TƯ VẤN VAY NGÂN HÀNG

· Là Công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều (Người đi làm hưởng lương, Chủ hộ kinh doanh cá thể và Chủ doanh nghiệp)
· Có độ tuổi từ 18 – 65 đối với người vay và 70 với người bảo lãnh
· Có hộ khẩu/ sổ tạm trú dài hạn hoặc giấy đăng ký tạm trú tại địa chỉ đang ở
· Người làm công ăn lương:
1. Có thu nhập có thể chứng minh được tối thiểu 10 triệu đồng/tháng (từ lương của 02 vợ chồng, nhà cho thuê, xe cho thuê,..)
2. Kinh nghiệm làm việc tối thiểu 1 năm trở lên (có thể 3 tháng ở công việc hiện tại và 9 tháng ở công việc trước đó)
· Tài sản thế chấp chính chủ hoặc bên bảo lãnh
· Nhà thế chấp được định giá từ 100 triệu VĐN trở lên theo định giá của Ngân hàng tại ĐÀ NẴNG
· Tài sản thế chấp có thể là tài sản mua của dân hoặc căn hộ với diện tích phải lớn hơn hoặc bằng 30m2 đối với nhà và 36m2 đối với đất trống.
· Đã có sổ đỏ (nếu tài sản khu vực mua ở khu vực ngoại thành yêu cầu tài sản phải gắn liền với đất trên sổ đỏ)
· Tiêu chí đường trước nhà (ngõ vào nhà) phải rộng trên 2m (một số Quận trong nội thành có thể chấp nhận 1.5m)
· Không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức nào
Lời khuyên cho chị khi vay tiền là hãy hỏi thật kỹ những điều kiện của khoản vay vì thông thường khách hàng sẽ không đọc và không hiểu hết những câu chữ trên hợp đồng nên cần hỏi trước và kiểm tra lại trên hợp đồng. Những vấn đề cần chú ý như sau:
- Công thức điều chỉnh lãi suất như thế nào? Vì mỗi ngân hàng có 1 công thức tính khác nhau. Ví dụ NH A có công thức điều chỉnh lãi suất (lãi năm) là: lãi suất tiết kiệm 13 tháng lãi cuối kỳ + 5%. Với công thức này mình dễ dàng đối chiếu với mức lãi suất huy động công bố của ngân hàng A để hình dung lãi suất của mình sẽ thay đổi như thế nào và xu hướng tương lai ra sao. Nhưng ngân hàng B lại có công thức như sau: lãi suất mua bán vốn nội bộ tại thời điểm thay đổi + 2%, nếu không chú ý kỹ thì mình dễ lầm tưởng là NH này có lãi suất vay rẻ (vì lãi suất các tháng đầu tiên rất thấp), nhưng thật ra lãi suất mua bán vốn nội bộ của ngân hàng là bao nhiêu thì khách hàng không thể biết được và chắc chắn sau khi điều chỉnh lãi suất sẽ nhảy vọt.
- Việc phạt trả nợ trước hạn sẽ như thế nào? Chị lưu ý là trả nợ trước hạn là bao gồm trả 1 lần hết toàn bộ dư nợ hoặc khi đột xuất có tiền trả 1 ít vào (nhiều lần như vậy) hoặc khi đóng tiền ngân hàng hàng tháng thì trả tiền vốn gốc nhiều hơn số tiền phải trả cho ngân hàng theo hợp đồng. Tất cả những thao tác trên đều dẫn tới hợp đồng vay của mình sẽ kết thúc trước hạn, khi đó ngân hàng sẽ áp dụng phạt như thế nào đối với mỗi thao tác, công thức tính phạt ra sao?
- Khi vay thì các loại phí sẽ đóng là gì? Bao nhiêu? Các điều kiện khi giải ngân là gì? Sau giải ngân phải chứng minh mục đích sử dụng vốn như thế nào?
- Sau khi vay, khách hàng có nhu cầu liên quan đến giấy tờ đang thế chấp thì ngân hàng sẽ hỗ trợ ra sao? Ví dụ phí xuất tài sản để sao y giấy tờ, hỗ trợ đổi giấy tờ sang giấy mới, hoàn công sau sửa chữa....
- Trước khi ký bất kỳ văn bản nào của ngân hàng cần đọc kỹ nội dung và đảm bảo mình hiểu hết các nội dung đó. Có tình trạng một số ngân hàng yêu cầu khách hàng ký văn bản ủy quyền bán tài sản khi khách hàng không trả được nợ trong 3 tháng, 6 tháng.
- Hiện tại lãi suất vay ngắn hạn bình quân là 11%/năm, trung dài hạn bình quân là 13%/năm. Đối với các offer thấp hơn mức này sẽ được ngân hàng bù lại khi điều chỉnh lãi suất và rủi ro là ngân hàng sẽ bù trong toàn bộ thời gian vay còn lại sau khi hết thời gian ưu đãi.
- Tất cả các mức lãi suất, phí nếu thấy bất hợp lý đều có thể đề nghị ngân hàng xem xét lại trong quá trình vay.
- Khi chuẩn bị hồ sơ vay cần nhanh chóng, trung thực và đúng yêu cầu thì ngân hàng mới giải quyết nhanh được, nhiều khách hàng không làm đúng dẫn đến phải bổ sung nhiều lần mất thời gian.
- Cuối cùng, khi vay ngân hàng khách hàng không cần bận tâm là phải lót tay cho nhân viên. Nếu nhân viên nào gợi ý thì không nên tiếp tục làm hồ sơ ở ngân hàng đó nữa.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,413
Thành viên mới nhất
kyzsvncuao1333
Back
Bên trên