acidamin
Admin
“Ba tháng trời chả học được gì ngoài bưng trà, in giấy tờ và rót nước.”
Đây là dòng trạng thái một bạn trẻ chia sẻ trên Facebook cá nhân để nói về khoảng thời gian ba tháng trời thực tập trong một công ty nào đó. Bên dưới có rất nhiều bình luận đồng tình, cười nhạo công ty, chê bai cách thức mà các công ty hiện tại nhận sinh viên vào thực tập chỉ để sai vặt và không dạy dỗ gì.
Đọc xong, chỉ còn biết lắc đầu, nghĩ rằng những bạn trẻ mang tư tưởng này để ra đời thì thua rồi, bởi đã đặt chân vào công ty để làm mà vẫn nghĩ rằng đó là ngôi trường đại học, cần người ta phải cầm tay chỉ dạy cho học từng ly từng tý thì thua rồi.
Bưng trà rót nước thì sao? Mình có hiểu ý được sếp nào uống trà loại nào, có để ý được chị cùng phòng thích uống nước nóng hay lạnh, có biết giúp cô lao công sau khi uống xong thì đi lau dọn ly tách, rửa sơ rồi để lại đúng chỗ phải để hay không? Đừng nói rằng đó là nịnh bợ, là thảo mai hay cố tình lấy lòng sếp. Đừng nghĩ những việc đó là vô ích hay phí công, đó là bài học quan sát, hiểu về tâm tính con người và nghệ thuật quản giao, đối đãi giữa người và người, nhất là từ người nhỏ đến người lớn hơn trong công ty. Sau này đi làm dùng được thì sẽ tốt cho bản thân.
In tài liệu, cầm trình ký thì sao? Mình có biết chắc cách in tài liệu một mặt khác hai mặt ra sao, có biết in cả tập tài liệu thì dàn trang thế nào, có biết cách để in trang chẳn trang lẻ khác nhau, có biết cấp nào thì có thể duyệt được khoản chi bao nhiêu, cấp nào thì cần ký vào đâu, hợp đồng cần bao nhiêu chữ ký nháy trước khi có người ký chính thức, có biết cách mỉm cười để nhờ chị kế toán xử lý giùm em hồ sơ này sớm nha vì bên khách hàng cũng hối em quá. Nếu chưa biết thì hãy tranh thủ nhân cơ hội này mà học.
Đừng buồn khi thực tập không có ai ngồi chỉ dạy mình kỹ càng, vì ai trong công ty cũng phải đang tất bật với cả núi thứ cần làm của họ, dừng lại để chỉ dạy mình rồi việc họ không xong, lúc đó ai làm giùm họ? Cái chính là phải biết tự quan sát cách họ giải quyết, cách họ làm việc rồi hình dung trong đầu, nếu là mình thì sẽ xử lý thế nào, có cho ra kết quả ra sao. Thậm chí nếu mình được hỏi tới, cũng đừng nói theo kiểu, em được dạy trong trường phải làm thế này, phải làm thế kia, cách của chị hình như không đúng lắm. Lý thuyết là chết, con người là sống, nên học cách xử lý tình huống sống đi.
Cũng đừng nản vì sao người ta không dám giao việc cho mình. Dù là sinh viên mới ra trường, đi vào công ty làm thì cũng phải mất tầm ba đến sáu tháng mới quen việc, quen môi trường rồi mới bắt đầu được giao việc chính thống cho làm, chứ còn đi thực tập, ba tháng xong đi mất, giao việc gì cho làm bây giờ ngoài những việc nhỏ nhỏ mà nếu có sai cũng chẳng sao, chẳng ảnh hưởng tới ai mà chỉ tốn thêm ít thời gian để xử lý lại.
Vậy, đi thực tập để làm gì?
Đó là cơ hội để tiếp cận và làm quen với môi trường công việc, môi trường công sở, nơi người và người phải gắng kết với nhau vì tinh thần làm việc nhóm, học cách hiểu ý của người khác và nhường nhịn. Vì vậy, có một số lời khuyên dành cho những em sinh viên chuẩn bị đi thực tập như sau.
- Tự học, quan sát và nhìn cách các anh chị trong công ty đã làm ra sao để làm theo, đừng hi vọng là có ai mà cầm tay chỉ việc cho mình, nên nhớ đây là công ty chứ không phải trường học.
- Chủ động tìm việc mà làm. Thấy ai làm gì làm lặt vặt thì tới nói để em làm việc này cho, cái này em có thể làm. Đừng ngồi đó mà chờ người ta giao việc cho làm.
- Học cách giao tiếp với nhau nơi văn phòng, học cách mỉm cười, cúi đầu chào cấp trên, hòa nhã xử lý những việc liên quan đến giấy tờ, cần chuyển cho bên nào thì cũng biết cách mà nói chuyện cho khéo với người ta.
- Học cách tự dọn dẹp chỗ làm việc của mình, coi nó là nhà chứ không phải phòng khách sạn, không phải quăng đồ lung tung rồi có người dọn giùm.
- Tôn trọng cô lao công, anh bảo vệ, chú giữ xe, đừng nghĩ rằng mình cao hơn họ, đều là người đi làm công như nhau, giúp đỡ nhau được thì nên giúp, thương nhau được thì nên thương.
- Thời gian này tranh thủ học cách viết email cho đàng hoàng, học cách viết cái CV để lúc đi tìm việc thật sự rồi cũng không bở ngỡ với đời với người.
- Nếu có cơ hội, làm quen với bộ phận tuyển dụng của công ty và xin vào dự một buổi tuyển dụng của bên đó, để nhìn coi cách mà người ta tuyển dụng ra sao, nhìn một bạn sinh viên ra trường rồi đi xin việc như thế nào để sau này vào cảnh đó để biết mà phòng thân.
- Nhớ, xin đi thực tập không phải đi làm chính thức, cái quan trọng nhất không phải khoe kiến thức, khả năng mà là học cho được cách để hòa nhập vào môi trường công sở.
Đừng than câu “ba tháng thực tập chả học được gì” nữa, mà hãy tự trách bản thân mình đã không chịu hiểu để học được thứ cần học.
Nguyễn Ngọc Thạch
Đây là dòng trạng thái một bạn trẻ chia sẻ trên Facebook cá nhân để nói về khoảng thời gian ba tháng trời thực tập trong một công ty nào đó. Bên dưới có rất nhiều bình luận đồng tình, cười nhạo công ty, chê bai cách thức mà các công ty hiện tại nhận sinh viên vào thực tập chỉ để sai vặt và không dạy dỗ gì.
Đọc xong, chỉ còn biết lắc đầu, nghĩ rằng những bạn trẻ mang tư tưởng này để ra đời thì thua rồi, bởi đã đặt chân vào công ty để làm mà vẫn nghĩ rằng đó là ngôi trường đại học, cần người ta phải cầm tay chỉ dạy cho học từng ly từng tý thì thua rồi.
Bưng trà rót nước thì sao? Mình có hiểu ý được sếp nào uống trà loại nào, có để ý được chị cùng phòng thích uống nước nóng hay lạnh, có biết giúp cô lao công sau khi uống xong thì đi lau dọn ly tách, rửa sơ rồi để lại đúng chỗ phải để hay không? Đừng nói rằng đó là nịnh bợ, là thảo mai hay cố tình lấy lòng sếp. Đừng nghĩ những việc đó là vô ích hay phí công, đó là bài học quan sát, hiểu về tâm tính con người và nghệ thuật quản giao, đối đãi giữa người và người, nhất là từ người nhỏ đến người lớn hơn trong công ty. Sau này đi làm dùng được thì sẽ tốt cho bản thân.
In tài liệu, cầm trình ký thì sao? Mình có biết chắc cách in tài liệu một mặt khác hai mặt ra sao, có biết in cả tập tài liệu thì dàn trang thế nào, có biết cách để in trang chẳn trang lẻ khác nhau, có biết cấp nào thì có thể duyệt được khoản chi bao nhiêu, cấp nào thì cần ký vào đâu, hợp đồng cần bao nhiêu chữ ký nháy trước khi có người ký chính thức, có biết cách mỉm cười để nhờ chị kế toán xử lý giùm em hồ sơ này sớm nha vì bên khách hàng cũng hối em quá. Nếu chưa biết thì hãy tranh thủ nhân cơ hội này mà học.
Đừng buồn khi thực tập không có ai ngồi chỉ dạy mình kỹ càng, vì ai trong công ty cũng phải đang tất bật với cả núi thứ cần làm của họ, dừng lại để chỉ dạy mình rồi việc họ không xong, lúc đó ai làm giùm họ? Cái chính là phải biết tự quan sát cách họ giải quyết, cách họ làm việc rồi hình dung trong đầu, nếu là mình thì sẽ xử lý thế nào, có cho ra kết quả ra sao. Thậm chí nếu mình được hỏi tới, cũng đừng nói theo kiểu, em được dạy trong trường phải làm thế này, phải làm thế kia, cách của chị hình như không đúng lắm. Lý thuyết là chết, con người là sống, nên học cách xử lý tình huống sống đi.
Cũng đừng nản vì sao người ta không dám giao việc cho mình. Dù là sinh viên mới ra trường, đi vào công ty làm thì cũng phải mất tầm ba đến sáu tháng mới quen việc, quen môi trường rồi mới bắt đầu được giao việc chính thống cho làm, chứ còn đi thực tập, ba tháng xong đi mất, giao việc gì cho làm bây giờ ngoài những việc nhỏ nhỏ mà nếu có sai cũng chẳng sao, chẳng ảnh hưởng tới ai mà chỉ tốn thêm ít thời gian để xử lý lại.
Vậy, đi thực tập để làm gì?
Đó là cơ hội để tiếp cận và làm quen với môi trường công việc, môi trường công sở, nơi người và người phải gắng kết với nhau vì tinh thần làm việc nhóm, học cách hiểu ý của người khác và nhường nhịn. Vì vậy, có một số lời khuyên dành cho những em sinh viên chuẩn bị đi thực tập như sau.
- Tự học, quan sát và nhìn cách các anh chị trong công ty đã làm ra sao để làm theo, đừng hi vọng là có ai mà cầm tay chỉ việc cho mình, nên nhớ đây là công ty chứ không phải trường học.
- Chủ động tìm việc mà làm. Thấy ai làm gì làm lặt vặt thì tới nói để em làm việc này cho, cái này em có thể làm. Đừng ngồi đó mà chờ người ta giao việc cho làm.
- Học cách giao tiếp với nhau nơi văn phòng, học cách mỉm cười, cúi đầu chào cấp trên, hòa nhã xử lý những việc liên quan đến giấy tờ, cần chuyển cho bên nào thì cũng biết cách mà nói chuyện cho khéo với người ta.
- Học cách tự dọn dẹp chỗ làm việc của mình, coi nó là nhà chứ không phải phòng khách sạn, không phải quăng đồ lung tung rồi có người dọn giùm.
- Tôn trọng cô lao công, anh bảo vệ, chú giữ xe, đừng nghĩ rằng mình cao hơn họ, đều là người đi làm công như nhau, giúp đỡ nhau được thì nên giúp, thương nhau được thì nên thương.
- Thời gian này tranh thủ học cách viết email cho đàng hoàng, học cách viết cái CV để lúc đi tìm việc thật sự rồi cũng không bở ngỡ với đời với người.
- Nếu có cơ hội, làm quen với bộ phận tuyển dụng của công ty và xin vào dự một buổi tuyển dụng của bên đó, để nhìn coi cách mà người ta tuyển dụng ra sao, nhìn một bạn sinh viên ra trường rồi đi xin việc như thế nào để sau này vào cảnh đó để biết mà phòng thân.
- Nhớ, xin đi thực tập không phải đi làm chính thức, cái quan trọng nhất không phải khoe kiến thức, khả năng mà là học cho được cách để hòa nhập vào môi trường công sở.
Đừng than câu “ba tháng thực tập chả học được gì” nữa, mà hãy tự trách bản thân mình đã không chịu hiểu để học được thứ cần học.
Nguyễn Ngọc Thạch