Tổng hợp Basel I + II

tuananh2271987

Thành viên
Những thiếu sót của Basel I

1. Không phân biệt theo loại rủi ro



  • Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B.
  • Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 khoản nợ cho General Electric (GE-một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao.
2. Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa



  • Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị.
  • Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1.
3. “Cơ lợi” có tính hệ thống

4. Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành

Nội dung cơ bản của Basel II

Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS).

Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:

1. Yêu cầu về vốn tối thiểu
2. Giám sát, và
3. Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

Trụ cột thứ I

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này.

* Tỉ lệ CAR – Tỉ lệ McDonough
* Các cách tiếp cận tính toán yêu cầu về vốn:



  • Rủi ro hệ thống
  • Rủi ro thị trường
  • Rủi ro tín dụng
  • Kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng
* Kết quả QIS

Trụ cột thứ II

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát:



  1. Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.
  2. Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.
  3. Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
  4. Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.
Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Khung hiệp ước mới bao gồm cả:



  • Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.
  • Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên.
Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8%
CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA





Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm:

Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (Internal Ratings Based approach) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.




  1. Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.
  2. Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).
  3. Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn.

Rủi ro thị trường:

Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến):




  1. Cách tiếp cận chuẩn hóa.
  2. Cách tiếp cận mô hình nội bộ (mô hình giá trị khi rủi ro: Value-at-Risk VaR).

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:




  • Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988. Song giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp).
  • Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có).
  • Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.
  • Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.
IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB):




  • Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng.
  • Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.
  • Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.

Trụ cột thứ III

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.







----------------------------------------

Bài viết sưu tầm, có nhiều thuật ngữ hơi khó hiểu (QIS chẳng hạn), các bạn chịu khó tham khảo thêm nhé !

muahakhongquen05
Sep 30 2008, 07:18 PM
Quản lý rủi ro vận hành và khả năng áp dụng Basel 2 tại Việt Nam


Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết. Đáng chú ý là việc áp dụng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Basel đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel 1. Năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Do những hạn chế của Basel 1, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel 2. Hiệp ước Basel 2 gồm 3 trụ cột:

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu;-

Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng;-

Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin.-

Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Về bản chất, Basel 2 chỉ đơn thuần làm tinh xảo hơn cách thức đo lường và tính toán những rủi ro này nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro. Basel 2 vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ đủ vốn. Theo đó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Basel 2 đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel 1 và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.

Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm:

1. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;-

Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;-

Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.-

2. Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường

Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập;-

Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.-

3. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động

Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;-

Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;-

Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.-

Về rủi ro hoạt động, Basel 2 định nghĩa “rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

3.1. Đối với phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hóa

Theo Basel 2, hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel 2.

Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được.

Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basle qui định, thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây). Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%)

Tài trợ doanh nghiệp 18

Các hoạt động mua bán 18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12

Hoạt động ngân hàng thương mại 15

Thanh toán 18

Dịch vụ đại lý 15

Quản lý tài sản có 12

Môi giới bán lẻ 12

3.2. Đối với phương pháp đo lường nâng cao

Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.

Basel 2 cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường. Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Các phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel 2 cũng khuyến khích các ngân hàng tự quản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông qua yêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sự của những chủ thể khác nhau.

4. Vấn đề áp dụng Basel 2 tại Việt Nam

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải hợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro. Điều này dường như đã được các NHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụ theo hướng sáp nhập thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước ngoài.

Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2.

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel 2 đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các TCTD có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hướng hoạt động ngân hàng, từng bước áp dụng các chẩn mực Basel 2.

Riêng đối với phương pháp đo lường nâng cao, phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS đề ra, nên việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có thời gian. Với sự phát triển của thị trường vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch, việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động. Trong khi hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do hệ thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel 2 về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo NHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng như năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.



: Basel II - yêu cầu quản lý rủi ro

ptttuyen2208
10-04-08, 01:07 PM
Gửi các pak tài liệu này tham khảo.

PT3

ptttuyen2208
11-04-08, 03:30 PM
Hi bạn
Bạn có thể cho minh muon tai lieu ve basel II dc hong?

Hiệp ước Basel II thì mình hôk có bạn ơi, chỉ có phần tóm tắt thôi, gửi bạn tham khảo nha. Pak nào có gửi mọi người tham khảo với.:please:

PT3

littledaisy
11-04-08, 05:30 PM
Nội dung Hiệp uớc Basel II tớ cũng không có, nhưng tớ có đuợc một số bài viết có liên quan. Gửi các bạn tham khảo.

Hoang Anh
20-04-08, 12:11 PM
Nên thay đổi cách điều hành hệ thống ngân hàng
(Cập nhật: 19.07.2007 19:23)(TBKTSG)
Từ việc phân tích Chỉ thị 03 của NHNN dưới góc độ của Hiệp ước Basel II, các tác giả đặt vấn đề về cách điều hành hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.

Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn
Một cỡ cho tất cả

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Hiệp ước này ra đời dựa trên việc điều chỉnh Hiệp ước Basel I và bắt đầu áp dụng từ năm 2006. Chỉnh sửa quan trọng trong Basel II là việc không áp dụng một phương pháp, một hệ thống đánh giá duy nhất cho tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Trước đây Basel I bị chỉ trích là “one size fits all”, tức là áp dụng một cách cứng nhắc một thang điểm hệ số duy nhất cho nhiều loại tài sản, cho nhiều ngân hàng khác nhau.

Như vậy, nhìn vào Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hạn chế cầm cố cho vay chứng khoán, có vẻ như chỉ thị này đang áp dụng quy tắc “one size fits all”: dùng một chỉ số 3% tổng dư nợ cho tất cả các ngân hàng, dù đó là ngân hàng rất lớn có vốn hàng ngàn tỉ đồng hay ngân hàng vốn chỉ vài chục đến vài trăm tỉ. Đấy là chưa kể mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro khác nhau, khả năng chịu đựng rủi ro, mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Liệu đây có phải là cách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả với sân chơi thế giới?

Ai cũng thấy mức 3% đối với tổng dư nợ của một ngân hàng lớn tất nhiên phải lớn hơn nhiều lần mức 3% của một ngân hàng thường thường bậc trung. Chỉ thị này vì vậy đã dựng nên một rào cản không nhỏ để một số ngân hàng nhỏ có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, và tập trung ưu thế đó chỉ vào một số ngân hàng lớn. Một chính sách ra đời tuy nhằm bảo đảm an toàn của toàn hệ thống nhưng vô hình trung làm thiệt hại cho một số nhóm lợi ích và làm lợi cho một số nhóm lợi ích khác, liệu có mang lại lợi ích cho toàn hệ thống như dự định ban đầu của NHNN?

Câu trả lời có thể thấy ngay: tính cào bằng không đáng có trong chính sách chẳng những hạn chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhỏ mà còn đẩy rủi ro toàn hệ thống tập trung vào một số ít ngân hàng lớn; đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ thống tài chính hiện đại. Chính sự điều chỉnh của Basel II là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn.

Thay cho tinh thần của Chỉ thị 03 và nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong số nhiều phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro. Nếu làm như vậy chứ không phải áp dụng một tỷ lệ phần trăm “cứng” như kiểu 3% trên tổng dư nợ, mà là một tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng cần có trên các tài sản có rủi ro, tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro của chúng, chính là ta đang hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.

Có phải chỉ có Việt Nam mới cho vay cầm cố chứng khoán?

Đúng là đa số các nước phát triển thường ít khi chấp nhận lấy chứng khoán để cầm cố cho các khoản vay để đem đầu tư lại vào thị trường. Nhưng đó là xét về hoạt động của các ngân hàng thương mại (commercial bank), còn các ngân hàng đầu tư (investment bank) với nhiều hoạt động đa dạng vẫn thực hiện nghiệp vụ này nhưng dưới một biến tướng khác. Việc cho bán khống thông qua các tài khoản ký quỹ (margin account) tại Mỹ, với một mức ký quỹ tính bao gồm các tài sản trên tài khoản của khách hàng (tức là cả chứng khoán và tiền mặt trên tài khoản đều được xem là phương tiện cầm cố) chính là một dạng cho vay chứng khoán bán ra, với tài sản dùng ký quỹ có chứng khoán trong đó; hoặc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, hoặc phòng ngừa rủi ro chứng khoán giảm giá... Các nghiệp vụ này chính là một hình thức chấp nhận cầm cố chứng khoán để cho vay kinh doanh chứng khoán của một số ngân hàng trên thế giới.

Mặt khác, từ khi hoạt động chứng khoán hóa (securitization) tài sản ngân hàng phát triển, nhiều loại chứng khoán kiểu CMO (collateralized mortgage obligation) cũng đã ra đời. Đây là loại chứng khoán hóa hai cấp, tức là các ngân hàng đầu tư đem “ký quỹ” các chứng khoán đã phát hành dựa trên tài sản cầm cố của ngân hàng để “làm tin” rồi từ đó phát hành thêm một đợt chứng khoán nữa. Như vậy nghĩa là ngân hàng đầu tư ở nước phát triển (điển hình là Mỹ) cũng đem chứng khoán đã mua đi cầm cố rồi vay tiếp.

Dẫn ra một vài ví dụ như thế để thấy rằng thật ra ở nước ngoài vẫn có cầm cố chứng khoán để vay kinh doanh chứng khoán tiếp. Vấn đề là các hoạt động đó thường nằm ở các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng thương mại, nên có người vin vào đó để cho rằng đã là ngân hàng thì không được cho vay cầm cố bằng chứng khoán?

Điều hiển nhiên là hoạt động cho vay cầm cố bằng chứng khoán vẫn tồn tại ở các nước phát triển (nhưng dưới hình thức phức tạp hơn), thông qua các định chế tài chính chuyên biệt như ngân hàng đầu tư, trong khi đó ở Việt Nam do vẫn chưa tồn tại một dạng ngân hàng đầu tư đúng nghĩa nên nguồn vốn cho kinh doanh (và cho thị trường chứng khoán) chủ yếu vẫn trông chờ vào hệ thống ngân hàng thương mại hiện hữu. Vì vậy nếu loại trừ hay hạn chế quá mức mảng cho vay kinh doanh chứng khoán chính vừa là hạn chế sản phẩm mà ngân hàng có thể cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, vừa là không khuyến khích tư duy phát triển sản phẩm mới và tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) ở ngân hàng.

Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin

Điều hành ngân hàng thời hội nhập nên dựa vào những trụ cột cơ bản theo tinh thần của Hiệp ước Basel II, đó là khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin. Theo đó, các ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro riêng (dựa trên một số phương pháp hiện đại, được dùng rộng rãi nhưng “vừa sức” với khả năng ứng dụng của ngân hàng Việt Nam cũng như khả năng giám sát của NHNN), rồi gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy.

Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro... Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng, nếu ngân hàng hoạt động quá rủi ro thì tự động cổ đông sẽ “trừng phạt” bằng cách bán cổ phiếu đi, hạng mức tín nhiệm của ngân hàng sẽ thấp, và ngân hàng khác sẽ nhăm nhe “nuốt chửng” ngân hàng đó. Nếu ai lo ngại rằng ngân hàng dạng cổ phần nông thôn mà cũng cho vay chứng khoán, rủi có chuyện gì thì sao, thì đây chính là câu trả lời: “Nếu ngân hàng cho vay quá rủi ro, đến khi gặp “chuyện gì”, thì trong điều kiện hiện nay, sẽ có ngân hàng khác tìm cách mua lại ngân hàng có vấn đề đó với “giá rẻ”, rồi tái cấu trúc lại ngân hàng đó”. Có khi chính điều này lại còn làm tăng tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Đương nhiên, luật chơi mới của Basel II cũng có nhiều khó khăn trong áp dụng ở những nước đang phát triển, vấn đề là nên sáng tạo theo kiểu áp dụng tư tưởng mà giảm bớt phần kỹ thuật (các mô hình phức tạp mà Basel II đề ra), trong quá trình điều hành. Thiết nghĩ, để áp dụng tư tưởng của Basel II, không nhất thiết phải cần những mô hình quá phức tạp mà có thể có cách vận dụng đơn giản hơn trong trường hợp Việt Nam. Chính các ngân hàng thương mại sẽ là người tư vấn tốt nhất cho NHNN trong vấn đề này.

MANUTD
24-07-08, 08:43 AM
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro

( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 1468)

Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

* Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng
* Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,…
* Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuấtbank2.jpg không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân

Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…

Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.

capnotions-art.jpgCơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.

Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.

Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng1.

Trước hết, việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hóa, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác2. Điều này có thể được tham khảo thông qua khảo sát của Goo Yong Ahn - Phó Vụ trưởng Vụ ổn định hệ thống tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc được tiến hành trong lộ trình ứng dụng Basel II của quốc gia này.

Hàn Quốc, tính đến tháng 4 năm 2005, đã có 4 ngân hàng áp dụng A-IRB, 6 ngân hàng áp dụng F-IRB và 8 ngân hàng áp dụng SA.

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề trên khi nghiên cứu một so sánh của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc.

Như vậy, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường và các cơ quan giám sát.

Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:
box.jpg
Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo lý thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao gồm bốn vấn đề chính: tuyển dụng; đào tạo lại; hệ thống lương thưởng; vấn đề thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.

Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Theo khảo sát của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. Ví dụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ vào số điểm khách hàng có được từ hạng AAA đến hạng D. Khách hàng bị xếp hạng CCC trở xuống sẽ không được vay tiền.

Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Như vậy, nó tương tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là: trong trường hợp thứ nhất, được xác định theo phương pháp “rời rạc”; trường hợp thứ hai, được xác định theo phương pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán. Như vậy, ngân hàng thương mại có thể dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học.

Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của các ngân hàng thương mại sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khoán hóa chính là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

ThS. Nguyễn Đức Trung, HVN
 
Lót dép ngồi hóng cái này :) hóng về update thực trạng thực hiện basel tại các ngân hàng VN :)
 
Chuc ban mot ngay moi tot lanh.
Lam viec hieu qua va tiep tuc post nhung bai viet chat luong nhat len dien dan chung toi nhe.
 
Chào các anh chị, em hiện đang làm KLTN với đề tài: "Tính khả thi của việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III đối với hệ thống NHTM VN". Hướng đi của em là trình bày về Basel III, sau đó lấy các tiêu chí đó để phân tích ở VN xem có khả năng triển khai không. Em cũng mới tiếp cận Basel III nên chưa thực sự hiểu sâu, các anh chị có thể đóng góp ý kiến và nếu có tài liệu thì share cho em đc k ạ? em xin chân thành cám ơn.
 
Chào các anh chị, em hiện đang làm KLTN với đề tài: "Tính khả thi của việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III đối với hệ thống NHTM VN". Hướng đi của em là trình bày về Basel III, sau đó lấy các tiêu chí đó để phân tích ở VN xem có khả năng triển khai không. Em cũng mới tiếp cận Basel III nên chưa thực sự hiểu sâu, các anh chị có thể đóng góp ý kiến và nếu có tài liệu thì share cho em đc k ạ? em xin chân thành cám ơn.
Cái này hình như bên HVNH có luận án tiến sĩ mới bảo vệ có chả nhớ của thầy nào nữa :)
 
chào anh chị, em đang học môn QTRRTD, em có một thắc mắc mong anh chị giải đáp giúp em, đó là: em thấy trong TT 02 quy định rõ về mức trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng riêng, nhưng trong basel 2 thì k có nói cụ thể, anh chị cho em hỏi, mức trích lập dự phòng cụ thể chính là EL hay chính là LGD ạ, em k biết định nghĩa ở VN là "mức trích lập dự phòng cụ thể" thì trong basel 2 nó là cái nào trong 2 cái em vừa nêu, mong anh chị giúp đỡ, em cảm ở nhiều ạ!!!
 
Những thiếu sót của Basel I

1. Không phân biệt theo loại rủi ro



  • Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B.
  • Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 khoản nợ cho General Electric (GE-một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao.
2. Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa



  • Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị.
  • Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1.
3. “Cơ lợi” có tính hệ thống

4. Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành

Nội dung cơ bản của Basel II

Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS).

Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:

1. Yêu cầu về vốn tối thiểu
2. Giám sát, và
3. Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

Trụ cột thứ I

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này.

* Tỉ lệ CAR – Tỉ lệ McDonough
* Các cách tiếp cận tính toán yêu cầu về vốn:



  • Rủi ro hệ thống
  • Rủi ro thị trường
  • Rủi ro tín dụng
  • Kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng
* Kết quả QIS

Trụ cột thứ II

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát:



  1. Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.
  2. Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.
  3. Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
  4. Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.
Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Khung hiệp ước mới bao gồm cả:



  • Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.
  • Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên.
Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8%
CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA





Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm:

Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (Internal Ratings Based approach) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.




  1. Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.
  2. Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).
  3. Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn.

Rủi ro thị trường:

Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến):




  1. Cách tiếp cận chuẩn hóa.
  2. Cách tiếp cận mô hình nội bộ (mô hình giá trị khi rủi ro: Value-at-Risk VaR).

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:




  • Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988. Song giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp).
  • Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có).
  • Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.
  • Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.
IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB):




  • Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng.
  • Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.
  • Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.

Trụ cột thứ III

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.







----------------------------------------

Bài viết sưu tầm, có nhiều thuật ngữ hơi khó hiểu (QIS chẳng hạn), các bạn chịu khó tham khảo thêm nhé !

muahakhongquen05
Sep 30 2008, 07:18 PM
Quản lý rủi ro vận hành và khả năng áp dụng Basel 2 tại Việt Nam


Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết. Đáng chú ý là việc áp dụng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Basel đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel 1. Năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Do những hạn chế của Basel 1, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel 2. Hiệp ước Basel 2 gồm 3 trụ cột:

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu;-

Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng;-

Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin.-

Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Về bản chất, Basel 2 chỉ đơn thuần làm tinh xảo hơn cách thức đo lường và tính toán những rủi ro này nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro. Basel 2 vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ đủ vốn. Theo đó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Basel 2 đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel 1 và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.

Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm:

1. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;-

Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;-

Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.-

2. Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường

Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập;-

Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.-

3. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động

Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;-

Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;-

Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.-

Về rủi ro hoạt động, Basel 2 định nghĩa “rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

3.1. Đối với phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hóa

Theo Basel 2, hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel 2.

Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được.

Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basle qui định, thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây). Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%)

Tài trợ doanh nghiệp 18

Các hoạt động mua bán 18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12

Hoạt động ngân hàng thương mại 15

Thanh toán 18

Dịch vụ đại lý 15

Quản lý tài sản có 12

Môi giới bán lẻ 12

3.2. Đối với phương pháp đo lường nâng cao

Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.

Basel 2 cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường. Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Các phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel 2 cũng khuyến khích các ngân hàng tự quản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông qua yêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sự của những chủ thể khác nhau.

4. Vấn đề áp dụng Basel 2 tại Việt Nam

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải hợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro. Điều này dường như đã được các NHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụ theo hướng sáp nhập thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước ngoài.

Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2.

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel 2 đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các TCTD có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hướng hoạt động ngân hàng, từng bước áp dụng các chẩn mực Basel 2.

Riêng đối với phương pháp đo lường nâng cao, phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS đề ra, nên việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có thời gian. Với sự phát triển của thị trường vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch, việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động. Trong khi hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do hệ thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel 2 về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo NHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng như năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.



: Basel II - yêu cầu quản lý rủi ro

ptttuyen2208
10-04-08, 01:07 PM
Gửi các pak tài liệu này tham khảo.

PT3

ptttuyen2208
11-04-08, 03:30 PM
Hi bạn
Bạn có thể cho minh muon tai lieu ve basel II dc hong?

Hiệp ước Basel II thì mình hôk có bạn ơi, chỉ có phần tóm tắt thôi, gửi bạn tham khảo nha. Pak nào có gửi mọi người tham khảo với.:please:

PT3

littledaisy
11-04-08, 05:30 PM
Nội dung Hiệp uớc Basel II tớ cũng không có, nhưng tớ có đuợc một số bài viết có liên quan. Gửi các bạn tham khảo.

Hoang Anh
20-04-08, 12:11 PM
Nên thay đổi cách điều hành hệ thống ngân hàng
(Cập nhật: 19.07.2007 19:23)(TBKTSG)
Từ việc phân tích Chỉ thị 03 của NHNN dưới góc độ của Hiệp ước Basel II, các tác giả đặt vấn đề về cách điều hành hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.

Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn
Một cỡ cho tất cả

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Hiệp ước này ra đời dựa trên việc điều chỉnh Hiệp ước Basel I và bắt đầu áp dụng từ năm 2006. Chỉnh sửa quan trọng trong Basel II là việc không áp dụng một phương pháp, một hệ thống đánh giá duy nhất cho tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Trước đây Basel I bị chỉ trích là “one size fits all”, tức là áp dụng một cách cứng nhắc một thang điểm hệ số duy nhất cho nhiều loại tài sản, cho nhiều ngân hàng khác nhau.

Như vậy, nhìn vào Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hạn chế cầm cố cho vay chứng khoán, có vẻ như chỉ thị này đang áp dụng quy tắc “one size fits all”: dùng một chỉ số 3% tổng dư nợ cho tất cả các ngân hàng, dù đó là ngân hàng rất lớn có vốn hàng ngàn tỉ đồng hay ngân hàng vốn chỉ vài chục đến vài trăm tỉ. Đấy là chưa kể mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro khác nhau, khả năng chịu đựng rủi ro, mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Liệu đây có phải là cách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả với sân chơi thế giới?

Ai cũng thấy mức 3% đối với tổng dư nợ của một ngân hàng lớn tất nhiên phải lớn hơn nhiều lần mức 3% của một ngân hàng thường thường bậc trung. Chỉ thị này vì vậy đã dựng nên một rào cản không nhỏ để một số ngân hàng nhỏ có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, và tập trung ưu thế đó chỉ vào một số ngân hàng lớn. Một chính sách ra đời tuy nhằm bảo đảm an toàn của toàn hệ thống nhưng vô hình trung làm thiệt hại cho một số nhóm lợi ích và làm lợi cho một số nhóm lợi ích khác, liệu có mang lại lợi ích cho toàn hệ thống như dự định ban đầu của NHNN?

Câu trả lời có thể thấy ngay: tính cào bằng không đáng có trong chính sách chẳng những hạn chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhỏ mà còn đẩy rủi ro toàn hệ thống tập trung vào một số ít ngân hàng lớn; đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ thống tài chính hiện đại. Chính sự điều chỉnh của Basel II là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn.

Thay cho tinh thần của Chỉ thị 03 và nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong số nhiều phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro. Nếu làm như vậy chứ không phải áp dụng một tỷ lệ phần trăm “cứng” như kiểu 3% trên tổng dư nợ, mà là một tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng cần có trên các tài sản có rủi ro, tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro của chúng, chính là ta đang hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.

Có phải chỉ có Việt Nam mới cho vay cầm cố chứng khoán?

Đúng là đa số các nước phát triển thường ít khi chấp nhận lấy chứng khoán để cầm cố cho các khoản vay để đem đầu tư lại vào thị trường. Nhưng đó là xét về hoạt động của các ngân hàng thương mại (commercial bank), còn các ngân hàng đầu tư (investment bank) với nhiều hoạt động đa dạng vẫn thực hiện nghiệp vụ này nhưng dưới một biến tướng khác. Việc cho bán khống thông qua các tài khoản ký quỹ (margin account) tại Mỹ, với một mức ký quỹ tính bao gồm các tài sản trên tài khoản của khách hàng (tức là cả chứng khoán và tiền mặt trên tài khoản đều được xem là phương tiện cầm cố) chính là một dạng cho vay chứng khoán bán ra, với tài sản dùng ký quỹ có chứng khoán trong đó; hoặc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, hoặc phòng ngừa rủi ro chứng khoán giảm giá... Các nghiệp vụ này chính là một hình thức chấp nhận cầm cố chứng khoán để cho vay kinh doanh chứng khoán của một số ngân hàng trên thế giới.

Mặt khác, từ khi hoạt động chứng khoán hóa (securitization) tài sản ngân hàng phát triển, nhiều loại chứng khoán kiểu CMO (collateralized mortgage obligation) cũng đã ra đời. Đây là loại chứng khoán hóa hai cấp, tức là các ngân hàng đầu tư đem “ký quỹ” các chứng khoán đã phát hành dựa trên tài sản cầm cố của ngân hàng để “làm tin” rồi từ đó phát hành thêm một đợt chứng khoán nữa. Như vậy nghĩa là ngân hàng đầu tư ở nước phát triển (điển hình là Mỹ) cũng đem chứng khoán đã mua đi cầm cố rồi vay tiếp.

Dẫn ra một vài ví dụ như thế để thấy rằng thật ra ở nước ngoài vẫn có cầm cố chứng khoán để vay kinh doanh chứng khoán tiếp. Vấn đề là các hoạt động đó thường nằm ở các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng thương mại, nên có người vin vào đó để cho rằng đã là ngân hàng thì không được cho vay cầm cố bằng chứng khoán?

Điều hiển nhiên là hoạt động cho vay cầm cố bằng chứng khoán vẫn tồn tại ở các nước phát triển (nhưng dưới hình thức phức tạp hơn), thông qua các định chế tài chính chuyên biệt như ngân hàng đầu tư, trong khi đó ở Việt Nam do vẫn chưa tồn tại một dạng ngân hàng đầu tư đúng nghĩa nên nguồn vốn cho kinh doanh (và cho thị trường chứng khoán) chủ yếu vẫn trông chờ vào hệ thống ngân hàng thương mại hiện hữu. Vì vậy nếu loại trừ hay hạn chế quá mức mảng cho vay kinh doanh chứng khoán chính vừa là hạn chế sản phẩm mà ngân hàng có thể cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, vừa là không khuyến khích tư duy phát triển sản phẩm mới và tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) ở ngân hàng.

Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin

Điều hành ngân hàng thời hội nhập nên dựa vào những trụ cột cơ bản theo tinh thần của Hiệp ước Basel II, đó là khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin. Theo đó, các ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro riêng (dựa trên một số phương pháp hiện đại, được dùng rộng rãi nhưng “vừa sức” với khả năng ứng dụng của ngân hàng Việt Nam cũng như khả năng giám sát của NHNN), rồi gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy.

Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro... Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng, nếu ngân hàng hoạt động quá rủi ro thì tự động cổ đông sẽ “trừng phạt” bằng cách bán cổ phiếu đi, hạng mức tín nhiệm của ngân hàng sẽ thấp, và ngân hàng khác sẽ nhăm nhe “nuốt chửng” ngân hàng đó. Nếu ai lo ngại rằng ngân hàng dạng cổ phần nông thôn mà cũng cho vay chứng khoán, rủi có chuyện gì thì sao, thì đây chính là câu trả lời: “Nếu ngân hàng cho vay quá rủi ro, đến khi gặp “chuyện gì”, thì trong điều kiện hiện nay, sẽ có ngân hàng khác tìm cách mua lại ngân hàng có vấn đề đó với “giá rẻ”, rồi tái cấu trúc lại ngân hàng đó”. Có khi chính điều này lại còn làm tăng tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Đương nhiên, luật chơi mới của Basel II cũng có nhiều khó khăn trong áp dụng ở những nước đang phát triển, vấn đề là nên sáng tạo theo kiểu áp dụng tư tưởng mà giảm bớt phần kỹ thuật (các mô hình phức tạp mà Basel II đề ra), trong quá trình điều hành. Thiết nghĩ, để áp dụng tư tưởng của Basel II, không nhất thiết phải cần những mô hình quá phức tạp mà có thể có cách vận dụng đơn giản hơn trong trường hợp Việt Nam. Chính các ngân hàng thương mại sẽ là người tư vấn tốt nhất cho NHNN trong vấn đề này.

MANUTD
24-07-08, 08:43 AM
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro

( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 1468)

Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

* Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng
* Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,…
* Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuấtbank2.jpg không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân

Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…

Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.

capnotions-art.jpgCơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.

Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.

Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng1.

Trước hết, việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hóa, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác2. Điều này có thể được tham khảo thông qua khảo sát của Goo Yong Ahn - Phó Vụ trưởng Vụ ổn định hệ thống tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc được tiến hành trong lộ trình ứng dụng Basel II của quốc gia này.

Hàn Quốc, tính đến tháng 4 năm 2005, đã có 4 ngân hàng áp dụng A-IRB, 6 ngân hàng áp dụng F-IRB và 8 ngân hàng áp dụng SA.

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề trên khi nghiên cứu một so sánh của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc.

Như vậy, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường và các cơ quan giám sát.

Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:
box.jpg
Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo lý thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao gồm bốn vấn đề chính: tuyển dụng; đào tạo lại; hệ thống lương thưởng; vấn đề thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.

Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Theo khảo sát của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. Ví dụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ vào số điểm khách hàng có được từ hạng AAA đến hạng D. Khách hàng bị xếp hạng CCC trở xuống sẽ không được vay tiền.

Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Như vậy, nó tương tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là: trong trường hợp thứ nhất, được xác định theo phương pháp “rời rạc”; trường hợp thứ hai, được xác định theo phương pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán. Như vậy, ngân hàng thương mại có thể dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học.

Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của các ngân hàng thương mại sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khoán hóa chính là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

ThS. Nguyễn Đức Trung, HVN
hay quá :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên