Thanh toán không dùng tiền mặt

1. Sự cần thiết, khái niệm của thanh toán không dùng tiền mặt

Tiền tệ đi vào lưu thông thực hiện chức năng phương tiện thanh toán diễn ra dưới hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (hay thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế ngày một phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trước hết là việc thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra chi phí rất lớn để in ấn vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Ngoài ra, một hạn chế quan trọng của việc thanh toán bằng tiền mặt nữa là thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM, trong khi nền kinh tế luôn có nhu cầu về tiền mặt để thanh toán chi tiêu gây sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho giá cả có khả năng tăng cao gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết chính sách tiền tệ. Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự ra đời của một phương thức thanh toán khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM).
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, xét về góc độ kế toán, kế toán nghiệp vụ thanh toán KDTM là thực hiện các bút toán bằng đồng tiền ghi sổ hay bút tệ.
Tham gia vào hoạt động thanh toán có các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán:
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và tổ chức khác khi được NHNN cấp phép.
– Tổ chức, cá nhân được sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nền kinh tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại.

2. Các quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán KDTM phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ nên trong quá trình thực hiện thanh toán các bên tham gia phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản. Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước.
Thứ hai: Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.
Nếu người mua chậm trễ thanh toán; hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.
Thứ ba: Người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán; đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.
Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:
– Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không cần có lệnh của người chi trả (không cần có chữ ký của chủ tài khoản trên chứng từ) chỉ áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như uỷ nhiệm thu, hay lệnh của Toà án kinh tế.
– Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá. Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong quá trình thanh toán cho khách hàng.
– Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách hàng theo chế tài chung.

3. Cơ sở pháp lý của hệ thống các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hoàn thiện hơn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán KDTM nói chung và các hình thức thanh toán KDTM phát huy tác dụng. Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm:
– Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, trong đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng.
– Quyết định 371/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.
– Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
– Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
– Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán.
– Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
– Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng Séc có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2004.
Theo các văn bản pháp quy này thì hiện nay có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế, đó là:
+ Séc thanh toán: Séc chuyển khoản, Séc được bảo chi, Séc được bảo lãnh
+ Ủy nhiệm thu – nhờ thu
+ Ủy nhiệm chi – lệnh chi
+ Thẻ thanh toán
+ Thư tín dụng nội địa

4. Tài khoản và chứng từ dùng trong kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
4.1. Tài khoản

* Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ/ngoại tệ (TK 4211/4221)
Dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam/ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn (chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán qua ngân hàng)
Bên Có : Số tiền KH gửi vào để tạo nguồn vốn thanh toán
Bên Nợ : Số tiền KH rút ra để thanh toán
Dư Có : Số tiền của KH đang gửi tại NH
Hạch toán chi tiết: mở TK chi tiết theo từng KH gửi tiền.
Tài khoản này có thể có số Dư Nợ trong điều kiện KH được NH cho phép thấu chi, mức dư Nợ cao nhất bằng Hạn mức thấu chi.
* TK Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ
Trong đó:
- TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc (TK 4271)
- TK Tiền gửi để mở thư tín dụng (TK 4272)
- TK Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ (TK 4273)
Dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam/ngoại tệ mà Tổ chức tín dụng nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo hợp đồng đã ký.
Bên Có : Số tiền khách hàng gửi để bảo đảm thanh toán
Bên Nợ : Số tiền ký gửi đã sử dụng để thanh toán cho người hưởng
Số tiền ký gửi sử dụng còn thừa trả lại cho khách hàng
Dư Có : Số tiền KH đang ký gửi tại TCTD để đảm bảo thanh toán
Hạch toán chi tiết: mở TK chi tiết theo từng KH
* TK Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ (TK 2111/2141)
Dùng trong trường hợp khách hàng được ngân hàng cho vay để thực hiện nghiệp vụ thanh toán với đối tác.
Bên Nợ : Số tiền ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay
Bên Có : Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước trả nợ
Số tiền chuyển sang nợ quá hạn
Dư Nợ : Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đang nợ trong hạn
Hạch toán chi tiết: mở TK chi tiết theo từng KH
* Sổ theo dõi các chứng từ dưới hình thức ngoại bảng
+ STD UNT gửi đi
+ STD UNT gửi đến chưa thanh toán (quá hạn)
+ STD thư tín dụng đến

4.2. Chứng từ

Chứng từ dùng trong nghiệp vụ thanh toán có thể là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử. Thích ứng với mỗi hình thức thanh toán có các chứng từ phù hợp.
Chứng từ giấy dùng trong kế toán dịch vụ thanh toán gồm:
+ Séc thanh toán: Séc chuyển khoản và séc bảo chi
+ Giấy uỷ nhiệm chi (UNC)
+ Giấy uỷ nhiệm thu (UNT)
+ Giấy mở thư tín dụng (TTD)
+ Bảng kê nộp séc, bảng kê thanh toán TTD
+ v.v…
Chứng từ điện tử dùng trong kế toán dịch vụ thanh toán gồm:
+ Lệnh chi
+ Nhờ thu
+ Thẻ ngân hàng (Card)
+ Lệnh thanh toán (Lệnh chuyển Nợ, Lệnh chuyển Có…)
+ v.v…
 
Mình muốn có nhu cầu cấp pos để đáo và rút thẻ, cam đoan giao dịch 20 tỉ/1 ngày. Có bạn nào trong bank có thể giúp mình lấy pos mức 1,1 quay đầu bao thực địa thẩm định ko:) Bạn nào giúp đc mình inb, sẽ cắt % đều hàng tháng cho ae giúp đc. mình ở hà nội nhé
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,407
Thành viên mới nhất
Jettwings
Back
Bên trên