Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo

hoatranhanu

Verified Banker
Gửi các anh, chị.
Hiện tại em đang có thắc mắc và rất muốn nhận được góp ý của các anh, chị.

Căn cứ theo Điều 12, Khoản 6, Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì:
6. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm:
a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%;
b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%;
c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
- Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.

Vậy:
1. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C) sẽ được xếp vào khoản nào?
2. Bảo lãnh thư từ công ty bảo hiểm sẽ được xếp vào khoản nào? (Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 50% giá trị của TSDB, tuy nhiên khách hàng có nhu cầu vay nhiều hơn nên sẽ ký kết một hợp đồng với công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ phát hành chứng thư tương đương với phần chênh lệch mà khách hàng muốn vay thêm. Nếu như khách hàng không trả được nợ thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả thay).
3. Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ xếp vào đâu? Tại thông tư 02/2013/TT-NHNN thì chỉ đề cấp đến "Bất động sản". Theo như Luật dân sự 2005 thì "Bất động sản" không thể hiện tới phần Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên khi đi thế chấp thì Ngân hàng phải thế chấp nó.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ anh, chị.
Em cảm ơn.
 
Theo thực tế làm thì mình thấy thế này
1. Tỷ lệ khấu trừ TSDB dùng để xác định giá trị phải tính dự phòng
2. Việc chia nhóm các TSBD bạn đề cập như sau:
- Thư tín dụng dự phòng: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
- Bảo lãnh thư từ công ty bảo hiểm: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Nếu hồ sơ thế chấp được hoàn thiện theo như quy định với BDS tại nghị định 83: vào loại Bất động sản: 50%
+ Trường hợp còn lại: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
 
Theo thực tế làm thì mình thấy thế này
1. Tỷ lệ khấu trừ TSDB dùng để xác định giá trị phải tính dự phòng
2. Việc chia nhóm các TSBD bạn đề cập như sau:
- Thư tín dụng dự phòng: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
- Bảo lãnh thư từ công ty bảo hiểm: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Nếu hồ sơ thế chấp được hoàn thiện theo như quy định với BDS tại nghị định 83: vào loại Bất động sản: 50%
+ Trường hợp còn lại: vào loại TSBD khác với max khấu trừ 30%
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Về 02 trường hợp đầu tiên thì mình hiểu. Trường hợp thứ 3 về Bất động sản thì chưa được hiểu kỹ lắm. Do không có cái nào quy định rõ ràng về sự liên quan giữa BĐS với Quyền sử dụng đất cả :(. Bạn có thể nói rõ hơn giúp mình về thực hiện theo Nghị định 83 là như nào không?
 
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Về 02 trường hợp đầu tiên thì mình hiểu. Trường hợp thứ 3 về Bất động sản thì chưa được hiểu kỹ lắm. Do không có cái nào quy định rõ ràng về sự liên quan giữa BĐS với Quyền sử dụng đất cả :(. Bạn có thể nói rõ hơn giúp mình về thực hiện theo Nghị định 83 là như nào không?

1. Theo quy định của luật dân sự 2005 thì:
"
Điều 174. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."

Điều 167. Đăng ký quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

=> như vậy, những cái bạn nói như "Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất" là giấy tờ thể hiện sự sở hữu đối với bất động sản theo Điều 167 => nó là bất động sản

2. Theo khoản 3, điều 12, TT02 thì TSBD phải đủ các điều kiện (trong đó có đk phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm) mới được coi là TSBD để khấu trừ tính dự phòng

3. Theo quy định của nghị định 163 và nghị định 83 về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm thì với bất động sản phải thực hiện như hợp đồng thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm phải có xác nhận của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,...
 
1. Theo quy định của luật dân sự 2005 thì:
"
Điều 174. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."

Điều 167. Đăng ký quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

=> như vậy, những cái bạn nói như "Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất" là giấy tờ thể hiện sự sở hữu đối với bất động sản theo Điều 167 => nó là bất động sản

2. Theo khoản 3, điều 12, TT02 thì TSBD phải đủ các điều kiện (trong đó có đk phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm) mới được coi là TSBD để khấu trừ tính dự phòng

3. Theo quy định của nghị định 163 và nghị định 83 về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm thì với bất động sản phải thực hiện như hợp đồng thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm phải có xác nhận của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,...
Cảm ơn bạn nhiều nhé, mình sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Thực ra thì ở 02 vấn đề đầu tiên là Thư tín dụng dự phòng và Chứng thư bảo hiểm mình vẫn còn chút thắc mắc. Theo như Luật các công cụ chuyển nhượng và Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam thì:
1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định (Luật các công cụ chuyển nhượng)
2. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. (Luật Ngân hàng nhà nước).

Vậy tại sao không thể coi hai cái kia là giấy tờ có giá hay công cụ chuyển nhượng. Vì trong đó nó có quy định về nghĩa vụ trả nợ, cam kết thanh toán...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên