển khoản/tiền mặt,chứng từ làm căn cứ giải ngân.. cách thức trả gốc lãi..cácđiều kiện về bảo đảm tiền vay như làm thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm..), bạn tư vấn cho họ các vấn đề đó để họ có thể đồng ý với đề xuất của bạn hay tiếp tục nêu ra những kho khăn, vướng mắc còn nghi ngại để bạn tư vấn thêm...

3/ Lưu ý là khi phỏng vấn khách hàng, tùy từng đối tượng, tùy mục đích vay (tiêu dùng hay kinh doanh), trong kinh doanh thì có thể chi tiết hơn là kinh doanh gì, bạn chủ động lựa chọn những câu hỏi thích hợp, vừa là để thăm dò vừa là để có thông tin để tính toán và kiểm tra.. trong 5 yếu tố tôi vừa nêu, không nhất thiết phải hỏi sâu tất cả các yếu tố mà tùy từng trường hợp bạn lựa chọn từng yếu tố quan trọng hay còn thiếu nhiều thông tin để tiến hành hỏi khách hàng..

đối với doanh nghiệp thì phức tạp và nhiều trường hợp hơn, sẽ chia sẻ thêm vào một dịp khác.
 
Em chảo tiền bối thichvivy05.
Em là một banker mới vào nghề tại vị trí chuyên viên KHDN, em chưa có kinh nghiệm gì nên lúc đi thẩm định luôn rơi vào trạng thái lúng túng và căng thẳng.
Em rất mong được tiền bối cho em 1 vài kinh nghiệm về thẩm định KHDN trong dịp này được không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
 
Oài. Cho vay ngành ngheef nào cũng vậy. Mình chỉ hỏi mấy câu. Doanh thu một tháng bao nhiêu. Vay về làm gì. Tsdb là đất nào. Đã vay ở đâu chưa. Chỉ cần vậy thôi. Và sau đó, bạn check lại thông tin về uy tín khách hàng bằng cách hỏi khách hàng cũ của các anh chị trobg pòng nếu họ ở gần đấy hoặc nhiều cách khác nhau. Hoặc hỏi địa chính xã khi đi thẩm định đất. Hỏi uy tin kh là rất quan trọng. Còn mấy vấn đề như kh nhập hàng ở đâu, lãi lời thế nào, kinh nghiệm bao nhiêu năm là do câu truyện của bạn khi nc với kh phải ghi nhớ thôi. Mình làm bên cá nhân
 
Cảm ơn mọi người, rất hữu ích. Hy vọng có thêm nhiều chia sẽ của a chị đi trc. Mình nhân viên tín dụng mới.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên