Vài Điều Căn Bản về Currency Market (DỄ HIỂU)

tranthuy1907

Thành viên tích cực
Tình cờ đọc được bài này, rất dễ hiểu dành cho bạn nào mới tìm hiểu về thị trường ngoại hối nhé :)

1. Currency market là gì ?

Đây là một thị trường được dựng lên bởi các nhà banks lớn liên kết với nhau. Mục đích chính của thị trường là trao đổi tiền tệ giữa các ngân hàng. Dần dà currency market lớn dần và trở nên một thị trường tài chánh giống như bao thị trường tài chánh khác. Tuy nhiên, bản chất của nó không phải là đầu tư, mà là hedge. Có nghĩa là người ta sinh ra nó để nó giúp các đại công ty, các ngân hàng bảo vệ tài sản, sản phẩm của họ qua hình thức tài chính. Thị trường nào cũng có hai loại người chính, hedgers hay có thể là investors, và speculators (đầu cơ). Hedgers là người tạo nên lực cung cầu của thị trường. Còn speculators thì tạo nên liquidity cho thị trường. Hai lực này hợp lại tạo nên currency market là một thị trường lớn nhất trong tất cả các thị trường tài chánh của thế giới.


2. Currency market họat động 24/24 ,vậy tại sao mỗi ngày lại có giờ mở cửa của các thị trường?

Giờ mở cửa các thị trường là giờ bản xứ. Còn currency market thì lúc nào cũng mở cửa. Thị trường bản xứ, chẳng hạn như thị trường Hoa Kỳ, có thể đóng. Nhưng currency market vẫn có thể trade tại một thị trường khác, ở một giá gần như là tương tự giá của thị trường vừa đóng. Người ta thường nói đùa rằng currency market là một thị trường "follow the sun." Có nghĩa là một thị trường không bao giờ ngũ. Nó di chuyển từ đại lục này sang đại lục khác, theo chân mặt Trời.


3. Giờ mở cửa thị trường có phải lúc đó các Big Trader bắt đầu họat động?

Không. Traders không hoạt động theo giờ. Họ họat động theo news và theo tầm quan trọng của những sự việc đang xảy ra vòng quanh thế giới đã và đang ảnh hưởng vào giá thị trường. Vì thị trường hầu như không bao giờ đóng cho nên khi có tin tức quan trọng thì traders có thể trade currency với bất cứ nơi nào trên thế giới.


4. Các US Trader giữ vai trò như thế nào đ/v Currency market ? Giờ họat động của họ ?

Traders là một bộ phận chung của thị trường, chứ không phải đứng ngoài thị trường. Họ không có nhiệm vụ gì hết. Họ vào cuộc chơi với một ý nghĩ duy nhất. Đó là kiếm tiền, và kiếm cho thật nhiều tiền. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, với một túi tiền lớn gấp trăm ngàn lần số tiền của các retail traders, professional traders cung cấp cho thị trường một điều quan trọng nhất của tất cả market. Đó là liquidity.


5. Giá (price) trong currency market được hình thành như thế nào?

Price được thành hình qua một phương thức gọi là price discovery. Có nghĩa là đấu giá. Người nào muốn bán giá nào thì post lên, nếu đúng giá thì sẽ có người mua. Và cứ lần lần như thế mà giá được tạo thành. Đây là căn bản của các thị trường tài chánh thế giới khi họ định giá một vật gì. Vì giá được định qua phương pháp này cho nên giá thật ra chỉ là một khái niệm, không có gì là chính xác cho lắm. Cũng chính vì thế giá luôn thay đổi vì khái niệm của giá luôn thay đổi tùy theo cái nhìn của mỗi trader trong cuộc chơi, và tùy theo những tin tức kinh tế, và diễn biến của chính trị hằng ngày trên thế giới.


6. Pips là gì? Mối tương quan giữa Quantity và pips?

Pips là đơn vị nhỏ nhất để đo mực độ lên xuống của giá trong currency market. Quantity không dính líu gì đến sự thành hình của pip cả. Quantity là số lượng tiền được mua bán tại một giá nào đó. Nếu số lượng (quantity) nhiều thì nó sẽ thay đổi hướng đi của giá. Pips chỉ thay đổi khi GIÁ TRỊ của lot thay đổi. Giá trị của lot không phải là quantity mà là LOT VALUE. Giá trị của lot cho mổi đồng tiền đều khác nhau ít nhiều. Từ giá trị của lot, người ta mới tính ra pip.


7. Market makers khác brokers như thế nào?

Câu hỏi này liên quan đến cơ cấu của thị trường tài chánh nói chung, chứ không hẳn của currency market nói riêng. Currency market mới được thành lập (currency trading) vào khoảng năm 1973 khi TT Nixon bải bỏ hiệp ước Brettonwood. Cùng thời điểm đó là giai đoạn bắt đầu của OTC market tại Hoa Kỳ. Cho nên currency market xài OTC model làm phương pháp mua bán currency.

Trong phương thức điều hành một thị trường tài chánh qua hình thức đấu giá, người ta có hai mô hình. Mô hình thứ nhất gọi là mô hình SPECIALIST. Đây là phương thức mà thị trường NYSE đã xài gần 100 năm qua. Mô hình thứ nhì gọi là MARKET MAKER. Đây là mô hình của thị trường Nasdaq. Market making là một cách tạo nên market trong đồng tiền nào đó, chẳng hạn như đồng Euro, hay trong một stock nào. Nhiệm vụ của người market maker là KIẾM NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN để hai người này có thể trao đổi hàng hóa với nhau theo đúng danh từ của chữ MARKET. Họ là người tạo ra thị trường bằng cách MATCH người mua và người bán lại với nhau. Đó là định nghĩa và nhiệm vụ của họ. Họ không có trách nhiệm về giá cả thị trường. Giá cả là do người mua và bán quyết định. Nếu anh bạn là một cậu học trò, và câu hỏi này liên quan đến bài tập trong trường thì đây là câu trả lời chính xác về định nghĩa của một market maker là gì.

Ngược lại, trong thực tế khi chúng ta trade thì market maker có thể làm một trong hai điều sau đây. Họ có thể EXECUTE cái order trên hai phương diện: AGENCY & PRINCIPAL. Nếu họ execute cái order trên phương diện agency thì có nghĩa là họ chỉ match người mua và người bán lại với nhau. Họ không có thắng thua gì trong cái order đó. Có nghĩa là họ không có dự phần vào công việc trading. Lợi nhuận của họ trong cái trade này là điểm spread của giá, thường là 3 đến 4 pips. Còn nếu họ execute cái order trên phương diện của một PRINCIPAL thì cái đó có nghĩa là họ chấp nhận mua bán với khách. BUY order mà vào thì họ sẽ chấp nhận bán ra để thỏa mãn cái order đó. SELL order mà vào thì họ sẽ mua vô. Nói các khác, họ là chấp nhận take the opposite side of the trade. Không phải brokerage house (danh từ nhà nghề khi nói đến các hãng broker) nào cũng làm được như thế. Nếu hãng broker chỉ có thể execute order của khách qua hình thức AGENCY thì họ chỉ là broker theo đúng nghĩa danh từ. Còn hãng nào mà làm luôn hai thứ. Đó gọi là BROKER & DEALER. Đây thường là đại công ty, là đại gia của nghề brokering. Theo tôi biết thì hầu hết các broker mà chúng ta (retail clients) xài đều là broker thui. Còn các đại công ty như Citibank, Bank of America thì mới là Broker Dealer.

(Nguồn: http://vangsaigon.com/forum/archive/index.php?t-19.html&)

Gold
 
Bài này hính như lôi từ Vietcurrency qua Vangsaigon rồi qua đây. :D
 
Cho thên thông tin đi bạn. Có dịp sẽ ủng hộ bạn

- - - Updated - - -



Cho thên thông tin đi bạn. Có dịp sẽ ủng hộ bạn


hj. Bạn liên hệ với mình mình sẽ gửi tài liệu cho bạn. là tài liệu của anh ấy viết nên mình ko thể đăng. Với lại toàn file toàn chữ và chart dài không ah. Up lên đây chắc bị tràn mất
 
Up cho ban ne, rút nhu cau bán máy xưa xin ghe website o chu ky ung ho tổng nha!!^^
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên