Đằng trước những thói quen xấu, là do sự nuông chiều bản thân; đằng sau thói quen xấu, là do những "phần thưởng" tốt đẹp tạm thời.
Có một câu nói như vầy:
"Tư duy quyết định hành động, hành động quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh."
Đúng thực là như vậy, thói quen hành động của một người, có thể ảnh hưởng đến cả đời của người đó.
Có một người phụ nữ tên Lisa, cô ấy bắt đầu hút thuốc, uống rượu từ năm 16 tuổi, chuyên gia mượn tiền để sống qua ngày. Công việc mà cô ấy làm lâu nhất cũng chỉ kéo dài chưa đến 1 năm. Cô ấy từng phải trải qua một thời gian rất dài để chiến đấu với căn bệnh béo phì.
Cuộc đời của cô ấy, thật sự rất "nát".
Nhưng ở tuổi 34, cô ấy đã nỗ lực thay đổi thói quen cuộc sống. Không uống rượu và hút thuốc nữa mà bắt đầu cố gắng học tập, chăm chỉ học lấy bằng thạc sĩ.
Cuối cùng, cô ấy giảm được 60 ký, vóc người đẹp hẳn lên. Hơn nữa, còn phỏng vấn thành công vào một công ty thiết kế, làm liên tục 39 tháng.
Cuộc sống kì diệu của Lisa nghe cứ như một câu chuyện truyền cảm hứng, nhưng thực tế, nó là câu chuyện có thực ngoài đời.
Câu chuyện về Lisa được chia sẻ trong cuốn sách "Sức mạnh của thói quen". Các nhà nghiên cứu đã dành một thời gian dài để phân tích cách mà những người người phụ nữ như Lisa thay đổi cuộc đời họ.
Nguyên nhân đưa ra khiến người ta khá kinh ngạc, bọn họ cũng không làm nhiều chuyện lớn lao gì, chỉ là kiên trì làm tốt vài việc nhỏ mà thôi.
Giống như Lisa, cô chỉ cố gắng kiên trì chạy bộ mỗi ngày, và phát triển thói quen siêng tập thể dục. Ngoài ra, cô cũng cải biến thói quen ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ, tiết kiệm và học tập của riêng mình.
Thông qua cách cải thiện một số thói quen nhỏ hằng ngày, Lisa đã thay đổi cuộc đời mình.
Chúng ta luôn nghĩ rằng "đổi đời" là một việc lớn lao, phải có nhiều tiền mới làm được, nhưng thực sự không phải vậy.
Sức mạnh của thói quen thực sự không thể xem thường, nếu biết cách phát triển nó, chúng ta cũng có thể "đổi đời".
Và càng hạnh phúc hơn chính là thói quen có thể được trau dồi và thay đổi nếu ta đủ kiên trì.
Làm thế nào để thay đổi những thói quen xấu?
Trong xã hội phát triển ngày nay, chúng ta thường sống quá nhanh và buông thả bản thân trong các thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như: thức khuya, ăn vặt quá nhiều nhưng lười tập thể dục,...
Muốn loại bỏ nó, bước đầu tiên: Hãy xác định thói quen mình có là gì?
Nhiều người không hề nhận ra thói quen của mình là gì, luôn hành động theo những gì mà ham thích điều khiển. Do đó, hãy tìm hiểu bản thân trước, xem ta có thói quen xấu gì không, có hay thức khuya, hút thuốc lá... mỗi ngày hay không?
Bước thứ hai: Tự tìm hiểu "phần thưởng" sau những thói quen đó là gì?
Bất cứ việc gì có thể khiến chúng ta "chịu" đi làm nó trong một thời gian dài, chứng tỏ sau lưng nó phải có một giải thưởng nào đó hấp dẫn chúng ta.
Ví dụ, chúng ta thích trì hoãn việc tập thể dục để chơi điện thoại, lướt web là vì có thể thỏa mãn niềm vui nho nhỏ được "lười" thêm chút nữa và sự hài lòng tạm thời khi đó.
Chúng ta thức khuya, vì phần thưởng sau nó là những bộ phim hay, là có thể cùng bạn bè tám chuyện, là được chơi game lâu hơn, hoặc giả là được thả lỏng bản thân sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ban ngày là thời gian cho công việc, vậy ban đêm phải là thời gian dành cho bản thân, và bạn chỉ muốn thoải mái làm điều mình thích lúc này.
Bước thứ ba: Tìm yếu tố tác động
Yếu tố tác động thông thường chính là thời gian, địa điểm, trạng thái cảm xúc và nhân vật. Và chúng ta cần tìm ra yếu tố tác động những thói quen này.
Ví dụ, tôi quan sát và nhận ra đôi lúc, bản thân cũng hay chần chừ trong việc viết bản thảo, bởi vì phần lớn thời gian lúc đó tôi đều nghĩ "Sao bản thảo này lại khó viết thế..."
Loại suy nghĩ này khiến tôi muốn từ bỏ nó ngay lập tức mà tìm một thứ khác để thư giãn. Mà cái suy nghĩ "khó quá" đó, cũng chính là yếu tố tác động đến việc tôi chần chừ viết bản thảo.
Bước thứ tư: chúng ta nên căn cứ theo yếu tố tác động, thiết kế ra một phần thưởng mới thích hợp
Ví dụ: Trước khi viết bản thảo, tôi sẽ không nghĩ đến việc nó có khó hay không nữa, mà sẽ nghĩ về trải nghiệm thú vị khi viết.
Như vậy, chúng ta hãy dựa trên những thứ bản thân yêu thích, định ra một thói quen tốt kèm phần thưởng cuốn hút, chẳng hạn nếu mỗi ngày ngủ sớm dậy sớm, sẽ được phần thưởng là cho phép bản thân xem một tập phim yêu thích.
Và nếu chúng ta thức khuya, ngủ muộn, ngày thứ hai phải nhận hình phạt nhỏ do chính mình đưa ra, đó là không được uống trà sữa trong một tuần chẳng hạn.
Đằng trước những thói quen xấu, là do sự nuông chiều bản thân; đằng sau thói quen xấu, là do những "phần thưởng" tốt đẹp tạm thời.
Làm sao để bồi dưỡng thói quen tốt?
Giống như khi còn học ở trường mẫu giáo, vì muốn nhận được những bông hoa hồng đỏ xinh đẹp từ tay cô giáo, chúng ta sẽ cố gắng biểu hiện thực tốt.
"Chiêu" này cũng có thể dùng trong xã hội, muốn bồi dưỡng nên một thói quen tốt, phải trông chờ vào "bông hoa phần thưởng".
Khác nhau ở chỗ, lúc trước là ta được cô giáo thưởng. Còn hiện tại là chính mình tự thưởng cho mình.
Phương pháp cụ thể như sau:
Bước đầu tiên: Xác định thói quen mà bạn muốn bồi dưỡng, tìm một "phần thưởng" mà bạn thích cho thói quen này.
Ví dụ: Nếu bạn muốn giữ dáng, hãy cho bản thân một lời hứa nho nhỏ, rằng nếu kiên trì tập thể dục được 1 tuần, sẽ được thưởng một bữa ăn ngon. Phần thưởng này cũng như một kiểu gian lận, bởi vì một bữa ăn không thể nào khiến bạn mập lên; mà còn giúp bạn vui vẻ khi được nhận thưởng hơn bình thường gấp nhiều lần.
Bước thứ hai: tạo cho mình một yếu tố tác động, nên chọn yếu tố đơn giản, dễ vận hành.
Ví dụ: đặt thời gian đến phòng gym vào 8 giờ mỗi ngày, đã định rồi thì đừng thay đổi, đến giờ liền đi, không được chần chừ.
Bước thứ ba: dùng yếu tố kích hoạt và phần thưởng để tạo thành thói quen cho bản thân.
Muốn hình thành thói quen tốt, bạn cần phải kiên trì lặp đi lặp lại nó trong một thời gian dài. Sau đó, cơ thể bạn sẽ tự ghi nhớ thói quen này, và bạn sẽ hành động nó một cách tự nhiên.
Muốn làm được điều này, đòi hỏi phải có ý chí kiên định. Ý chí không phải kỹ năng, mà là một loại sức mạnh. Lúc mới đầu, ý chí "vừa phải" là đủ, không cần quá độ, nếu không chỉ như việc tập thể dục quá mức, chỉ làm phản tác dụng.
Ngay từ bây giờ, hãy cố gắng rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Bởi lẽ sức mạnh của thói quen, có thể âm thầm giúp bạn thay đổi vận mệnh!
Link báo gốc: Thứ quyết định vận mệnh của bạn, ngoài năng lực và chỉ số EQ ra, còn có một thứ rất quan trọng, đó chính là THÓI QUEN!
Có một câu nói như vầy:
"Tư duy quyết định hành động, hành động quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh."
Đúng thực là như vậy, thói quen hành động của một người, có thể ảnh hưởng đến cả đời của người đó.
Có một người phụ nữ tên Lisa, cô ấy bắt đầu hút thuốc, uống rượu từ năm 16 tuổi, chuyên gia mượn tiền để sống qua ngày. Công việc mà cô ấy làm lâu nhất cũng chỉ kéo dài chưa đến 1 năm. Cô ấy từng phải trải qua một thời gian rất dài để chiến đấu với căn bệnh béo phì.
Cuộc đời của cô ấy, thật sự rất "nát".
Nhưng ở tuổi 34, cô ấy đã nỗ lực thay đổi thói quen cuộc sống. Không uống rượu và hút thuốc nữa mà bắt đầu cố gắng học tập, chăm chỉ học lấy bằng thạc sĩ.
Cuối cùng, cô ấy giảm được 60 ký, vóc người đẹp hẳn lên. Hơn nữa, còn phỏng vấn thành công vào một công ty thiết kế, làm liên tục 39 tháng.
Cuộc sống kì diệu của Lisa nghe cứ như một câu chuyện truyền cảm hứng, nhưng thực tế, nó là câu chuyện có thực ngoài đời.
Câu chuyện về Lisa được chia sẻ trong cuốn sách "Sức mạnh của thói quen". Các nhà nghiên cứu đã dành một thời gian dài để phân tích cách mà những người người phụ nữ như Lisa thay đổi cuộc đời họ.
Nguyên nhân đưa ra khiến người ta khá kinh ngạc, bọn họ cũng không làm nhiều chuyện lớn lao gì, chỉ là kiên trì làm tốt vài việc nhỏ mà thôi.
Giống như Lisa, cô chỉ cố gắng kiên trì chạy bộ mỗi ngày, và phát triển thói quen siêng tập thể dục. Ngoài ra, cô cũng cải biến thói quen ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ, tiết kiệm và học tập của riêng mình.
Thông qua cách cải thiện một số thói quen nhỏ hằng ngày, Lisa đã thay đổi cuộc đời mình.
Chúng ta luôn nghĩ rằng "đổi đời" là một việc lớn lao, phải có nhiều tiền mới làm được, nhưng thực sự không phải vậy.
Sức mạnh của thói quen thực sự không thể xem thường, nếu biết cách phát triển nó, chúng ta cũng có thể "đổi đời".
Và càng hạnh phúc hơn chính là thói quen có thể được trau dồi và thay đổi nếu ta đủ kiên trì.
Làm thế nào để thay đổi những thói quen xấu?
Trong xã hội phát triển ngày nay, chúng ta thường sống quá nhanh và buông thả bản thân trong các thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như: thức khuya, ăn vặt quá nhiều nhưng lười tập thể dục,...
Muốn loại bỏ nó, bước đầu tiên: Hãy xác định thói quen mình có là gì?
Nhiều người không hề nhận ra thói quen của mình là gì, luôn hành động theo những gì mà ham thích điều khiển. Do đó, hãy tìm hiểu bản thân trước, xem ta có thói quen xấu gì không, có hay thức khuya, hút thuốc lá... mỗi ngày hay không?
Bước thứ hai: Tự tìm hiểu "phần thưởng" sau những thói quen đó là gì?
Bất cứ việc gì có thể khiến chúng ta "chịu" đi làm nó trong một thời gian dài, chứng tỏ sau lưng nó phải có một giải thưởng nào đó hấp dẫn chúng ta.
Ví dụ, chúng ta thích trì hoãn việc tập thể dục để chơi điện thoại, lướt web là vì có thể thỏa mãn niềm vui nho nhỏ được "lười" thêm chút nữa và sự hài lòng tạm thời khi đó.
Chúng ta thức khuya, vì phần thưởng sau nó là những bộ phim hay, là có thể cùng bạn bè tám chuyện, là được chơi game lâu hơn, hoặc giả là được thả lỏng bản thân sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ban ngày là thời gian cho công việc, vậy ban đêm phải là thời gian dành cho bản thân, và bạn chỉ muốn thoải mái làm điều mình thích lúc này.
Bước thứ ba: Tìm yếu tố tác động
Yếu tố tác động thông thường chính là thời gian, địa điểm, trạng thái cảm xúc và nhân vật. Và chúng ta cần tìm ra yếu tố tác động những thói quen này.
Ví dụ, tôi quan sát và nhận ra đôi lúc, bản thân cũng hay chần chừ trong việc viết bản thảo, bởi vì phần lớn thời gian lúc đó tôi đều nghĩ "Sao bản thảo này lại khó viết thế..."
Loại suy nghĩ này khiến tôi muốn từ bỏ nó ngay lập tức mà tìm một thứ khác để thư giãn. Mà cái suy nghĩ "khó quá" đó, cũng chính là yếu tố tác động đến việc tôi chần chừ viết bản thảo.
Bước thứ tư: chúng ta nên căn cứ theo yếu tố tác động, thiết kế ra một phần thưởng mới thích hợp
Ví dụ: Trước khi viết bản thảo, tôi sẽ không nghĩ đến việc nó có khó hay không nữa, mà sẽ nghĩ về trải nghiệm thú vị khi viết.
Như vậy, chúng ta hãy dựa trên những thứ bản thân yêu thích, định ra một thói quen tốt kèm phần thưởng cuốn hút, chẳng hạn nếu mỗi ngày ngủ sớm dậy sớm, sẽ được phần thưởng là cho phép bản thân xem một tập phim yêu thích.
Và nếu chúng ta thức khuya, ngủ muộn, ngày thứ hai phải nhận hình phạt nhỏ do chính mình đưa ra, đó là không được uống trà sữa trong một tuần chẳng hạn.
Đằng trước những thói quen xấu, là do sự nuông chiều bản thân; đằng sau thói quen xấu, là do những "phần thưởng" tốt đẹp tạm thời.
Làm sao để bồi dưỡng thói quen tốt?
Giống như khi còn học ở trường mẫu giáo, vì muốn nhận được những bông hoa hồng đỏ xinh đẹp từ tay cô giáo, chúng ta sẽ cố gắng biểu hiện thực tốt.
"Chiêu" này cũng có thể dùng trong xã hội, muốn bồi dưỡng nên một thói quen tốt, phải trông chờ vào "bông hoa phần thưởng".
Khác nhau ở chỗ, lúc trước là ta được cô giáo thưởng. Còn hiện tại là chính mình tự thưởng cho mình.
Phương pháp cụ thể như sau:
Bước đầu tiên: Xác định thói quen mà bạn muốn bồi dưỡng, tìm một "phần thưởng" mà bạn thích cho thói quen này.
Ví dụ: Nếu bạn muốn giữ dáng, hãy cho bản thân một lời hứa nho nhỏ, rằng nếu kiên trì tập thể dục được 1 tuần, sẽ được thưởng một bữa ăn ngon. Phần thưởng này cũng như một kiểu gian lận, bởi vì một bữa ăn không thể nào khiến bạn mập lên; mà còn giúp bạn vui vẻ khi được nhận thưởng hơn bình thường gấp nhiều lần.
Bước thứ hai: tạo cho mình một yếu tố tác động, nên chọn yếu tố đơn giản, dễ vận hành.
Ví dụ: đặt thời gian đến phòng gym vào 8 giờ mỗi ngày, đã định rồi thì đừng thay đổi, đến giờ liền đi, không được chần chừ.
Bước thứ ba: dùng yếu tố kích hoạt và phần thưởng để tạo thành thói quen cho bản thân.
Muốn hình thành thói quen tốt, bạn cần phải kiên trì lặp đi lặp lại nó trong một thời gian dài. Sau đó, cơ thể bạn sẽ tự ghi nhớ thói quen này, và bạn sẽ hành động nó một cách tự nhiên.
Muốn làm được điều này, đòi hỏi phải có ý chí kiên định. Ý chí không phải kỹ năng, mà là một loại sức mạnh. Lúc mới đầu, ý chí "vừa phải" là đủ, không cần quá độ, nếu không chỉ như việc tập thể dục quá mức, chỉ làm phản tác dụng.
Ngay từ bây giờ, hãy cố gắng rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Bởi lẽ sức mạnh của thói quen, có thể âm thầm giúp bạn thay đổi vận mệnh!
Thiên Tuyết
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Link báo gốc: Thứ quyết định vận mệnh của bạn, ngoài năng lực và chỉ số EQ ra, còn có một thứ rất quan trọng, đó chính là THÓI QUEN!