virgo lavender
Verified Banker
Thị trường ngoại hối
Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của mình: Mỹ có đồng đôla; Pháp có đồng frăng; Brazin đồ curzeiro; và Ấn Độ có đồng rupi. Buôn báo giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau (hoặc thông dụng hơn là tiền gửi ngân hàng ghi bằng đồng tiền khác nhau), đồng này đổi lấy đồng kia. Khi một hãng Mỹ mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính của nước ngoài, chẳng hạn, thì đôla Mỹ (điển hình là các khoản tiền gửi ngân hàng ghi bằng đôla Mỹ) phải được đổi ra ngoại tệ (tiền gửi ngân hàng ghi bằng ngoại tệ)
Việc mua bán tiền và tiền gửi ngân hàng ghi bằng những đồng tiền riêng biệt được tiến hành tại thị trường ngoại hối. Khối lượng của những giao dịch này chỉ tiêng tại Mỹ trung bình là trên 100 tỷ đôla hàng ngày. Các giao dịch tiến hành trên thị trường ngoại hối xác định tỷ giá, theo đó các đồng tiền được đổi với nhau đồng tiền này ra đồng tiền khác, đồng tiền khác này, đến lượt mình xác định giá mua hàng hóa và tài sản tài chính nước ngoài.
Tỷ giá là gì?
Có hai loại giao dịch tỷ giá: Loại giao dịch nhiều nhất gọi là giao dịch giao ngay kéo theo việc trao đổi ngay (mặc dù phải mất hai ngày để thực hiện việc trao đổi) các khoản tiền gửi ngân hàng. Giao dịch kỳ hạn kéo theo việc trao đổi các khoản tiền gửi ngân hàng vào một ngày tương lai xác định.
Khi một đồng tiền tăng lên về giá trị, là nó tăng giá; khi một đồng tiền giảm xuống về mặt giá trị và trị giá ít đôla hơn, là nó bị sụt giá. Ví dụ đầu năm 1980, đồng frăng trị giá 25xu, và ngày 4/4/1991, nó trị giá 17,7xu. Đồng frăng đã sụt giá 30%. Ngược lại, chúng ta có thể nói rằng đồng đôla Mỹ tăng giá 40%.
Tại sao tỷ giá là quan trong?
Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Giá tính bằng đôla của hàng Pháp đối với một người Mỹ được xác định bởi liên tác động của hai nhân tố: (1) giá cả của hàng Pháp tính bằng frăng và (2) tỷ giá frăng/đôla.
Ví dụ, giả định rằng một người Mỹ, ông Wanda nghiện rượu, quyết định mua một chai rượu vang Chateau Lafite Rothschild loại sản xuất năm 1961 (một năm rất tốt) để bổ sung vào hầm rượu vang của mình. Nếu giá bằng frăng của chai vang là 2.000 frăng và tỷ giá là 0,17748 đôla mỗi frăng, thì chai vang sẽ có giá đối với Wanda là 355 đôla (=2.000 frăng x 0,17748). Bây giờ giả định Wanda để chậm việc mua của mình trong hai tuần, vào lúc đó tỷ giá của frăng Pháp đã tăng lên là 0,02 đôla mỗi frăng. Nếu giá nội địa của chai Lafite Rothschild vẫn là 2.000 frăng, thì giá của nó bằng đôla sẽ tăng từ 355 đôla lên 400 đôla.
Tuy nhiên, cùng một sự việc tăng giá như vậy lại làm cho giá hàng ngoại tại nước đó rẻ hơn. Với một tỷ giá 0,17748 đôla mỗi frăng thì máy tính Apple giá 2.000 đôla tốn cho người lập trình máy Claude hết 11.269 frăng; nếu tỷ giá tăng lên 0,02 đôla mỗi frăng thì giá của máy tính chỉ là 10.000 frăng.
Một sự sụt giá của frăng sẽ làm giá hàng của Pháp tại Mỹ giảm xuống, nhưng lại làm tăng giá hàng Mỹ tịa Pháp. Nếu đồng frăng tụt giá xuống 0,100 đôla, thì chai rượu Lafite Rothschild của Wanda chỉ tốn cho anh ta có 200 đôla thay vì 355 đôla trong khi máy tính Apple sẽ tốn cho Claude 20.000 frăng chứ không phải 11.269.
Cách lập luận như vậy đưa đến kết luận: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên). Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá, hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn trong khi hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành đắt hơn.
Một việc tăng giá của một đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất nước đó khó khăn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng nước ngoài tại nước mình bởi vì giá nó giảm đi. Từ năm 1980 đến đầu năm 1985, việc tăng giá đồng đôla làm thiệt hại các ngành công nghiệp Mỹ. Ví dụ, công nghiệp thép của Mỹ bị thiệt hại không phải là chỉ do việc bán ở nước ngoài thép Mỹ với giá đắt hơn bị giảm xuống, mà còn do việc bán thép giá tương đối rẻ hơn của nước ngoài tại Mỹ tăng lên. Mặc dù việc nâng giá đôla Mỹ làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước, những người tiêu dùng Mỹ được lợi, bởi vì hàng ngoại rẻ đi hơn. Máy video cassette và máy ảnh của Nhật và giá đi nghỉ châu Âu giảm giá là kết quả của đồng đôla vững mạnh.
Ngoại hối được mua bán như thế nào?
Bạn không thể đến một nơi tập trung để xem người ta xác định tỷ giá; các đồng tiền không được mua bán tại các sở giao dịch như Thị trường giao dịch chứng khoán New York. Thay vào đó thị trường ngoại hối được tổ chức thành một thị trường qua tay, tại đó hàng trăm nhà kinh doanhn (đa số là ngân hàng) sẵn sàng mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Bởi vì những nhà kinh doanh này thường xuyên tiếp xúc với nhau bằng điện thoại và máy tính, nên thị trường rất cạnh tranh; thực sự thì nó hoạt động không khác gì trên một trị trường tập trung.
Một điều cần chỉ ra là khi các ngân hàng, các công ty và chính phủ nói về mua và bán tiền trên thị trường ngoại hối, không phải là họ nắm một nắm giấy bạc đôla và bán lấy tiền giấy bảng Anh, hơn nữa phần lớn giao dịch là mua và bán tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiền khác nhau. Như vậy, khi chúng ta nói một ngân hàng mua bán đôla trên thị trường ngoại hối, cái mà thực sự chúng ta muốn nói là ngân hàng mua tiền gửi ghi bằng đôla.
Mua bán trên thị trường ngoại hối là những giao dịch trị giá trên 1 triệu đôla. Thị trường mà đã xác định các tỷ giá được ghi trong các bản tin tức tài chính không phải là nơi mà người ta mua ngoại tệ để đi du lịch ra nước ngoài. Thay vào đó, chúng ta mua ngoại tệ tại thị trường bán lẻ của những người buôn tiền như American hoặc của các ngân hàng. Vì giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn, cho nên khi chúng ta mua ngoại hối, chúng ta được đơn vị ngoại tệ cho mỗi đôla ít hơn tỷ giá ghi trên bảng.
(Nguồn: Fredic S.Mishkin - The Economics of Money, Banking,and Financial Mark, 3rd Edition Harper Collins 1992)
Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của mình: Mỹ có đồng đôla; Pháp có đồng frăng; Brazin đồ curzeiro; và Ấn Độ có đồng rupi. Buôn báo giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau (hoặc thông dụng hơn là tiền gửi ngân hàng ghi bằng đồng tiền khác nhau), đồng này đổi lấy đồng kia. Khi một hãng Mỹ mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính của nước ngoài, chẳng hạn, thì đôla Mỹ (điển hình là các khoản tiền gửi ngân hàng ghi bằng đôla Mỹ) phải được đổi ra ngoại tệ (tiền gửi ngân hàng ghi bằng ngoại tệ)
Việc mua bán tiền và tiền gửi ngân hàng ghi bằng những đồng tiền riêng biệt được tiến hành tại thị trường ngoại hối. Khối lượng của những giao dịch này chỉ tiêng tại Mỹ trung bình là trên 100 tỷ đôla hàng ngày. Các giao dịch tiến hành trên thị trường ngoại hối xác định tỷ giá, theo đó các đồng tiền được đổi với nhau đồng tiền này ra đồng tiền khác, đồng tiền khác này, đến lượt mình xác định giá mua hàng hóa và tài sản tài chính nước ngoài.
Tỷ giá là gì?
Có hai loại giao dịch tỷ giá: Loại giao dịch nhiều nhất gọi là giao dịch giao ngay kéo theo việc trao đổi ngay (mặc dù phải mất hai ngày để thực hiện việc trao đổi) các khoản tiền gửi ngân hàng. Giao dịch kỳ hạn kéo theo việc trao đổi các khoản tiền gửi ngân hàng vào một ngày tương lai xác định.
Khi một đồng tiền tăng lên về giá trị, là nó tăng giá; khi một đồng tiền giảm xuống về mặt giá trị và trị giá ít đôla hơn, là nó bị sụt giá. Ví dụ đầu năm 1980, đồng frăng trị giá 25xu, và ngày 4/4/1991, nó trị giá 17,7xu. Đồng frăng đã sụt giá 30%. Ngược lại, chúng ta có thể nói rằng đồng đôla Mỹ tăng giá 40%.
Tại sao tỷ giá là quan trong?
Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Giá tính bằng đôla của hàng Pháp đối với một người Mỹ được xác định bởi liên tác động của hai nhân tố: (1) giá cả của hàng Pháp tính bằng frăng và (2) tỷ giá frăng/đôla.
Ví dụ, giả định rằng một người Mỹ, ông Wanda nghiện rượu, quyết định mua một chai rượu vang Chateau Lafite Rothschild loại sản xuất năm 1961 (một năm rất tốt) để bổ sung vào hầm rượu vang của mình. Nếu giá bằng frăng của chai vang là 2.000 frăng và tỷ giá là 0,17748 đôla mỗi frăng, thì chai vang sẽ có giá đối với Wanda là 355 đôla (=2.000 frăng x 0,17748). Bây giờ giả định Wanda để chậm việc mua của mình trong hai tuần, vào lúc đó tỷ giá của frăng Pháp đã tăng lên là 0,02 đôla mỗi frăng. Nếu giá nội địa của chai Lafite Rothschild vẫn là 2.000 frăng, thì giá của nó bằng đôla sẽ tăng từ 355 đôla lên 400 đôla.
Tuy nhiên, cùng một sự việc tăng giá như vậy lại làm cho giá hàng ngoại tại nước đó rẻ hơn. Với một tỷ giá 0,17748 đôla mỗi frăng thì máy tính Apple giá 2.000 đôla tốn cho người lập trình máy Claude hết 11.269 frăng; nếu tỷ giá tăng lên 0,02 đôla mỗi frăng thì giá của máy tính chỉ là 10.000 frăng.
Một sự sụt giá của frăng sẽ làm giá hàng của Pháp tại Mỹ giảm xuống, nhưng lại làm tăng giá hàng Mỹ tịa Pháp. Nếu đồng frăng tụt giá xuống 0,100 đôla, thì chai rượu Lafite Rothschild của Wanda chỉ tốn cho anh ta có 200 đôla thay vì 355 đôla trong khi máy tính Apple sẽ tốn cho Claude 20.000 frăng chứ không phải 11.269.
Cách lập luận như vậy đưa đến kết luận: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên). Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá, hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn trong khi hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành đắt hơn.
Một việc tăng giá của một đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất nước đó khó khăn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng nước ngoài tại nước mình bởi vì giá nó giảm đi. Từ năm 1980 đến đầu năm 1985, việc tăng giá đồng đôla làm thiệt hại các ngành công nghiệp Mỹ. Ví dụ, công nghiệp thép của Mỹ bị thiệt hại không phải là chỉ do việc bán ở nước ngoài thép Mỹ với giá đắt hơn bị giảm xuống, mà còn do việc bán thép giá tương đối rẻ hơn của nước ngoài tại Mỹ tăng lên. Mặc dù việc nâng giá đôla Mỹ làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước, những người tiêu dùng Mỹ được lợi, bởi vì hàng ngoại rẻ đi hơn. Máy video cassette và máy ảnh của Nhật và giá đi nghỉ châu Âu giảm giá là kết quả của đồng đôla vững mạnh.
Ngoại hối được mua bán như thế nào?
Bạn không thể đến một nơi tập trung để xem người ta xác định tỷ giá; các đồng tiền không được mua bán tại các sở giao dịch như Thị trường giao dịch chứng khoán New York. Thay vào đó thị trường ngoại hối được tổ chức thành một thị trường qua tay, tại đó hàng trăm nhà kinh doanhn (đa số là ngân hàng) sẵn sàng mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Bởi vì những nhà kinh doanh này thường xuyên tiếp xúc với nhau bằng điện thoại và máy tính, nên thị trường rất cạnh tranh; thực sự thì nó hoạt động không khác gì trên một trị trường tập trung.
Một điều cần chỉ ra là khi các ngân hàng, các công ty và chính phủ nói về mua và bán tiền trên thị trường ngoại hối, không phải là họ nắm một nắm giấy bạc đôla và bán lấy tiền giấy bảng Anh, hơn nữa phần lớn giao dịch là mua và bán tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiền khác nhau. Như vậy, khi chúng ta nói một ngân hàng mua bán đôla trên thị trường ngoại hối, cái mà thực sự chúng ta muốn nói là ngân hàng mua tiền gửi ghi bằng đôla.
Mua bán trên thị trường ngoại hối là những giao dịch trị giá trên 1 triệu đôla. Thị trường mà đã xác định các tỷ giá được ghi trong các bản tin tức tài chính không phải là nơi mà người ta mua ngoại tệ để đi du lịch ra nước ngoài. Thay vào đó, chúng ta mua ngoại tệ tại thị trường bán lẻ của những người buôn tiền như American hoặc của các ngân hàng. Vì giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn, cho nên khi chúng ta mua ngoại hối, chúng ta được đơn vị ngoại tệ cho mỗi đôla ít hơn tỷ giá ghi trên bảng.
(Nguồn: Fredic S.Mishkin - The Economics of Money, Banking,and Financial Mark, 3rd Edition Harper Collins 1992)