Xếp hạng làm gì khi sinh viên ra trường không có việc làm?

  • Bắt đầu Bắt đầu badday03
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
B

badday03

Guest
Sao không quan tâm đến chất lượng giảng dạy, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm và làm đúng ngành hay không mà lại đi quan tâm đến bảng xếp hạng? Xếp hạng để làm gì? Tăng thứ bậc để làm gì khi những “đứa con” của mình không có việc làm sau khi ra trường?

LTS: Quacquarelli Symonds Ltd. (QS) vừa Công bố bảng xếp hạng cho 600 trường đại học trên toàn thế giới cùng danh sách 250 đại học hàng đầu châu Mỹ Latin và 300 đại học hàng đầu châu Á năm 2012. Trong bảng danh sách này, Việt Nam chỉ có duy nhất một trường là Đại học Quốc gia Hà Nội đứng ở trong danh sách từ 201-250 của châu Á. Vấn đề này đang được dư luận và những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà hết sức quan tâm. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng nhận được phản hồi của độc giả với những nhận định, đánh giá nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết của độc giả Hoàng Dương. Theo bạn Hoàng Dương thì tại sao chúng ta phải quan tâm nhiều đến thứ bậc trong khi hàng loạt sinh viên ra trường không có việc làm?

Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất của bất cứ trường đại học hay cao đẳng nào, ở bất cứ quốc gia nào là việc sinh viên của mình được đào tạo như nào? Chất lượng đào tạo ra sao? Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là bao nhiêu? Bao nhiêu % sinh viên làm đúng với chuyên ngành của mình được học? Bao nhiêu % phải chuyển sang ngành khác? Chứ đừng chăm chăm vào cái việc vô bổ như: Xếp hạng thứ bao nhiêu trên thế giới? Năm nay tăng bao nhiêu bậc so với năm trước? Xin hỏi xếp hạng để làm gì? Tăng thứ bậc để làm gì khi những “đứa con” của mình không có việc làm sau khi ra trường?

sinh-vien-lam-them-giaoduc.net.vn.jpg
Xếp hạng để làm gì khi sinh viên ra trường không có việc làm?

Không hiểu những người đứng đầu các trường đại học có hiểu được rằng, để bước được chân vào cái trường mà các "ngài" đang quản lý, để được ghi cái tên vào danh sách và trở thành sinh viên của trường "ngài" thì các em học sinh phải cố gắng, phấn đấu, rèn luyện vất vả đến như nào?
Không hiểu những người đứng đầu các trường đại học có hiểu được rằng, để có tiền chi phí cho việc học hành mà nhiều em phải đi làm thêm cả ngày lẫn đêm, phải đi làm những việc mà đáng ra cái tuổi của các em chưa phải làm. Các "ngài" thử sáng ra chen nhau trên xe buýt đi học, chiều lại vội vàng gặm cái bánh mỳ để đi phục vụ quán cà phê 8 tiếng/ngày với 30 nghìn đồng tiền công nhận được xem sao? Các "ngài" có chịu được không? Có sức để làm không?

Không hiểu những người đứng đầu các trường đại học có hiểu được rằng, có bao nhiêu gia đình đặt niềm tin vào những đứa con của mình khi bước chân vào trường đại học, cao đẳng. Vậy mà, sau 4 đến 5 năm miệt mài phấn đấu, con cái của họ lại về làm những công việc hàng ngày bố mẹ chúng vẫn làm cách đây mấy chục năm mà có cần học hành gì đâu?

Không hiểu những người đứng đầu các trường đại học có hiểu được rằng, khi con cái đỗ đại học thì các bậc phụ huynh lại lo hơn mừng không? Một đống tiền bỏ ra cho con cái đi học mấy năm trời, đến khi ra trường không có việc làm thì lấy tiền đâu ra mà trả nợ đây?

Có khi nào các "ngài" ngồi lại mà ngẫm, mà nghĩ rằng, các chuyên ngành mở ra thì sinh viên học ra trường có thất nghiệp không? Các em có kiếm đủ nuôi sống bản thân mình với chuyên ngành mà các em được học? Hay các "ngài" chỉ nghĩ đến việc thu lại lợi nhuận từ việc mở thêm khoa, mở thêm chuyên ngành, mở thêm lớp để tăng lượng sinh viên và tiền học phí?

Có khi nào các "ngài" ngồi lại mà thống kê xem sinh viên của mình ra trường đang làm những công việc gì không? Có bao nhiêu em thất nghiệp không? Có bao nhiêu em vướng phải vòng lao lý chỉ vì kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội còn quá non kém?

bua-com-sinh-vien-giaoduc.net.vn1.jpg
Xếp hạng để làm gì khi những bữa cơm sinh viên đạm bạc muốn rơi nước mắt?

Có khi nào các "ngài" ngồi lại mà điểm xem trường các "ngài" đang quản lý có bao nhiêu thầy cô giáo "ăn" tiền của sinh viên? Có bao nhiêu người thường xuyên bỏ tiết? Có bao nhiêu người đi dạy mà kiến thức còn chưa thể sánh ngang với trò không?

Không biết các bạn nghĩ như thế nào, chứ tôi tin rằng, chắc chưa "ngài" nào dám phát biểu ở các hội thảo hay trước công chúng số liệu về sinh viên của mình ra trường đang làm việc gì? Thu nhập ra sao? Có đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng không? Vậy khoe xếp hạng thứ bao nhiêu trên thế giới để làm gì khi họ dựa trên những tiêu chí “dở hơi”, không phù hợp với thực trạng nền giáo dục của đất nước còn bao bộn bề cần giải quyết như chúng ta?

sinh-vien-ngu-trong-lop-giaoduc.net.vn3.jpg
Xếp hạng đại học để làm gì khi thầy giảng bài còn sinh viên ở dưới ngủ gật?

Cái gì làm nên danh tiếng? Cái gì làm nên đẳng cấp của các trường đại học? Phải chăng cứ được xếp một thứ bậc nào đó trong bảng xếp hạng nào đó thì trường đó sẽ danh tiếng hơn, sẽ đẳng cấp hơn?

Danh tiếng, đẳng cấp được làm nên bởi chính đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chính là phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả, chính là lượng kiến thức sinh viên thu được không chỉ bằng lý thuyết mà còn bằng cả thực hành, chính là mỗi lần bế giảng lại có hàng loạt các doanh nghiệp đến để đăng ký nhận sinh viên của trường về làm...

Khi nào, các trường cảm thấy xấu hổ với chính mình, với chính sinh viên khi chất lượng đào tạo kém, khi lượng sinh viên ra trường còn bị thất nghiệp, khi đó sinh viên mới có cơ hội được nghĩ mình "sung sướng".

Còn khi nào, các trường vẫn quan tâm đến việc thứ bậc trên bảng xếp hạng thì khi đó sinh viên còn khổ, còn thất nghiệp dài dài. Không chỉ vậy, các bậc phụ huynh cũng như những nhà tuyển dụng sẽ còn đau đầu, chóng mặt khi phải đón nhận những “sản phẩm” nửa mùa buộc trên tay tấm bằng đại học.
Theo Giáo dục
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Căn bệnh thành tích vẫn mãi ngấm vào máu của các nhà quản lý của chúng ta, không dám đối mặt với sự thật, không biết tự phê bình thì làm sao dám phê bình người khác. Có câu, "làm thì láo, báo cáo thì hay" - các cụ nói cấm sai câu nào:))
 
Tôi không quan tâm, thân ai lấy no...
Ôi phũ phàng chưa, nhưng chấp nhận sự thật này đi thôi. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của mình. Vẫn trong môi trường ấy, sao vẫn có những người thành công và kẻ thất bại ? Tự hỏi lại chính ta. Nhỉ !
 
Tôi không quan tâm, thân ai lấy no...
Ôi phũ phàng chưa, nhưng chấp nhận sự thật này đi thôi. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của mình. Vẫn trong môi trường ấy, sao vẫn có những người thành công và kẻ thất bại ? Tự hỏi lại chính ta. Nhỉ !

Hi, góc nhìn của bạn cũng hay nhưng nếu có một góc nhìn khác thì mình thấy nhiều Học sinh, SV hiện tại cũng đang là nạn nhân của căn bệnh thành tích của Giáo dục VN nói chung, chương trình học lý thuyết một cách rất lý thuyết, đấy là chưa nói tới việc chạy điểm, chạy bằng, ko qua cho qua... mình nghiệm thấy nhà trg vẫn còn thiếu, yếu cái kết nối giữa lý thuyết và thực hành hay sự kết nối giữa các trường ĐH với các Doanh nghiệp làm cho các học sinh, cầu một đằng cung một nẻo, khi ra trg với bảng điểm đẹp, bằng đỏ nhưng thiếu kỹ năng làm việc, kiến thức thực tế thì muôn màu muôn vẻ, dẫn tới việc học trong trg ĐH thì tốt nhưng ra trg ko xin được việc và thất nghiệp là tất lẽ dĩ ngẫu. Thân.
 
Hi, góc nhìn của bạn cũng hay nhưng nếu có một góc nhìn khác thì mình thấy nhiều Học sinh, SV hiện tại cũng đang là nạn nhân của căn bệnh thành tích của Giáo dục VN nói chung, chương trình học lý thuyết một cách rất lý thuyết, đấy là chưa nói tới việc chạy điểm, chạy bằng, ko qua cho qua... mình nghiệm thấy nhà trg vẫn còn thiếu, yếu cái kết nối giữa lý thuyết và thực hành hay sự kết nối giữa các trường ĐH với các Doanh nghiệp làm cho các học sinh, cầu một đằng cung một nẻo, khi ra trg với bảng điểm đẹp, bằng đỏ nhưng thiếu kỹ năng làm việc, kiến thức thực tế thì muôn màu muôn vẻ, dẫn tới việc học trong trg ĐH thì tốt nhưng ra trg ko xin được việc và thất nghiệp là tất lẽ dĩ ngẫu. Thân.
Mình đồng ý với bạn là cái xã hội này có ảnh hưởng tới các bạn sv. Nhưng mình vẫn câu đó: Tất cả do chính ta.
Thay vì kêu ca phàn nàn về sự xấu xa, bất công của Xh này một cách vô ích, thì hãy tự mình tìm lối đi riêng. Tự xác định những thứ cần học, cần làm. Bản thân mình cũng là một sv mới tốt nghiệp. Bằng Dân lập, loại Khá thôi. Nhưng mình vẫn hoàn toàn tự tin về khả năng và cơ hội của bản thân. Cả 4 năm học ĐH mục tiêu duy nhất của mình là rèn luyện kỹ năng, những thứ mình thấy cần thiết cho sự nghiệp sau này. Chuyện điểm chác chưa bao giờ là vấn đề làm mình bận tâm :)
Xác định một con đường riêng, nỗ lực hết mình vì mục đích ấy. Dẫu thành đạt hay không thành đạt đều cảm thấy thoải mái với chiến thắng chính bản thân mình. Đơn giản, tất cả đều vì một cuộc sống dễ chịu thôi đúng không :X
 
Tôi không quan tâm, thân ai lấy no...
Ôi phũ phàng chưa, nhưng chấp nhận sự thật này đi thôi. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của mình. Vẫn trong môi trường ấy, sao vẫn có những người thành công và kẻ thất bại ? Tự hỏi lại chính ta. Nhỉ !

Đồng ý với việc "vẫn trong môi trường ấy vẫn có những người thành công và kẻ thất bại" Cá nhân mình vẫn luôn có quan điểm rằng bản thân mỗi sinh viên phải chủ động tìm kiếm, chủ động tạo môi trường cho mình, nhà trường mới chỉ trang bị lý thuyết cho chúng ta mà thiếu thực hành thì chúng ta tự tìm môi trường để thực hành. NHƯNG không có nghĩa là chúng ta thấy thực trạng thế mà "chấp nhận sự thật" thế. Nếu không có người lên tiếng, không có người tiên phong để phê bình và xây dựng thì mãi mãi chỉ tụt hậu mà thôi.
 
CHỉ có một câu " Thượng bất chính thì hạ tất loạn" ..Chúng ta rèn luyện bản thân để học hành thành tài, mục đích kiếm cơm nuôi bản thân và gia đình cho tốt, khó mà mơ được thay đổi thế giới này :)) Bạn gì đó nói rất hay, thân ai nấy lo :))
 
Thực ra bài viết cũng có chỗ chưa chuẩn lắm. SV đi làm thêm thì cũng ko fai là "đáng lẽ ở tuổi các em chưa phải làm". Đó cũng là 1 cách nâng cao vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân thôi. Nhưng đa phần thì đã nói lên suy nghĩ của khá nhiều SV đã và sắp ra trường hiện nay (nhất là những người còn đang bờ vờ - bơ vơ như mình).
Cần định hướng giáo dục Đh tốt hơn, liên kết với DN tốt hơn, đào tạo SV bài bản và toàn diện hơn, thì mới mong có đc lực lượng trí thức chất lượng cao đóng góp cho đất nước đc.
 
đọc đến đoạn gia đình thấy buồn quá, ở nhà hơn 2 tháng rồi, hix, hồi đi học còn dạy thêm mấy đứa nhóc, đợt tháng 5 chúng nó thi học kì xong thì mình quyết tâm rũ sạch, ko dạy j nữa, ko ngờ 2 tháng sau vẫn phải quay lại nghề cũ :-<
 
-Nói thật nhé, bài báo này phản ánh thực trạng 1 cách cực kỳ phiến diện :| Đọc cái tiêu đề đã thấy ngay điều đó ! Đâu có phải nhìn vào thực trạng (chính xác phải là TỶ LỆ) SV có việc sau ra trường để đánh giá, bình phẩm chất lượng 1 trường ĐH.
=> Tỷ lệ SV ra trường có việc làm (đúng hoặc ko đúng CN, chất lượng...) chỉ là 1 factor cực kỳ nhỏ mà thôi !

-Xếp hạng các trường dựa trên 1 benchmark set (gồm nhiều yếu tố khác nhau vs những từng độ importance tương ứng), các bảng xếp hạng trường ĐH đâu có bảng nào được coi là CHÍNH THỨC, là CHÂN LÝ, mỗi Bảng xếp hạng sẽ có những quan điểm đánh giá đặc thù riêng. Các bảng xếp hạng này chỉ mang tính chất tham khảo (OPTIONAL).
=> Tuy nhiên đây mới chính là nguồn thông tin quan trọng, tin cậy, định hướng cho học sinh biết họ cần lựa chọn ĐH nào phù hợp nhất vs khả năng và sở thích của họ.

"ĐỪNG CHỈ DỰA VÀO TÍNH NHẤT THỜI (BIẾN CỐ RIÊNG LẺ) ĐỂ ĐÁNH GIÁ, BÌNH PHẨM CHO CẢ MỘT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (TỔNG THỂ)!"
 
Back
Bên trên