“Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có kết quả” – Thomas Edison
Ra thành phố trọ học, thương bố mẹ vất vả kiếm tiền, tôi tập tọe xin đi làm CTV viết bài PR cho một công ty truyền thông nhỏ. Khả năng viết lách đủ khiến tôi tự tin khi nộp hồ sơ nhưng chẳng đủ để cho tôi động lực khi đã hơn 1 tháng trôi qua mà chưa có bài nào được chấp nhận, chưa ý tưởng nào được coi là tạm ổn.
Tôi quay cuồng, ý nghĩ phải nhanh chóng kiếm ra tiền khiến tôi sợ hãi. Tôi gần như gục ngã khi phía bên công ty nói rằng 1 tháng thử việc đã kết thúc và… họ rất tiếc. Nếu họ tiếc một thì tôi tiếc mười. Thời gian của tôi, công sức của tôi. Bạn bè nhìn tôi ngán ngẩm. “Bơi ngược dòng” để theo đuổi nghề nghiệp không đúng chuyên ngành, tôi lẽ ra nên mang về vài điều gì đó có giá trị, rồi thì sao? Hẳn là, tôi sẽ mãi ôm ấp thất bại ấy cho tới khi tôi tìm ra nguồn cảm hứng trong cuộc sống đời thường, rằng tôi chẳng thể nào ngồi một chỗ và bịa ra mọi thứ.
Muốn viết giỏi phải trải nghiệm nhiều, ngay cả khi đó chỉ là những dòng quảng cáo cho một sản phẩm nào đó thì vốn sống người ta cũng cần phải phong phú theo. Tôi “khởi nghiệp” lại từ đâu, vốn liếng đã khá khẩm hơn. Chưa bao giờ tôi kì vọng vào bản thân mình nhiều đến thế. Và may mắn đã mỉm cười khi bản “debut” nhanh chóng tìm đến với tôi.
Tối qua, tôi online và thấy nick cô bạn cùng lớp sáng đèn. Tôi nhảy vào hỏi “Định sang Sing thực tập theo chương trình của trường thật đấy à?”. Cô bạn ngạc nhiên hỏi sao tôi biết. Khi tôi nói rằng Bích Phương, bạn thân của hai đứa tôi kể vậy, cô bạn liền dặn tôi không được nói với ai khác. Hỏi ra mới biết, cô bạn không muốn nhiều người biết về kế hoạch ấy, sợ rằng nếu không may trượt vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, cũng chẳng ai biết mà chê cười. Thậm chí, cô ấy muốn nhờ tôi hỏi kinh nghiệm của những bạn lớp khác đã từng tham gia chương trình này, nhưng lại khéo léo đề nghị tôi hỏi với lý do: người đang có ý định đi là tôi chứ không phải cô bạn ấy. Tôi băn khoăn chút rồi cũng đồng ý.
Thật tình, người bô bô ba ba thành công của mình, những dự định to tát rồi chẳng thể duy trì nó đến phút cuối không phải người dễ ưa. Nhưng những người muốn bí mật hóa mọi chuyện vì sợ hãi thất bại của bản thân sẽ bị mang ra làm trò hề như này cũng thật nực cười. Lẽ nào, thi trượt một kì thi, bỏ lỡ một cơ hội lại là điều tội lỗi đến thế?
Ai mà chẳng có một lần thất bại. Xưa bé tập đi ta chẳng đã ngã cả… trăm lần. Ngồi tập viết, ta bị bố la mắng không ít chỉ vì nguệch ngoạc không ra chữ. Ta bi bô tập nói cả năm trời mới nói trọn vẹn những câu dài và có ý nghĩa. Chẳng có hành trình nào là đơn giản, với ngay cả những thứ thuộc về bản năng. Thế nên thất bại là điều dễ hiểu. Đời người đôi khi kì dị, thành công quá bị người ta ghen ăn tức ở, lúc thật bại lại lo người ta khinh.
Khi người ta còn trẻ, người ta luôn có cơ hội sai và sửa sai. Ngay cả khi đã già, sai vẫn là điều bình thường, dẫu rằng sự khắc nghiệt của tháng năm không còn nhường chỗ cho những khát vọng muốn sửa chữa. Bạn và tôi, chúng ta còn trẻ, chúng ta có đủ nhiệt huyết để bước tiếp, dẫu có thể vấp ngã, có thể thất bại. Bởi thực ra, thất bại cũng chẳng phải thứ gì to tát lắm. Hãy cứ nghĩ và nói như Edison, cha đẻ của bóng đèn mang lại ánh sáng cho tất cả chúng ta, rằng: “Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có kết quả”. Nói thôi là chưa đủ, nhưng nếu chưa thể bắt tay vào “thất bại”, hãy khởi đầu bằng việc nghĩ như vậy!
Ra thành phố trọ học, thương bố mẹ vất vả kiếm tiền, tôi tập tọe xin đi làm CTV viết bài PR cho một công ty truyền thông nhỏ. Khả năng viết lách đủ khiến tôi tự tin khi nộp hồ sơ nhưng chẳng đủ để cho tôi động lực khi đã hơn 1 tháng trôi qua mà chưa có bài nào được chấp nhận, chưa ý tưởng nào được coi là tạm ổn.
Tôi quay cuồng, ý nghĩ phải nhanh chóng kiếm ra tiền khiến tôi sợ hãi. Tôi gần như gục ngã khi phía bên công ty nói rằng 1 tháng thử việc đã kết thúc và… họ rất tiếc. Nếu họ tiếc một thì tôi tiếc mười. Thời gian của tôi, công sức của tôi. Bạn bè nhìn tôi ngán ngẩm. “Bơi ngược dòng” để theo đuổi nghề nghiệp không đúng chuyên ngành, tôi lẽ ra nên mang về vài điều gì đó có giá trị, rồi thì sao? Hẳn là, tôi sẽ mãi ôm ấp thất bại ấy cho tới khi tôi tìm ra nguồn cảm hứng trong cuộc sống đời thường, rằng tôi chẳng thể nào ngồi một chỗ và bịa ra mọi thứ.
Muốn viết giỏi phải trải nghiệm nhiều, ngay cả khi đó chỉ là những dòng quảng cáo cho một sản phẩm nào đó thì vốn sống người ta cũng cần phải phong phú theo. Tôi “khởi nghiệp” lại từ đâu, vốn liếng đã khá khẩm hơn. Chưa bao giờ tôi kì vọng vào bản thân mình nhiều đến thế. Và may mắn đã mỉm cười khi bản “debut” nhanh chóng tìm đến với tôi.
Tối qua, tôi online và thấy nick cô bạn cùng lớp sáng đèn. Tôi nhảy vào hỏi “Định sang Sing thực tập theo chương trình của trường thật đấy à?”. Cô bạn ngạc nhiên hỏi sao tôi biết. Khi tôi nói rằng Bích Phương, bạn thân của hai đứa tôi kể vậy, cô bạn liền dặn tôi không được nói với ai khác. Hỏi ra mới biết, cô bạn không muốn nhiều người biết về kế hoạch ấy, sợ rằng nếu không may trượt vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, cũng chẳng ai biết mà chê cười. Thậm chí, cô ấy muốn nhờ tôi hỏi kinh nghiệm của những bạn lớp khác đã từng tham gia chương trình này, nhưng lại khéo léo đề nghị tôi hỏi với lý do: người đang có ý định đi là tôi chứ không phải cô bạn ấy. Tôi băn khoăn chút rồi cũng đồng ý.
Thật tình, người bô bô ba ba thành công của mình, những dự định to tát rồi chẳng thể duy trì nó đến phút cuối không phải người dễ ưa. Nhưng những người muốn bí mật hóa mọi chuyện vì sợ hãi thất bại của bản thân sẽ bị mang ra làm trò hề như này cũng thật nực cười. Lẽ nào, thi trượt một kì thi, bỏ lỡ một cơ hội lại là điều tội lỗi đến thế?
Ai mà chẳng có một lần thất bại. Xưa bé tập đi ta chẳng đã ngã cả… trăm lần. Ngồi tập viết, ta bị bố la mắng không ít chỉ vì nguệch ngoạc không ra chữ. Ta bi bô tập nói cả năm trời mới nói trọn vẹn những câu dài và có ý nghĩa. Chẳng có hành trình nào là đơn giản, với ngay cả những thứ thuộc về bản năng. Thế nên thất bại là điều dễ hiểu. Đời người đôi khi kì dị, thành công quá bị người ta ghen ăn tức ở, lúc thật bại lại lo người ta khinh.
Khi người ta còn trẻ, người ta luôn có cơ hội sai và sửa sai. Ngay cả khi đã già, sai vẫn là điều bình thường, dẫu rằng sự khắc nghiệt của tháng năm không còn nhường chỗ cho những khát vọng muốn sửa chữa. Bạn và tôi, chúng ta còn trẻ, chúng ta có đủ nhiệt huyết để bước tiếp, dẫu có thể vấp ngã, có thể thất bại. Bởi thực ra, thất bại cũng chẳng phải thứ gì to tát lắm. Hãy cứ nghĩ và nói như Edison, cha đẻ của bóng đèn mang lại ánh sáng cho tất cả chúng ta, rằng: “Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có kết quả”. Nói thôi là chưa đủ, nhưng nếu chưa thể bắt tay vào “thất bại”, hãy khởi đầu bằng việc nghĩ như vậy!
Sưu tầm