Vì sao lại không cho ngân hàng thương mại phá sản?

  • Bắt đầu Bắt đầu elinh
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

elinh

Thành viên mới

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÌ LỢI ÍCH CỦA VÀI CHỤC
NGÂN HÀNG HAY VÌ VÀI TRĂM NGHÌN DOANH NGHIỆP

Hay tựa đề

VÌ SAO LẠI KHÔNG CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHÁ SẢN?
Thạc sĩ Nguyễn Việt Khoa, giảng viên Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa & Associates

Những ngày tết sắp đến, tuy nhiên tình hình kinh tế vẫn chưa có gì chuyển biến rõ rệt, hàng loạt các doanh nghiệp ngoài việc phải lo lắng giải quyết những khoản nợ nần còn phải lo thưởng tết cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp các doanh nghiệp đều cho rằng, năm nay sẽ thưởng ít hơn năm ngoái. Nhưng dù có thưởng ít hơn thì cũng tốt hơn gần 49.000 doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng giải thể, ngừng hoạt động[1].

Còn nếu kể doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khó khăn hiện nay thì không thể kể hết. Sáng nay khi độc báo có tin là ba ngân hàng: Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Sài gòn hợp nhất tự nguyện thành một ngân hàng mới nhằm giải thoát cho tình trạng thiếu thanh khoản hiện nay[2]. Chúng tôi rất tin tưởng việc điều hành chính sách quyết liệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình. Mặc dù, thời gian làm thống đốc chưa nhiều nhưng bản thân Ông cùng với một số Bộ Trưởng như Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ, Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng... đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân và doanh nghiệp. Đây là động thái mới bắt đầu nhưng chúng tôi và những người dân cũng tin rằng Thống đốc Ngân hàng nhà nước sẽ quyết liệt hơn nữa trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay. Chúng tôi cho rằng, mặc dù việc cho ra đời hàng loạt các ngân hàng không phải là trách nhiệm của ông, nhưng việc Ông đứng ra để giải quyết hậu quả hiện nay là một điều đáng trân trọng, xứng đáng như những gì ông đã trả lời chất vấn trước kỳ họp Quốc hội thứ 2 Quốc hội khóa XIII.

Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với việc không để cho ngân hàng phá sản như trả lời trước báo chí của chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn xung quanh kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII khi cho rằng Chính phủ không để bất cứ ngân hàng nào phá sản[3], bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, Luật phá sản năm 2004 quy định mọi doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục phá sản trừ những doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Như vậy, ngân hàng thương mại vẫn thuộc đối tượng phá sản và việc phá sản của ngân hàng cũng là chuyện bình thường như mọi loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ hai, trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Bản thân ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp, vì vậy việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến chấm dứt hoạt động là việc bình thường. Hiện nay, người thành lập ngân hàng thương mại thì cũng như người thành lập doanh nghiệp thì tại sao khi kinh doanh có lãi (vừa rồi mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng hầu hết ngân hàng kinh doanh đều khai báo có lợi nhuận thậm chí có ngân hàng công bố lợi nhuận lến đến vài nghìn tỷ) thì họ được hưởng, trong khi họ khó khăn thì nhà nước lại đứng ra đảm bảo tính thanh khoản cho họ? Việc bơm tiền cho ngân hàng thương mại trong bất kỳ lý do nào cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Vì dù là tiền của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước bỏ ra hay của ngân hàng có vốn nhà nước như là Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) hay bất kỳ ngân hàng nào thì cũng là tiền của nhân dân, của doanh nghiệp từ việc đóng thuế. Việc bơm tiền vào các ngân hàng thương mại sẽ đặt ra một vấn đề là các doanh nghiệp cũng có quyền đặt câu hỏi tại sao nhà nước không bơm tiền giúp họ lúc họ đang khó khăn, trong khi lợi ích mà họ mang lại cho nền kinh tế hay cho xã hội từ việc giải quyết việc làm, đóng thuế...không thua bất kỳ một ngân hàng nào?

Thứ ba, nếu cho rằng ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, nếu để ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền, gây bất ổn cho nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng đều này cần phải xem xét lại. Bởi vì, hoạt động gửi tiền của tổ chức, cá nhân bản chất là một hợp đồng dân sự theo Luật định. Vì vậy, việc rủi ro trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng là hoàn toàn có thể xãy ra. Bản thân người gửi tiền thì họ cũng đã có hưởng lợi ích nhất định từ việc gửi tiền và họ hoàn toàn có quyền lựa chọn ngân hàng khi gửi tiền, ngoài ra họ còn được bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng.[4] Đồng thời, khi giải quyết phá sản ngân hàng thì họ vẫn được xem là một chủ nợ và được phân chia tài sản còn lại của ngân hàng tùy theo trường hợp cụ thể. Và chúngt tôi hoàn toàn đồng ý với chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khi cho rằng: “Việc lấy lý do ảnh hưởng đến người gửi tiền để không cho các ngân hàng yếu kém phá sản chỉ là chống chế, nhằm bao cấp cho các ngân hàng sắp phá sản, người gửi tiền có quyền lựa chọn ngân hàng an toàn. Nhà nước chỉ bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng. Người nào ham lãi suất cao, gửi vào đó 5 đến 10 tỷ đồng, ngân hàng phá sản thì phải ráng chịu”.[5]

Thứ tư, nếu việc tiếp tục không để cho các ngân hàng kinh doanh thua lỗ phá sản sẽ tạo ra một tiền lệ xấu. Trước đây, các tổ chức cá nhân đều có quan niệm đã thành lập được ngân hàng thì không thể phá sản được. Vì vậy, họ chạy đua thành lập hàng loạt ngân hàng hàng, mở hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch để thực hiện hoạt động kinh doanh vì đây là một lĩnh vực siêu lợi nhuận trong khi việc kiểm soát rủi ro, nợ xấu, tính thanh khoản lại không được quan tâm đúng mức đến khi họ rơi vào tình trạng khó khăn thì họ kêu cứu. Chúng tôi cho rằng, khi quyết định thành lập ngân hàng, thì những người thành lập cũng phải nhận thức được rằng ngân hàng cũng có thể phá sản và họ hoàn toàn có thể bị trắng tay khi đầu tư kinh doanh lĩnh vực này.

Thứ năm, chúng tôi xin mạn phép nhắc lại lời của Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ khi hội thảo đều hành giá xăng, ông cho rằng việc điều hành chính sách vì lợi ích của gần 90 triệu người dân chứ không phải vì lợi ích của hơn vài công ty xăng dầu. Và Ông cũng quyết liệt khi sẳn sàng cho đóng cửa bất kỳ công ty nào nếu kinh doanh thua lỗ xuất phát từ lý do quản lý kém hiệu quả. Tương tự như vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ là vì lợi ích của hàng trăm nghìn doanh nghiệp chứ không phải vì lợi ích của vài chục ngân hàng. Nếu nhà nước muốn cứu thì hãy cứu hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn hiện nay, bởi vì khi họ phá sản hàng loạt người sẽ phải thất nghiệp cuộc sống lâm vào tình trạng khó khăn, tệ nạn xã hội, trộm, cướp tăng cao bất ổn xã hội sẽ xảy ra.

Thứ sáu , trên thế giới, việc phá sản ngân hàng là một quy luật tự nhiên, họ xem việc phá sản ngân hàng là một việc bình thường như những doanh nghiệp khác ngay cả ở Mỹ vừa rồi hàng loạt ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật chung của việc kinh doanh[6]. Hàng loạt ngân hàng trên thế giới có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các ngân hàng ở Việt Nam thì cũng có thể phá sản nhưng ở Việt Nam thì việc phá sản ngân hàng được xem là một chuyện xa vời.

Thứ bảy, bài học “chiếm phố wall” đang diễn ra Mỹ là một kinh nghiệm đối với chúng ta[7]. Vì việc bất bình với việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ mà bất chấp hiểm nguy, hàng loạt người dân lao vào chiếm phố wall. Chúng tôi tin rằng trong xã hội khó khăn, mọi người đều phải cùng nhau vượt qua. Đất nước chúng ta đã trãi qua nhiều thời kỳ khó khăn, người dân sẵn sàng chia sẽ những khó khăn chung của đất nước. Thời kỳ sau năm 1945 khi đất nước khó khăn, chiến tranh tiếp diễn hàng triệu người dân đã góp từng lon gạo để diệt giặc đói theo phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng. Vấn đề không phải là khó khăn mà là ở bình đẳng hay không mà thôi? Khi sinh thời, Bác Hồ vĩ đại của chúng ta rất quan tâm đến sự bình đẳng. Chúng tôi cho rằng, không nên vì sự yếu kém của những người quản lý trong một số ngân hàng mà để cả xã hội phải gánh chịu gây bất bình đẳng trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Tiền đi giải cứu các ngân hàng, chúng tôi cho rằng Nhà nước nên sử dụng vào những mục đích khác thiết thực hơn, hàng trăm công trình giao thông đang thiếu vốn, hàng trăm bệnh viện đang thiếu giường bệnh, hàng triệu trẻ em không thể đến lớp...và còn rất nhiều lĩnh vực khác cũng đang chờ sự giải cứu từ Nhà nước đặc biệt là mấy trăm nghìn doanh nghiệp hiện nay.

Ông bà ta thường nói “có sinh là có tử”, việc thành lập, phá sản là một quy luật tự nhiên trong kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc phá sản những ngân hàng yếu kém là một quy luật tất yếu khách quan của xã hội, phù hợp với quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Người dân, các doanh nghiệp hoàn toàn chia sẽ những khó khăn chung của đất nước. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi cho rằng ngoài việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua hình thức hợp nhất, sáp nhập sẽ mạnh dạn cho những ngân hàng yếu kém phá sản. Chúng tôi tin rằng, trong thời kỳ đất nước khó khăn, người gửi tiền họ cũng sẽ phải chấp nhập hy sinh vì lợi ích trước mắt và xem như là một bài học kinh nghiệm để lựa chọn ngân hàng khi gửi tiền.


[1] Nguồn: Báo vneconomy.vn ngày 01/10/2011

[2] Nguồn: Báo dantri.com.vn 06/12/2011

[3] Nguồn: báo Vnexpress ngày 16/11/2011.

[4] Nghị định của chính phủ số 109/2005/nđ-cp ngày 24 tháng 8 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 89/1999/nđ-cp ngày 01 tháng 9 năm 1999 của chính phủ về bảo hiểm tiền gửi


[5] Nguồn: Báo Doanh nhân Sài gòn ngày 7-13/12/2011

[6] 48 Ngân hàng Mỹ phá sản: Nguồn: Báo Quân đội nhân dân ngày 03/07/2011

[7] Cuộc biểu tình khởi đầu ngày 17/09/2011. Nguồn: Báo vnexpress.vn ngày 17/09/2011.
Nguồn: TRUNG TÂM TƯ VẤN, BỒI DƯỠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Một lý do hết sức đơn giản: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Mỹ và các nước trên khác với VN. Các ngân hàng của Mỹ phân chia thành 2 hệ thống là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

Các ngân hàng bị phá sản đều là các ngân hàng đầu tư, mảng thương mại không hề ảnh hưởng gì cả.

Ở VN thì nhập nhằng 2 loại này nên khi tuyên bố phá sản là phá sản luôn cả mảng thương mại, tạo hiệu ứng domino ảnh hưởng cả nền kinh tế.
 
Thanks Thaonh vì câu trả lời rất đúng. Ngoài ra bài báo nói trên không nêu & trả lời được câu hỏi "tại sao phải phá sản, phá sản để làm gì" - Chúng nó làm ăn yếu kém ư? Vẫn còn 1 cách khác là xui mấy chú khỏe mạnh khấm khá đứng ra mua lại theo kiểu "lá lành đùm lá rách". Chừng nào cách đó vô hiệu thì tính sau. Giờ mà phá sản, hậu quả chưa lường được, người bảo nguy hại người lại bảo không sao, còn cãi nhau chán. Hơn nữa cái ngành này trước nay làm ăn được, theo báo chí là các "nhóm lợi ích" tham gia, đã gọi là "nhóm lợi ích" chẳng lẽ họ không đủ khôn ngoan để tìm cách đảm bảo lợi ích của mình? Cứ đợi đấy bao giờ hết lợi ích thì mới phá sản nhá :D
 
Một lý do hết sức đơn giản: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Mỹ và các nước trên khác với VN. Các ngân hàng của Mỹ phân chia thành 2 hệ thống là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

Các ngân hàng bị phá sản đều là các ngân hàng đầu tư, mảng thương mại không hề ảnh hưởng gì cả.

Ở VN thì nhập nhằng 2 loại này nên khi tuyên bố phá sản là phá sản luôn cả mảng thương mại, tạo hiệu ứng domino ảnh hưởng cả nền kinh tế.
Hôm trước mình học thầy mình cũng giải thích giống như bạn, vì thế mà các ngân hàng sáp nhập vào ngân hàng khác thực chất đều là các ngân hàng phá sản.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
NHTM của VN nắm giữ phần lớn tiền tích lũy cả đời của dân chúng. Thói quen của người VN, đặc biệt các cụ từ xưa tới nay là đều làm bao nhiêu, gửi tiết kiệm NH lấy lãi. Chính vì vậy, nếu 1 NH sụp đổ thì nó dẫn tới hiệu ứng Domino, sụp đổ 1 loạt, người dân sẽ phản ứng vô cùng dữ dội vì tích lũy cả đời của họ bị tiêu tán hết. Lúc ấy sẽ dẫn tới nhiều bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng tới chế độ nên không thể để phá sản được.
 
Mỗi ngân hàng là một con nợ nhỏ, 3 con nợ nhỏ sáp nhập thì cũng thành 1 con nơ lớn mà thôi, có giải quyết được gì đâu? Nếu M&A thì vụ SHB và Habubank thấy hợp lý nhất.
 
Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với việc không để cho ngân hàng phá sản như trả lời trước báo chí của chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn xung quanh kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII khi cho rằng Chính phủ không để bất cứ ngân hàng nào phá sản[3], bởi những lý do sau đây:

Hỏi một câu thôi: các vị có dám không đồng tình với Ngài Thủ tướng không?

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...an-hang-co-he-thong-20121201041917945ca34.chn
 
Theo mình nghĩ: Cho phá sản theo bài viết này chắc loạn lâu rồi!? Tại sao phải làm như bài viết này khi còn cách khác ổn hơn!
Những tuyên bố: Không để cho ngân hàng nào phá sản cũng là lời nói trong những hoàn cảnh rất khó khăn! Mang đầy tính thời sự, tuyên truyền củng cố tinh thần cho dân chúng, tổ chức,... là phần nhiều! Tránh tâm lí hoang mang dây chuyền,...nếu xảy ra thì sao đỡ nổi!
(nhưng nếu đến lúc đỡ nổi thì NN cũng cho hà, dù trước đó nói thế nào cũng kệ!)
Mới có vụ của Bầu Kiên thôi mà NHNN đã phải lên tivi nói quá chừng, tivi thì phát đi phát lại với nhiều kênh với ý nghĩa là: không có gì đâu bà con đừng lo mà rút tiền, không để ngân hàng nào phá sản đâu!
Ngân viên ngân hàng thì thuyết phục khô cả cổ, hẹn vài ngày tới mới trả, mời vào những phòng riêng để thuyết phục, sổ mở ở đâu thì về chỗ ấy giao dịch, ngay cả các anh em bảo vệ, chị em phục vụ dọn dẹp, trà nước cũng phải hoạt động hơn hẳn ngày thường, nước thì được phục vụ, mời bằng nhiều chai nhỏ dùng cho tiện ở nhiều PGD, CN (thường thì tới chỗ bình nóng lạnh mới có nước uống và cũng ko mời)...

Dù vậy mà NHNN đã phải dùng xe tải để chuyển tiền mặt trong ngày đầu tiên là 5000 tỷ, tổng cộng NHNN đã phải tiếp 16000 tỷ! HT ATM của ACB bị đứng 1 thời gian không rút tiền được,...

Mà đã cho phá sản rồi chứ sao không bạn!? Thương hiệu Habubank hơn 20 năm tồn tại, nay còn đâu!? :-((
Ngoài ra còn có nh Tín Nghĩa, Đệ Nhất nữa, cũng còn đâu !? :-(
(nghe đâu nh Đệ Nhất đang tính phục hưng ko biết thế nào, vì để xin dc 1 giấy phép nh ko dễ tí nào!)
Có điều nhà nước cho phá sản theo cách sáp nhập thì hay hơn!
À! Mà sao ko cho sáp nhập vào anh mạnh mà cho sáp nhập vào anh yếu nhỉ!? Dễ bị chết chùm lắm!
Còn 3 anh chung nhà mới SCB nghe đâu vì "dính" chéo nhau nhiều quá nên phải về ở chung nhà luôn!

Còn các anh DN của mình thì cũng ko nên hoàn toàn trách ngân hàng được! Trước nên trách các anh thuyền nhỏ mà cứ đòi đánh bắt xa bờ, tiền ít mà cứ đòi hít dầu thơm, tay không đòi bắt giặc, kinh doanh mà toàn nhờ vào vốn ngân hàng,...
Ngân hàng thì có vài chục cái thôi, còn DN thì tới vài chục ngàn cái, vài trăm ngàn cái nên NN chăm chút nh hơn cũng ko có gì là lạ!
Ngoài ra còn 1 số CS, lợi ích nhóm, hiệu quả đầu tư công,...cũng gây khó khăn cho nhiều DN,...

(Lâu lâu vô chém gió chút! kekeke)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên