{Trao đổi } Quan điểm của các Bankers như thế nào về việc giải ngân để bù đắp vốn lưu động

mrtranmsb

Verified Banker
Mình xin đưa vấn đề cùng trao đổi với các Bankers nhé:

Có một doanh nghiệp vay vốn lưu động và trước đó họ đã dùng vốn tự có để thanh toán cho nhà cung cấp B (chứng từ chứng minh là các hóa đơn VAT, phiếu nhập kho, ủy nhiệm chi chuyển tiền cho B). Trên các hóa đơn này chưa có đóng dấu đã tài trợ của các Ngân hàng khác.

Sau đó vì muốn rút tiền mặt để bù đắp lại phần vốn tự có trên nên DN đã đề xuất Ngân hàng cho giải ngân bằng tiền mặt. Tuy nhiên Ngân hàng không đồng ý vì cho rằng chỉ xem xét bù đắp cho các chi phí đầu tư của DN (nôm na là các chi phí đầu tư dự án), đối với các trường hợp DN giải ngân bù đắp vốn lưu động là không hợp lý vì nếu DN có phát sinh nhu cầu cần tiền để thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng cũng hoàn toàn có thể giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp của DN. Ngân hàng không đồng ý giải ngân tiền mặt để DN sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, gây rủi ro cho khoản vay.

Các Bankers quân tâm thì cho ý kiến chia sẻ nhé. :)
 
Mình xin đưa vấn đề cùng trao đổi với các Bankers nhé:

Có một doanh nghiệp vay vốn lưu động và trước đó họ đã dùng vốn tự có để thanh toán cho nhà cung cấp B (chứng từ chứng minh là các hóa đơn VAT, phiếu nhập kho, ủy nhiệm chi chuyển tiền cho B). Trên các hóa đơn này chưa có đóng dấu đã tài trợ của các Ngân hàng khác.

Sau đó vì muốn rút tiền mặt để bù đắp lại phần vốn tự có trên nên DN đã đề xuất Ngân hàng cho giải ngân bằng tiền mặt. Tuy nhiên Ngân hàng không đồng ý vì cho rằng chỉ xem xét bù đắp cho các chi phí đầu tư của DN (nôm na là các chi phí đầu tư dự án), đối với các trường hợp DN giải ngân bù đắp vốn lưu động là không hợp lý vì nếu DN có phát sinh nhu cầu cần tiền để thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng cũng hoàn toàn có thể giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp của DN. Ngân hàng không đồng ý giải ngân tiền mặt để DN sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, gây rủi ro cho khoản vay.

Các Bankers quân tâm thì cho ý kiến chia sẻ nhé. :)
Mình có ý kiến như sau:
  1. Về nguyên tắc, việc giải ngân cho các DN luôn luôn phải thực hiện chuyển khoản => việc DN muốn rút tiền mặt là không thỏa đáng.
  2. Việc giải ngân ra cho DN đó mà không chứng minh được DN dùng làm những gì thì cũng ko đủ khả năng để giải ngân. Vì mục tiêu là giải ngân phải được sử dụng để sinh lời, tránh trường hợp nằm im một chỗ hoặc sử dụng sai mục đích. Vì thế, câu "DN có phát sinh nhu cầu cần tiền để thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng cũng hoàn toàn có thể giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp của DN. Ngân hàng không đồng ý giải ngân tiền mặt để DN sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, gây rủi ro cho khoản vay" là hoàn toàn đúng đắn.
 
Theo tôi, thì DN có thể được giải ngân bằng tiền mặt trong trường hợp trả lương nhân công... theo TT 09/TT-NHNN.
Còn đối với trường hợp trên của bạn nêu ra thì mình không đồng ý giải ngân vì không thể kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
 
Mình xin đưa vấn đề cùng trao đổi với các Bankers nhé:

Có một doanh nghiệp vay vốn lưu động và trước đó họ đã dùng vốn tự có để thanh toán cho nhà cung cấp B (chứng từ chứng minh là các hóa đơn VAT, phiếu nhập kho, ủy nhiệm chi chuyển tiền cho B). Trên các hóa đơn này chưa có đóng dấu đã tài trợ của các Ngân hàng khác.

Sau đó vì muốn rút tiền mặt để bù đắp lại phần vốn tự có trên nên DN đã đề xuất Ngân hàng cho giải ngân bằng tiền mặt. Tuy nhiên Ngân hàng không đồng ý vì cho rằng chỉ xem xét bù đắp cho các chi phí đầu tư của DN (nôm na là các chi phí đầu tư dự án), đối với các trường hợp DN giải ngân bù đắp vốn lưu động là không hợp lý vì nếu DN có phát sinh nhu cầu cần tiền để thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng cũng hoàn toàn có thể giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp của DN. Ngân hàng không đồng ý giải ngân tiền mặt để DN sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, gây rủi ro cho khoản vay.

Các Bankers quân tâm thì cho ý kiến chia sẻ nhé. :)
Vốn tự có theo mình được biết chỉ dùng cho ngân hàng và các định chế tài chính. Còn đối với các tổ chức kinh tế ngoài ngân hàng thì có Vốn điều lệ, vốn góp của chủ sở hữu và Vốn CSH (bao gồm vốn các chủ sở hữu góp vào và các quỹ + thặng dư cổ phần + ...). Không biết bạn đề cập Vốn tự có ở đây là vốn nào???

Còn về trường hợp bạn nêu nên thì mình thấy nó cũng hiếm xảy ra và chắc không mấy ngân hàng chịu giải ngân cho trường hợp này đâu (trừ khi là công ty thân quen của Ngân hàng và có chỉ đạo giải ngân của sếp)
 
Vốn tự có theo mình được biết chỉ dùng cho ngân hàng và các định chế tài chính. Còn đối với các tổ chức kinh tế ngoài ngân hàng thì có Vốn điều lệ, vốn góp của chủ sở hữu và Vốn CSH (bao gồm vốn các chủ sở hữu góp vào và các quỹ + thặng dư cổ phần + ...). Không biết bạn đề cập Vốn tự có ở đây là vốn nào???

Đối với doanh nghiệp thì vốn tự có góp vào dự án là từ nhiều nguồn bạn ạ, có thể trích từ các nguồn như bạn nói, có thể huy động thêm, có thể tưv vốn lưu động, nói chung lại đó là khoản vốn mà DN bỏ ra để đtư vào dự án, nếu thiếu thì sẽ vay thêm từ nguồn khác bổ sung (ví dụ như ngân hàng).

-----------------------------------------------

Đối với trường hợp chủ topic thì mình nghĩ xác suất cho vay là rất thấp.
 
Bình thường thì chả ai giải ngân tiền mặt kiểu này được. Nếu là khách quen, lịch sử quan hệ tốt, đáng tin cậy thì làm phương án khác cho khách đi: Chi lương, thưởng, bảng kê hàng hóa, hợp đồng mua bán < ... trđ
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,083
Tổng số thành viên
351,444
Thành viên mới nhất
A Flock of Seag
Back
Bên trên