Chưa có kinh nghiệm, nên thậm chí xin việc vào vị trí nào trong CTCK, công ty quản lý quỹ cũng khiến nhiều sinh viên mới ra trường gặp khó khăn.
>>> [HOT] Sếp ngân hàng bày cách tìm việc thời khủng hoảng
>>> Lời khuyên của những nhà lãnh đạo nổi tiếng dành cho tân cử nhân
>>> Sinh viên lắng nghe chia sẻ đa chiều về tài chính
>>> Câu chuyện của giám đốc nhân sự gửi nữ sinh Khoai Tây
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 1)
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 2)
Đó là chưa kể việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác từ nhà tuyển dụng liên quan đến chuyên môn. Để giải đáp vấn đề này, cuối tuần qua, sự kiện giao lưu định hướng nghề nghiệp lĩnh vực tài chính dưới sự tài trợ của Viện CFA đã được tổ chức tại trụ trở Công ty TNHH Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC.
Chưa có kinh nghiệm, nên chọn vị trí nào tại CTCK?
Đây chính là câu hỏi khởi nguồn cho ý tưởng tổ chức giao lưu định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngày cuối tuần qua.
Ông Mai Trung Dũng, Phó Giám đốc CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, diễn giả của buổi giao lưu chia sẻ, tùy theo từng đặc điểm cá nhân mà các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm có thể nộp đơn tuyển dụng vào các vị trí như: môi giới, phân tích, hay các bộ phận mang tính hỗ trợ. Đối với các bộ phận đầu tư, kiểm soát nội bộ, thông thường sẽ được luân chuyển từ bộ phận khác.
Các sinh viên tài chính tham dự buổi giao lưu định hướng nghề nghiệp do Viện CFA tài trợ tại trung tâm Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC.
Liên quan đến vấn đề làm sao để đáp ứng được yêu cầu có kinh nghiệm theo đòi hỏi của nhà tuyển dụng, các diễn giả đều cho rằng, khi còn là sinh viên, các bạn trẻ hãy tận dụng cơ hội thực tập tại DN. Việc tham gia các câu lạc bộ, hoặc tự tìm hiểu cá nhân cũng là cách để bạn chứng minh kinh nghiệm của mình với nhà tuyển dụng, dù chưa làm cho tổ chức nào.
“Hãy nghĩ ra ngoài mô tả công việc hiện tại”
Với vốn kiến thức khởi đầu tự nhận là “chẳng có gì, ngoài mác dân Ngoại thương và tiếng Anh”, hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính của bà Lê Thị Việt Nga, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) được những người có mặt không khỏi thán phục. “Hãy nghĩ ra ngoài mô tả công việc của bạn và định hướng chính xác lĩnh vực công việc”, là những gì mà bà Nga trao đổi.
Từ một giao dịch viên của Techcombank, một vị trí theo bà Nga là rất thấp lúc khởi điểm, bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Nga là khi chuyển qua làm giao dịch viên của BIDV và phát triển một sản phẩm mới được áp dụng cho toàn hệ thống của Ngân hàng. Đây là những khởi đầu cho việc bà Nga sau này trở thành Giám đốc của Techcombank Capital, một công việc mà bà đã yêu thích từ nhiều năm trước đó.
Theo bà Nga, việc không chỉ làm tốt công việc hiện tại, mà thực hiện cả những công việc nằm ngoài mô tả công việc ban đầu của mình chính là một yếu tố quan trọng giúp mỗi người có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình về công việc. “Khởi đầu thấp không có nghĩa là bạn không có cơ hội để đạt được giấc mơ nghề nghiệp của mình”, bà Nga nói.
Cùng trong ý tưởng này, ông Nguyễn Văn Hạnh, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCK Mekong cũng chia sẻ những kinh nghiệm vươn lên trong nghề nghiệp đầu tư tài chính của mình, từ khởi đầu với bằng cấp thấp và không có liên quan. Từ một nhân viên trong lĩnh vực điện tử, chuyển qua làm lĩnh vực chứng khoán, khát vọng làm giàu từ chứng khoán đã thôi thúc ông không ngừng học hỏi trong nghề của mình.
Và làm việc như một công nhân
Nhắc đến những người làm việc trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán - ngân hàng, người ta sẽ hình dung đến sự bảnh bao, sang trọng, với môi trường làm việc hào nhoáng cùng những thương vụ trị giá nhiều tỷ đồng. Nhưng, ông Đào Phúc Tường, người đã khá nổi danh trong giới đầu tư tài chính, hiện đang làm quản lý danh mục cho công ty quản lý quỹ APS tại Singapore – một công việc mơ ước cho những ai theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lỹ quỹ, lại tự nhận mình là một… công nhân tài chính. “Hãy lao động như một công nhân thực thụ, làm việc thật nhiều, không ngừng nghỉ, thì bạn mới có thể gặt hái thành công trong lĩnh vực này”, ông Tường nói.
Chia sẻ với các bạn trẻ tại sự kiện định hướng nghề nghiệp, ông Tường cho biết, đối với phân tích đầu tư, việc xây dựng một mô hình phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của DN là rất quan trọng. Để làm được điều này, người làm phân tích phải tìm kiếm thông tin, hiểu rất sâu sắc về hoạt động của DN và phải dành nhiều thời gian, tâm sức.
“Thống kê cho thấy, nếu tính theo kết quả của 5 năm liên tiếp, thì chỉ 10% số quản lý danh mục có thể bằng hoặc thắng thị trường chung. Và để tồn tại được trong ngành này, tôi cho rằng, ngoài kiến thức tốt thì tác phong làm việc chăm chỉ như một công nhân đúng nghĩa là điều hết sức cần thiết”, vị này chia sẻ.
Bùi Sưởng
Theo ĐTCK
>>> [HOT] Sếp ngân hàng bày cách tìm việc thời khủng hoảng
>>> Lời khuyên của những nhà lãnh đạo nổi tiếng dành cho tân cử nhân
>>> Sinh viên lắng nghe chia sẻ đa chiều về tài chính
>>> Câu chuyện của giám đốc nhân sự gửi nữ sinh Khoai Tây
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 1)
>>> Ký sự phỏng vấn xin việc (phần 2)
Đó là chưa kể việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác từ nhà tuyển dụng liên quan đến chuyên môn. Để giải đáp vấn đề này, cuối tuần qua, sự kiện giao lưu định hướng nghề nghiệp lĩnh vực tài chính dưới sự tài trợ của Viện CFA đã được tổ chức tại trụ trở Công ty TNHH Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC.
Chưa có kinh nghiệm, nên chọn vị trí nào tại CTCK?
Đây chính là câu hỏi khởi nguồn cho ý tưởng tổ chức giao lưu định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngày cuối tuần qua.
Ông Mai Trung Dũng, Phó Giám đốc CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, diễn giả của buổi giao lưu chia sẻ, tùy theo từng đặc điểm cá nhân mà các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm có thể nộp đơn tuyển dụng vào các vị trí như: môi giới, phân tích, hay các bộ phận mang tính hỗ trợ. Đối với các bộ phận đầu tư, kiểm soát nội bộ, thông thường sẽ được luân chuyển từ bộ phận khác.
Các sinh viên tài chính tham dự buổi giao lưu định hướng nghề nghiệp do Viện CFA tài trợ tại trung tâm Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC.
Liên quan đến vấn đề làm sao để đáp ứng được yêu cầu có kinh nghiệm theo đòi hỏi của nhà tuyển dụng, các diễn giả đều cho rằng, khi còn là sinh viên, các bạn trẻ hãy tận dụng cơ hội thực tập tại DN. Việc tham gia các câu lạc bộ, hoặc tự tìm hiểu cá nhân cũng là cách để bạn chứng minh kinh nghiệm của mình với nhà tuyển dụng, dù chưa làm cho tổ chức nào.
“Hãy nghĩ ra ngoài mô tả công việc hiện tại”
Với vốn kiến thức khởi đầu tự nhận là “chẳng có gì, ngoài mác dân Ngoại thương và tiếng Anh”, hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính của bà Lê Thị Việt Nga, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) được những người có mặt không khỏi thán phục. “Hãy nghĩ ra ngoài mô tả công việc của bạn và định hướng chính xác lĩnh vực công việc”, là những gì mà bà Nga trao đổi.
Từ một giao dịch viên của Techcombank, một vị trí theo bà Nga là rất thấp lúc khởi điểm, bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Nga là khi chuyển qua làm giao dịch viên của BIDV và phát triển một sản phẩm mới được áp dụng cho toàn hệ thống của Ngân hàng. Đây là những khởi đầu cho việc bà Nga sau này trở thành Giám đốc của Techcombank Capital, một công việc mà bà đã yêu thích từ nhiều năm trước đó.
Theo bà Nga, việc không chỉ làm tốt công việc hiện tại, mà thực hiện cả những công việc nằm ngoài mô tả công việc ban đầu của mình chính là một yếu tố quan trọng giúp mỗi người có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình về công việc. “Khởi đầu thấp không có nghĩa là bạn không có cơ hội để đạt được giấc mơ nghề nghiệp của mình”, bà Nga nói.
Cùng trong ý tưởng này, ông Nguyễn Văn Hạnh, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCK Mekong cũng chia sẻ những kinh nghiệm vươn lên trong nghề nghiệp đầu tư tài chính của mình, từ khởi đầu với bằng cấp thấp và không có liên quan. Từ một nhân viên trong lĩnh vực điện tử, chuyển qua làm lĩnh vực chứng khoán, khát vọng làm giàu từ chứng khoán đã thôi thúc ông không ngừng học hỏi trong nghề của mình.
Và làm việc như một công nhân
Nhắc đến những người làm việc trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán - ngân hàng, người ta sẽ hình dung đến sự bảnh bao, sang trọng, với môi trường làm việc hào nhoáng cùng những thương vụ trị giá nhiều tỷ đồng. Nhưng, ông Đào Phúc Tường, người đã khá nổi danh trong giới đầu tư tài chính, hiện đang làm quản lý danh mục cho công ty quản lý quỹ APS tại Singapore – một công việc mơ ước cho những ai theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lỹ quỹ, lại tự nhận mình là một… công nhân tài chính. “Hãy lao động như một công nhân thực thụ, làm việc thật nhiều, không ngừng nghỉ, thì bạn mới có thể gặt hái thành công trong lĩnh vực này”, ông Tường nói.
Chia sẻ với các bạn trẻ tại sự kiện định hướng nghề nghiệp, ông Tường cho biết, đối với phân tích đầu tư, việc xây dựng một mô hình phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của DN là rất quan trọng. Để làm được điều này, người làm phân tích phải tìm kiếm thông tin, hiểu rất sâu sắc về hoạt động của DN và phải dành nhiều thời gian, tâm sức.
“Thống kê cho thấy, nếu tính theo kết quả của 5 năm liên tiếp, thì chỉ 10% số quản lý danh mục có thể bằng hoặc thắng thị trường chung. Và để tồn tại được trong ngành này, tôi cho rằng, ngoài kiến thức tốt thì tác phong làm việc chăm chỉ như một công nhân đúng nghĩa là điều hết sức cần thiết”, vị này chia sẻ.
Bùi Sưởng
Theo ĐTCK