TIẾP TỤC CHO VAY NUÔI NỢ HAY CHẤM DỨT...

Nguyên Agribank

Thành viên
Kính gửi các anh chị trong diễn đàn!
Em đang nhận bàn giao một ca khó, mong các anh chị cho em một số ý kiến tham khảo để em quản lý khoản vay.
1. Giới thiệu về khách hàng;
Khách hàng em là doanh nghiệp tư nhân làm nghề chế biến gỗ làm ra bàn ghế xuất khẩu quy mô nhỏ. Doanh thu ổn định 12-13 tỷ/năm. quy mô tài sản thực tế là Tài sản cố định 1.5 tỷ, tồn kho + thành phẩm khoản 2.5 tỷ, phải thu 1 tỷ. Tổng lại là 5 tỷ, còn trên giấy tờ thì nhiều hơn thế. Nợ ngân hàng 8.600 trđ, tài sản dc 6.500 trđ thôi. Ngoài ra kh còn vay cá nhân 7.200 trđ tài sản vừa đủ Món này mới phát sinh vì kh mới mua đất làm xưởng. Tính ra gốc lãi phải trả cho khoản vay dn 70 trđ/tháng, cá nhân là 140 trđ/tháng. tất cả chỉ có 1 nguồn trả nợ duy nhất từ hđkd doanh nghiệp.
2. Hiện em đang làm lại HMTD cho kh này theo hướng duy trì hạn mức như năm trc.
Mọi người thấy em nên xử lý như thế nào? định hướng sắp tới ra sao? có rủi ro gì xảy ra không?
 
KH bị mất cân đối vốn. Bạn nên xem xét kỹ trước khi cho vay.
 
tài sản 5 tỷ, sao bên nguồn vốn có nợ 8,6 tỷ. Vậy là ntn, vẽ sổ sách lên vay để trả nợ à???? o_O
 
Xác định lại mục đích vay của lão chủ đi bác. Khoản vay DN chắc để bổ sung VLD, quy mô nhỏ vầy làm gì cho vay nhiều thế nghi Lão này đổ tiền đầu cơ đất rồi :v
 
Dntn thực chất ra nó là kh cá nhân thôi, qua thông tin bạn cung cấp có thể thấy KH dùng toàn bộ số tiền vay sai mục đích mà nghi ngờ là đầu cơ bđs, vì nợ vay như vậy thì dthu có 12-13 tỷ/năm là ko hợp lí+ thêm việc Kh này còn vay cá nhân thêm vào nữa nếu tài sản đủ theo định giá thì nên chuyển toàn bộ món vay qua cá nhân cho dễ xử lí, KH cũ nếu vay trả tốt nên xem lại tsđb cho chắc còn ko thì giảm dư nợ hoặc bổ sung tsđb
 
Với doanh thu hàng năm chỉ 12 -13 tỷ, với dư nợ như vậy thì mình thấy trả lãi nghe chừng còn khó khăn chứ chưa nói đến gốc..
Chắc khi nhận bàn giao bạn đã nhận thấy Doanh nghiệp “có vấn đề” rồi nên cảm nhận được sức nóng, có phần nào lo lắng. Theo mình trước khi nhận hồ sơ khách hàng có dậu hiệu tài chính bất thường, bạn cần quan tâm một số vấn đề sau :
- Trước tiên cần xác định rõ bản thân không sớm thì muộn sẽ phải đối mặt với những bộ hồ sơ như này, đặc biệt với những bạn đã có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, vì kinh doanh Ngân hàng là kinh doanh rủi ro mà. Có sợ không, chắc chắn sợ .. , nhưng làm khi biết sợ sẽ giúp chúng ta trưởng thành, vững bước trên con đường sự nghiệp; Bạn có thể chần chừ không muốn nhận lần này nhưng không thể luôn tránh né, trừ khi bạn chấp nhận một công việc đơn giản, sống mờ nhạt , an phận , đồng nghĩa cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ mất dần ..
- Chuyện trò thẳng thắn, chân tình với cán bộ phụ trách doanh nghiệp trước bạn để nắm được thực trạng doanh nghiệp trong thời gian cán bộ trước phụ trách, nếu may mắn bạn sẽ nhận được nhiều thông tin, giảm bớt thời gian tự đi tìm hiểu,còn không đa phần bạn sẽ nhận được thông tin kiểu chung chung như : KH vẫn vay trả bình thường, khách hàng vẫn ổn, chưa thấy dấu hiệu gì ….
- Khi nhận hồ sơ, hãy rà soát một lượt, ghi lại tất cả những gì bạn bạn băn khoăn, chưa rõ, quan tâm đặc biệt đến các yếu tố pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay, vì đây là cái phao cứu cánh cuối cùng trong việc phòng ngừa rủi ro.Bất ký yếu tố nào gây bất lợi trong hồ sơ bảo đảm tiền vay cần được chỉnh sửa kịp thời trong khi khách hàng còn đang hoạt động bình thường, đang có lý do để làm theo các yêu cầu của Ngân hàng…
- Kiểm tra lại toàn bộ các lần nhận nợ trước đây, xem giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn có hợp lý, đầy đủ không,, xem lại lịch sử vay trả nợ có dấu hiệu bất thường, đảo nợ hay không ….
- Khi tiếp nhận hồ sơ, bạn hãy làm một bản phân tích đánh giá về tình hình doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao. Đánh giá công nợ phải thu, phải trả, tồn kho, cân đối tài sản có có bị mất cân đối không, kiểm tra thực tế tại địa điểm kinh doanh, đánh giá tài sản bảo đảm … ( Cái này liên quan đến trách nhiệm của bạn sau này nếu khách hàng có xảy ra rủi ro nợ xấu, Nếu không người khác sẽ đánh giá rủi ro xuất phát khi bạn tiếp nhận, trách nhiệm của bạn càng lớn ), Bản phân tích này được đi kèm với biên bản bàn giao dư nợ.
- Sau khi phân tích khách hàng, bạn sẽ thấy phát sinh nhiều vấn đề khiến bạn lo lắng, không sao, điều này là tích cực, nó là chất đề kháng giúp bạn cẩn trọng hơn khi cho vay khách hàng này.
- Bạn hãy báo cáo toàn bộ những vấn đề đang băn khoăn, xin hướng xử lý của lãnh đạo phòng,báo cáo càng chi tiết , bạn càng ăn điểm với lãnh đạo vì khả năng đánh giá, quan sát của bạn, một tố chất quan trọng của cán bộ tín dụng. Đặc biệt nếu bạn đề xuất hướng xử lý được thì còn tuyệt vời hơn.
- Trên thực tế, khách hàng đang có dư nợ lớn, tình hình tài chính không dư dả thì việc giảm dư nợ là khó khả thi. Nếu bạn chia sẻ những đánh giá của mình về doanh nghiệp mà nhận đươc sự đồng tình, cầu thị về phía doanh nghiệp và họ cũng nhận thấy thực trạng của mình và chủ động thực hiện các giải pháp nhằm cấu trúc lại hoạt động ( Bán tài sản không sinh lời, huy động thêm cổ đông, hợp tác kinh doanh …) , thì việc tiếp tục cho vay để nuôi nợ sẽ có cơ sở hơn, còn nếu họ khăng khăng phản ứng thì rất ít cơ hội cho Ngân hàng.
- Nếu vẫn tiếp tục cho vay, bạn cần nhớ việc lập báo cáo thẩm định phải thật trung thực, đánh giá những khó khăn khách hàng đang gặp phải và hướng khắc phục, phân tích rõ việc tiếp tục duy trì hạn mức để tháo gỡ khó khăn, giúp khách hàng ổn định sản xuất.
- Khi giải ngân, yêu cầu tiên quyết là phải có giấy tờ chứng minh mục đích, khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích vòng 2, nhưng vòng 1 nên cố gắng chuẩn chỉ.
- Đến đây hy vọng khách hàng vì nghĩ bạn gây khó khăn mà tự xin chuyển Ngân hàng khác giao dịch thì coi như thành công, nếu phải chấp nhận sống chung với lũ thì chúc bạn thật tỉnh táo, có dung khí để dừng cho vay đúng lúc. Biết sợ khi cho vay sẽ giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên