Tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán quốc tế

haovd

Thành viên
Là một doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm đá mỹ nghệ, kinh doanh vật liệu xây dựng, năm 2009, Công ty TNHH Đức Minh tiếp cận được một đối tác nước ngoài là Công ty IT&EC (Bỉ) và thực hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm đá ốp lát sang Bỉ. Toàn bộ giao dịch của hợp đồng được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
Theo thỏa thuận, Công ty Đức Minh sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng từ phía IT&EC; số tiền đặt cọc cho mỗi đơn hàng khoảng 45-55% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ được thanh toán 2 tuần sau khi phía IT&EC chính thức nhận được hàng. Trong 2 năm, phía IT&EC gửi các đơn hàng khá đều đặn tới Công ty Đức Minh.
Tháng 2/2011, hai bên thực hiện đơn hàng mua bán với tổng giá trị 10.403 USD, trong đó IT&EC trả trước 55% (tương đương 5.722 USD). Tuy nhiên, không giống như thường lệ, việc thanh toán số tiền còn lại cho đơn hàng này quá hạn so với các đơn hàng trước. Trao đổi với Công ty Đức Minh qua email, ông Christian Nivarlet, Giám đốc IT&EC cho biết, công ty này đang gặp rất nhiều khó khăn, có khả năng sẽ bị phá sản.
ông Phạm Văn Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Đức Minh cho rằng, để thu hồi được khoản nợ từ phía IT&EC, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu là thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của IT&EC. Nếu Công ty tiến hành kiện đối tác, thì khoản tiền đó cũng tương đương với chi phí kiện tụng.
Theo ông Ngô Xuân Nhân, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Thanh Hóa, đây không phải là dạng tranh chấp trong thương mại, nên không cần đến phán xử của trọng tài quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, Công ty TNHH Đức Minh cần liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ để nhờ can thiệp; hoặc ủy nhiệm toàn quyền để đòi nợ.
Trong thanh toán quốc tế, ông Nhân cho rằng, luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn đối với các nhà xuất khẩu. Vì vậy, khi đàm phán hợp đồng, các doanh nghiệp nên chọn và thực hiện thanh toán theo hình thức L/C - không thể hủy ngang, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc như trong trường hợp Công ty TNHH Đức Minh.


 
Anh haovd còn tài liệu nào về rủi ro thanh toán quốc tế không? Em đang phải làm tiểu luận về vấn đề này, tks anh!
 
Tài liệu mình có khá nhiều, bạn gửi địa chỉ mail vào inbox cho mình, mình gửi cho nhé!
 
a có thế giúp e nữa đc k ak ? e cũng đang rất cần những tài liệu này . Địa chỉa yahoo : dang_ngoc1512
Em xin cảm ơn
 
Em đang muốn tìm hiểu về vấn đề rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Mong các anh chị giúp đỡ!
Yahoo mail: pearl12p
 
đây là rủi ro phá sản, cũng không phải là rủi ro trong thanh toán quốc tế riêng biệt.
Hai công ty làm ăn lâu năm, giá trị hợp đồng không lớn, đã ứng trước 55%, vậy chứng tỏ họ đã có niềm tin với nhau. công ty đối tác cũng rất uy tín, chỉ là do thời thế họ không thể trả được mà thôi.
Chỉ cón chưa tới 5000 USD mà đi mở L/C thì cũng phiền, vì thủ tục, chứng từ L/C phức tạp hơn T/T nhiều, phí lại cao hơn hẳn.
Đúng là L/C thì sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán của đối tác, nhưng mà với đối tác làm ăn lâu dài, không ai muốn mở L/C nếu đã giao dịch nhiều lần thuận lợi đâu.
Vì vậy, mình nghĩ đây không hẳn là rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán quốc tế, mà là rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh nói chung, trong nước cũng như ngoài nước. Đến như mình cho bạn mượn tiền, nó nghèo quá không trả được thì cũng chịu thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Anh ơi.. địa chỉ gmail của em là myanh1212
. Em đang cần tài liệu lĩnh vực này,,Mong anh giúp đỡ nhiều ạ
 
Anh có bài so sánh về rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế ko ạ?
Nếu có, anh gửi vào mail tigon1692@ gmail. com giúp em với nha!
Em cám ơn anh nhiều lắm!!! :d
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên