Dù được coi là ngoài mong đợi khi số lượng DN tham gia tuyển dụng tại phiên đầu năm sau Tết Nguyên đán lên tới con số 50 nhưng theo ghi, nhu cầu tuyển của các công ty hầu như không nhiều, các vị trí, ngành nghề chỉ cần lao động giản đơn, lao động có nghề cơ khí, hàn…
Cầm trên tay một tập gần chục bộ hồ sơ xin việc, lao động Nguyễn Thị Quyên, đã tốt nghiệp Đại học Văn hóa (Hà Nội) được một năm, đi tìm việc ở một số nơi nhưng đều không được. Hiện tại Quyên chưa tìm được công việc phù hợp để có mức thu nhập có thể tự lo cho cuộc sống của bản thân.
Quyên cho biết, ngành học thư viện của em ra trường tìm được việc đúng ngành nghề rất khó. Sau tết, em chuẩn bị hồ sơ đi tìm việc ngay. Tìm việc tại phiên giao dịch việc làm đầu tiên của năm mới, em mong tìm kiếm công việc tư vấn khách hàng, nhưng nhu cầu tuyển dụng của các công ty tại phiên này chủ yếu là bán hàng. Em chưa tìm được công việc như mong muốn nhưng đã chọn mấy công ty có mức lương 4 triệu trở lên nộp hồ sơ xin phỏng vấn trực tiếp, việc gì cũng được, miễn là có việc làm để lo cho cuộc sống.
Tỏ rõ vẻ căng thẳng, lao động Phạm Thị Thủy (quê Hải Hậu, Nam Định) đang phỏng vấn xin việc tại công ty chuyên kinh doanh camera giám sát. Thủy đã tốt nghiệp khoa Kế toán, ĐH Công đoàn, và đã đi làm nhân viên kinh doanh và kế toán cho 2 công ty.
Từ tháng 12/2012, công ty cũ tinh giản lao động, Thủy rơi vào cảnh thất nghiệp. Thủy cho biết nghỉ Tết xong đã đi tìm việc ở 4 công ty, hy vọng nhận được lịch hẹn phỏng vấn. Đi làm ban đầu mức lương 1,8 triệu đồng, sau đó được nâng lên 3 triệu đồng, chỉ đủ sinh hoạt cho bản thân nhưng Thủy vẫn trụ lại để tìm được công việc, không lẽ để uổng phí tấm bằng đại học. “Ngành học kế toán dường như bão hòa, để tìm một công việc ổn định trong một công ty quả thực là khó. Bố mẹ vẫn phải chu cấp cho hai chị em 5 triệu đồng/tháng”, Thủy tâm sự.
Rất nhiều lao động trẻ mà chúng tôi gặp tại phiên giao dịch việc làm này đều là những cử nhân nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận tìm công việc lao động phổ thông, miễn sao có việc làm, có thu nhập khi mà nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn.
Theo Ban tổ chức phiên giao dịch việc làm Hà Nội vừa diễn ra, thì tại phiên này có tới gần 2.000 lao động tham gia tìm việc. Đấy là chưa kể 1.300 lao động thất nghiệp đến làm thủ tục khai báo tình trạng tìm việc làm để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người trong số đó cũng tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình trong năm mới.
Dù được coi là ngoài mong đợi khi số lượng doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại phiên đầu năm sau Tết Nguyên đán lên tới con số 50 nhưng theo ghi nhận của phóng viên, nhu cầu tuyển của các công ty hầu như không nhiều, các vị trí, ngành nghề công việc chủ yếu chỉ cần lao động giản đơn, lao động có nghề cơ khí, hàn…
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Lê Huy Ngọ, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cửa nhựa Trường Sơn cho biết, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 tác động mạnh đến doanh nghiệp cũng như ý thức của người lao động. Trước đây thời điểm sau Tết, lao động của công ty cũng nhảy việc nhiều, nhưng năm nay khá ổn định, người lao động đã xác định qua các công ty khác lại mất thời gian thử việc, thu nhập giảm và cũng không có nhiều cơ hội. Tham gia tuyển lao động thêm lần này là do công ty mới ký được thêm hợp đồng đến hết năm 2013, nên cần tuyển thêm thợ hàn, cơ khí, nhôm kính. Tuy nhiên các lao động có nghề lại không nhiều.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm GTVL Hà Nội đánh giá về thị trường lao động trong năm 2013, đặc biệt là sau Tết, có nhiều thay đổi. Các năm trước nhu cầu tuyển lao động phổ thông rất lớn, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, năm nay các doanh nghiệp này đều khá ổn định, công nhân hầu hết quay trở lại làm việc. Các DN tham gia tuyển dụng năm nay vẫn nghiêng về lao động phổ thông và lao động có trình độ trung cấp công nhân kỹ thuật nhưng chủ yếu là các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ. Sau sự ảm đạm của thị trường lao động cuối năm 2012, cắt giảm, dãn bớt lao động, hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất cũng đã rục rịch tuyển lao động.
Cho dù có dấu hiệu khả quan tại phiên giao dịch việc làm đầu năm mới nhưng số lượng cần tuyển vẫn rất khiêm tốn. Tìm kiếm một cơ hội việc làm ổn định vẫn là bài toán khó với nhiều lao động tại thời điểm này
Cầm trên tay một tập gần chục bộ hồ sơ xin việc, lao động Nguyễn Thị Quyên, đã tốt nghiệp Đại học Văn hóa (Hà Nội) được một năm, đi tìm việc ở một số nơi nhưng đều không được. Hiện tại Quyên chưa tìm được công việc phù hợp để có mức thu nhập có thể tự lo cho cuộc sống của bản thân.
Quyên cho biết, ngành học thư viện của em ra trường tìm được việc đúng ngành nghề rất khó. Sau tết, em chuẩn bị hồ sơ đi tìm việc ngay. Tìm việc tại phiên giao dịch việc làm đầu tiên của năm mới, em mong tìm kiếm công việc tư vấn khách hàng, nhưng nhu cầu tuyển dụng của các công ty tại phiên này chủ yếu là bán hàng. Em chưa tìm được công việc như mong muốn nhưng đã chọn mấy công ty có mức lương 4 triệu trở lên nộp hồ sơ xin phỏng vấn trực tiếp, việc gì cũng được, miễn là có việc làm để lo cho cuộc sống.
Tỏ rõ vẻ căng thẳng, lao động Phạm Thị Thủy (quê Hải Hậu, Nam Định) đang phỏng vấn xin việc tại công ty chuyên kinh doanh camera giám sát. Thủy đã tốt nghiệp khoa Kế toán, ĐH Công đoàn, và đã đi làm nhân viên kinh doanh và kế toán cho 2 công ty.
Từ tháng 12/2012, công ty cũ tinh giản lao động, Thủy rơi vào cảnh thất nghiệp. Thủy cho biết nghỉ Tết xong đã đi tìm việc ở 4 công ty, hy vọng nhận được lịch hẹn phỏng vấn. Đi làm ban đầu mức lương 1,8 triệu đồng, sau đó được nâng lên 3 triệu đồng, chỉ đủ sinh hoạt cho bản thân nhưng Thủy vẫn trụ lại để tìm được công việc, không lẽ để uổng phí tấm bằng đại học. “Ngành học kế toán dường như bão hòa, để tìm một công việc ổn định trong một công ty quả thực là khó. Bố mẹ vẫn phải chu cấp cho hai chị em 5 triệu đồng/tháng”, Thủy tâm sự.
Rất nhiều lao động trẻ mà chúng tôi gặp tại phiên giao dịch việc làm này đều là những cử nhân nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận tìm công việc lao động phổ thông, miễn sao có việc làm, có thu nhập khi mà nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn.
Theo Ban tổ chức phiên giao dịch việc làm Hà Nội vừa diễn ra, thì tại phiên này có tới gần 2.000 lao động tham gia tìm việc. Đấy là chưa kể 1.300 lao động thất nghiệp đến làm thủ tục khai báo tình trạng tìm việc làm để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người trong số đó cũng tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình trong năm mới.
Dù được coi là ngoài mong đợi khi số lượng doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại phiên đầu năm sau Tết Nguyên đán lên tới con số 50 nhưng theo ghi nhận của phóng viên, nhu cầu tuyển của các công ty hầu như không nhiều, các vị trí, ngành nghề công việc chủ yếu chỉ cần lao động giản đơn, lao động có nghề cơ khí, hàn…
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Lê Huy Ngọ, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cửa nhựa Trường Sơn cho biết, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 tác động mạnh đến doanh nghiệp cũng như ý thức của người lao động. Trước đây thời điểm sau Tết, lao động của công ty cũng nhảy việc nhiều, nhưng năm nay khá ổn định, người lao động đã xác định qua các công ty khác lại mất thời gian thử việc, thu nhập giảm và cũng không có nhiều cơ hội. Tham gia tuyển lao động thêm lần này là do công ty mới ký được thêm hợp đồng đến hết năm 2013, nên cần tuyển thêm thợ hàn, cơ khí, nhôm kính. Tuy nhiên các lao động có nghề lại không nhiều.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm GTVL Hà Nội đánh giá về thị trường lao động trong năm 2013, đặc biệt là sau Tết, có nhiều thay đổi. Các năm trước nhu cầu tuyển lao động phổ thông rất lớn, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, năm nay các doanh nghiệp này đều khá ổn định, công nhân hầu hết quay trở lại làm việc. Các DN tham gia tuyển dụng năm nay vẫn nghiêng về lao động phổ thông và lao động có trình độ trung cấp công nhân kỹ thuật nhưng chủ yếu là các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ. Sau sự ảm đạm của thị trường lao động cuối năm 2012, cắt giảm, dãn bớt lao động, hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất cũng đã rục rịch tuyển lao động.
Cho dù có dấu hiệu khả quan tại phiên giao dịch việc làm đầu năm mới nhưng số lượng cần tuyển vẫn rất khiêm tốn. Tìm kiếm một cơ hội việc làm ổn định vẫn là bài toán khó với nhiều lao động tại thời điểm này
Theo CAND