Thi Công chức - Không khó như bạn tưởng!

The Banker

Super Moderator
Super Mod
THI CÔNG CHỨC LÀ KHÓ, RẤT KHÓ!? Với quan điểm cá nhân, có vào công chức rồi mới thấy, thực ra, thi công chức hình như ko hẳn khó khăn như nhiều ng vẫn nghĩ. Mà, khó hay ko khó, có lẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

Không giống như thi đại học, sau khi tốt nghiệp, chúng ta có thể tìm công việc này hoặc việc khác, không nhất thiết “cứ phải công chức”. Chính bởi quan niệm này, đi thi sẽ thấy rất khó khăn. Một người có thể học rất tốt tại đại học, nhưng, thi công chức yêu cầu kiến thức thi lại khác, cách nhận thức khác, nên nếu ko ôn thi thực sự và gắn trách nhiệm thi vào thì cũng khó đạt. Từ trải nghiệm cá nhân, nếu quyết tâm và bỏ thời gian học, sau khi vào mới thấy, thực sự thi công chức ko khó như nhiều người ngĩ, mà thậm chí còn dễ hơn nhiều kỳ thi khác trong đời.

Một phần do quan niệm trên, bên cạnh đó, đặc biệt vs sinh viên mới ra trường thì có vẻ việc thi công chức càng mới. Trong nhiều trường hợp, nhiều khi ko thể xác định được sẽ phải học và thi cái gì!? Đây là cản trở lớn mặc dù vs cả những người có “nền tảng kiến thức” khá tốt trong trường đại học. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần bám sát những gì thông báo tuyển dụng đưa ra, kiếm tìm tài liệu liên quan, tham khảo trên các diễn đàn các bài thi trước đó, quả thực, thi công chức ko phải quá khó để đạt vs nhiều người.

Quan niệm cửa miệng “cứ thi công chức là rất khó đạt!” được truyền từ ng này qua ng khác, tgian này qua tgian khác. Và, hình như điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý ng dự thi, rất dễ làm nảy sinh quy ngĩ ko xác thực, “có học cũng đến vậy”. Thực tế có lẽ chưa hẳn thế, thi công chức ko phải khó or quá khó nếu bỏ qua quan niệm này.

Mục tiêu khi tìm kiếm việc làm từ thi tuyển, xét tuyển công chức. Đây là điều quan trọng, nhưng nhiều khi bản thân cũng khó xác định do sự bị động và bị ảnh hưởng:

Từ suy nghĩ bản thân: đôi lúc “công chức” có vẻ là “chỗ dựa tốt” cho sự sợ hãi, ngại đối mặt vs những ng có kiến thức, năng lực hơn mình bên ngoài. Ở đây muốn nói, có vẻ, cứ bên ngoài là môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, đào thải mạnh hơn. Và, ngược lại, cũng ko ít người hy vọng công chức vs sự cống hiến, chứng minh năng lực và tìm kiếm cơ hội cho sự thăng tiến bởi suy nghĩ, “nhà nước” hình như ko đòi hỏi cao như “bên ngoài” hay sao ấy!?

Thực tế có vẻ lại ko hẳn vậy, rất nhiều công chức nhà nước cũng thể hiện sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà ko hề thua kém bên ngoài. Ngoài ra, môi trường công chức là mỗi trường khá hoàn thiện, “tuân thủ-thức bậc-quy định-quy trình-thủ tục-kỷ luật” khiến công chức nhiều khi “trưởng thành” nhanh hơn cả bên ngoài, người ko đáp ứng vẫn bị đào thải. Đây có lẽ cũng là lý do, ko ít cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước thường để ý “thu hút” ng từng là công chức nhà nước về làm việc cho họ.

- Từ tác động gia đình: vs vị trí những ng làm cha mẹ, ai cũng muốn con cái mình có công việc ổn định, an nhàn, ko vất vả và từ đó coi “nhà nước” là điểm đến. Đặc biệt, vs những ng từng là công chức, ko ít người vẫn luôn giữ quan niệm, phải hướng cho con cái mình vào “con đường chức nghiệp” bởi họ từng trải trước đây. Thực tế có lẽ ko hẳn thế, nhiều người rất thành đạt vs công việc “bên ngoài nhà nước” hoặc bằng “con đường riêng”, bởi môi trường bên ngoài nhiều khi chứa đựng nhiều thuận lợi cho phát triển. Tuy nhiên, khi phải khó khăn, hình như, “con đường chức nghiệp” lại được nhiều ng hướng tới.

- Từ môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa: vài năm trước, ko ít ng lần lượt “rời bỏ nhà nước” để kiếm tìm cơ hội bên ngoài, bởi khi đó, thu nhập, cơ hội bên ngoài là rất lớn để dành cho họ. Thực tế thời gian này cũng cho thấy, ko nhiều người mong muốn vào “khối nhà nước” bởi nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, trong khi môi trường “ngoài quốc doanh” lại đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây, mọi việc có vẻ lại thay đổi, ng ta bắt đầu chú ý hơn tới “cái bát sắt”. Có lẽ quan niệm trước đây dần lại quay trở lại, đó là sự ổn định, lâu dài và chỗ dựa cho mọi hoàn cảnh…

Ngoài ra, đâu đó việc lựa chọn “công chức hay ko” cũng phụ thuộc yếu tố “văn hóa vùng miền” thì phải. Có thể nhận thấy, dù trước hay hiện nay, khu vực “phía Nam” hình như cũng ít quan tâm tới “khối nhà nước” như khu vực “phía Bắc”. Do đó, nhiều vấn đề về công chức có vẻ vẫn luôn “hướng tới phía Bắc” thì phải.

Công bằng, mỗi người vẫn luôn muốn có thể tìm kiếm cơ hội “thành công” cho riêng mình và theo cách của riêng, bằng sự cố gắng của mình nhưng thực tế, ko phải tất cả, cứ cố gắng là được. Cũng ko ít người “tự biện minh” hoặc “bị biện minh”cho việc thành công của họ bằng câu nói cửa miệng “số phận con người or tính ngẫu nhiên của tạo hóa”, do thành công đến quá nhanh và khi ko thể giải thích dự vào đâu nữa. Trong nhiều trường hợp, điều này hình như vẫn đúng, thử hình dung đơn giản, chỉ cần bước ra khỏi cửa nhà trước hoặc sau một giây(s) thôi, mọi chuyện sau đó rất có thể sẽ khác!?

Tuy nhiên, muốn dựa vào đâu cũng được, nhưng trước hết cần có sự nỗ lực, cố gắng nghiêm túc của bản thân mình. Do đó, thi công chức ngành nào cũng vậy, nên xác định mục tiêu rõ ràng, ổn định, lâu dài, cố gắng ôn thi, ràng buộc chút trách nhiệm của bản thân vào đó, hãy bám sát yêu cầu thi tuyển, tham khảo tài liệu, bài thi trước đó và thực sự bỏ thời gian, công sức vào việc này thì, vs quan điểm cá nhân, THI CÔNG CHỨC LÀ KO KHÓ.

Theo: BlogcamnhanTongcucThue
 
Back
Bên trên