Chuyện một người làm trái ngành
Chuyện làm trái ngành diễn ra ở bất kỳ ngành nghề nào, chỉ cần có đam mê.
Chuyện thứ nhất: Chọn ngành
Cách đây 2 năm, cuối năm 12, mình may mắn pass cả 3 vòng lấy học bổng FPT, mình bắt đầu đứng giữa 3 sự chọn lựa: hoặc chọn sư phạm, hoặc chọn nhạc viện, hoặc chọn ĐH FPT và cả 3 đều là đam mê, sở thích của mình.
Cuối cùng, mình chọn sư phạm và may mắn là ba mẹ tôn trọng quyết định của mình, thầy cô, bạn bè thì ráo riết hỏi lý do, và ngay cả bây giờ khi nói là: “Mình là SV sư phạm” thì mình cũng nhận được câu hỏi tại sao lại chọn ngành này.
Đơn giản là vì mình thích, mình yêu cái ngành giáo từ hồi cấp 1, mình đi sư phạm vì mình thích giáo dục, mình muốn mang lại một nền giáo dục mới hơn, thay thế cái lạc hậu bây giờ, mình muốn mang lại cho lớp trẻ sau này một nhịp sống mới, một cách học mới, định hình cho tụi nó một tương lai rõ ràng, định hình cho tụi nó dung hòa giữa kiến thức, thực tiễn và đạo đức.
Cuối cùng, mình chọn sư phạm và may mắn là ba mẹ tôn trọng quyết định của mình, thầy cô, bạn bè thì ráo riết hỏi lý do, và ngay cả bây giờ khi nói là: “Mình là SV sư phạm” thì mình cũng nhận được câu hỏi tại sao lại chọn ngành này.
Đơn giản là vì mình thích, mình yêu cái ngành giáo từ hồi cấp 1, mình đi sư phạm vì mình thích giáo dục, mình muốn mang lại một nền giáo dục mới hơn, thay thế cái lạc hậu bây giờ, mình muốn mang lại cho lớp trẻ sau này một nhịp sống mới, một cách học mới, định hình cho tụi nó một tương lai rõ ràng, định hình cho tụi nó dung hòa giữa kiến thức, thực tiễn và đạo đức.
Chuyện thứ hai: Đam mê
Thế nhưng không phải đam mê còn lại đã tắt, mình vẫn là một thằng thích violin và một chút piano, vẫn là một thằng sư phạm thích code.
Nếu sở thích của người ta là câu cá, thì sở thích của mình bật máy lên, tìm sheet tập hoặc code, và mình vẫn dành thời gian rãnh nhiều nhất cho việc code. Mình vẫn cố gắng rèn luyện kỹ năng code mặt dù nó tệ và cái chính là, mình mong muốn có được một hệ thống elearning phù hợp với học sinh của mình sau này, một hệ thống elearning không nhàm chán, một hệ thống elearning kích thích sự tìm tòi, sự tự học trong mỗi học sinh.
Có vẻ nghe viễn tưởng, nhưng mình cứ làm, cứ rèn luyện, mỗi ngày một ít và dù tương lai nhìn lại thất bại, mình cũng tự hào vì mình đã làm những gì mình thích, mình cũng tự hào vì mình đã cố gắng bằng chính khả năng của mình, và không hối hận vì tuổi trẻ của mình đã không hề lãng phí để vụt mất đam mê.
Nếu sở thích của người ta là câu cá, thì sở thích của mình bật máy lên, tìm sheet tập hoặc code, và mình vẫn dành thời gian rãnh nhiều nhất cho việc code. Mình vẫn cố gắng rèn luyện kỹ năng code mặt dù nó tệ và cái chính là, mình mong muốn có được một hệ thống elearning phù hợp với học sinh của mình sau này, một hệ thống elearning không nhàm chán, một hệ thống elearning kích thích sự tìm tòi, sự tự học trong mỗi học sinh.
Có vẻ nghe viễn tưởng, nhưng mình cứ làm, cứ rèn luyện, mỗi ngày một ít và dù tương lai nhìn lại thất bại, mình cũng tự hào vì mình đã làm những gì mình thích, mình cũng tự hào vì mình đã cố gắng bằng chính khả năng của mình, và không hối hận vì tuổi trẻ của mình đã không hề lãng phí để vụt mất đam mê.
Chuyện thứ ba: “Sao mày giỏi thế?”
Bạn mình học KHTN, ĐH CNTT TPHCM và cả 3 đứa cùng một nhóm bao gồm 6 đứa đều rất thân từ năm cấp 3.
Năm lớp 10 tôi học AutoIT, viết tool và được echip đăng tải, sau viết launcher game được genk đăng tải. Chúng nó cũng thích IT biết đến và hỏi, mình giới thiệu AutoIT. Nhưng thầy tin học bảo đừng học cái đó, không đi thi gì được đâu, học pascal rồi học C/C++. Thế là chúng nó học như thầy tin tôi vạch ra.
Năm lớp 11, tụi mình học thêm chung một chỗ, thầy dạy thêm cũng là một kỹ sư lúc trước, nhưng có bệnh về mắt nên thầy nghỉ, thầy nói với tụi tui là: “Muốn dễ kiếm việc sau này thì học Java, PHP”. Thế là chúng nó học Java, PHP.
Năm lớp 12, đi tham khảo tuyển sinh, anh chị ngành CNTT nói về C#, và định hướng chúng nó học C#, thế là chúng nó học C#.
Đến năm đại học năm nhất, thầy chúng nó lại dạy C/C++, chúng nó học lại C/C++
Và mới năm học vừa rồi, chúng nó lại học C#, winform C#.
Hai tụi bạn nhìn mình rồi hỏi:
Năm lớp 10 tôi học AutoIT, viết tool và được echip đăng tải, sau viết launcher game được genk đăng tải. Chúng nó cũng thích IT biết đến và hỏi, mình giới thiệu AutoIT. Nhưng thầy tin học bảo đừng học cái đó, không đi thi gì được đâu, học pascal rồi học C/C++. Thế là chúng nó học như thầy tin tôi vạch ra.
Năm lớp 11, tụi mình học thêm chung một chỗ, thầy dạy thêm cũng là một kỹ sư lúc trước, nhưng có bệnh về mắt nên thầy nghỉ, thầy nói với tụi tui là: “Muốn dễ kiếm việc sau này thì học Java, PHP”. Thế là chúng nó học Java, PHP.
Năm lớp 12, đi tham khảo tuyển sinh, anh chị ngành CNTT nói về C#, và định hướng chúng nó học C#, thế là chúng nó học C#.
Đến năm đại học năm nhất, thầy chúng nó lại dạy C/C++, chúng nó học lại C/C++
Và mới năm học vừa rồi, chúng nó lại học C#, winform C#.
Hai tụi bạn nhìn mình rồi hỏi:
Chuyện thứ tư: Tiền bạc
Ai làm cũng muốn giàu cả, phải, mình cũng vậy, khi có tiền, mình sẽ phụng dưỡng cha mẹ, giữ một phần làm của, và cuối cùng là đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.
Nhiều người hỏi mình:
Phải, nhưng mục đích cuối cùng của mình không phải là tiền, nghe có vẻ cao cả nhưng không phải vậy, nhiều người hạnh phúc khi cầm tiền trong tay, nhiều người hạnh phúc khi họ đạt được giá trị mà họ mong muốn. Và thực sự thấy nhiều bạn sắp vào ngành lẫn ở trong ngành, cứ việc lương bao nhiêu, tiền bao nhiêu là quan trọng, trong khi đó không thấy các bạn xác định được, bạn học IT vì cái gì? Vì kiến thức cho bản thân bạn phát triển hay vì đồng tiền và hai chữ “IT” cho nó oách?
Khi bạn chạy theo giá trị, những thứ giá trị sản sinh ra sẽ có ích cho bạn. Bạn hoàn thiện mình, chạy theo kiến thức, đam mê, nhà tuyển dụng sẽ chạy theo bạn. Bạn bán hàng, chạy theo chất lượng hàng và phong cách phục vụ khách hàng, khách hàng sẽ chạy theo bạn, tiền sẽ chạy theo bạn.
Có những người hi sinh dại khờ đến cả cuộc đời mình mà họ không hề nhận được vật chất giá trị gì, đến khi họ mất đi, họ để lại cho đời nhiều thứ mà đến ngày nay chúng ta thừa hưởng.
Nhiều người hỏi mình:
Phải, nhưng mục đích cuối cùng của mình không phải là tiền, nghe có vẻ cao cả nhưng không phải vậy, nhiều người hạnh phúc khi cầm tiền trong tay, nhiều người hạnh phúc khi họ đạt được giá trị mà họ mong muốn. Và thực sự thấy nhiều bạn sắp vào ngành lẫn ở trong ngành, cứ việc lương bao nhiêu, tiền bao nhiêu là quan trọng, trong khi đó không thấy các bạn xác định được, bạn học IT vì cái gì? Vì kiến thức cho bản thân bạn phát triển hay vì đồng tiền và hai chữ “IT” cho nó oách?
Khi bạn chạy theo giá trị, những thứ giá trị sản sinh ra sẽ có ích cho bạn. Bạn hoàn thiện mình, chạy theo kiến thức, đam mê, nhà tuyển dụng sẽ chạy theo bạn. Bạn bán hàng, chạy theo chất lượng hàng và phong cách phục vụ khách hàng, khách hàng sẽ chạy theo bạn, tiền sẽ chạy theo bạn.
Có những người hi sinh dại khờ đến cả cuộc đời mình mà họ không hề nhận được vật chất giá trị gì, đến khi họ mất đi, họ để lại cho đời nhiều thứ mà đến ngày nay chúng ta thừa hưởng.
Chuyện thứ năm: Họ học lập trình
Mình cũng có mở khóa dạy AutoIT trước đây, nhưng đa phần buồn lắm. Các bạn đa phần bây giờ lười quá.
Lúc trước khi mình và cả nhiều người học AutoIT, nhà không có mạng, tài liệu không hề có tiếng Việt, cộng đồng thì thưa thớt, forum, group FB và cả một diễn đàn như thế này chỉ là điều viễn tưởng, thậm chí, đứa nào có USB trong tay thì gọi là sướng nhất rồi. Thế mà người ta vẫn học được, sử dụng được.
Còn bây giờ, đa phần ba mẹ mua laptop, PC riêng, nhà lắp mạng, USB rẻ òm, tài liệu tiếng Việt và cả video tutorial tiếng Việt đầy đủ, cộng đồng quá trời, mà gặp tí khó khăn là nản.
Thậm chí có người, chỉ tận răng (chỉ chứ không code dùm) mà còn không chịu làm và chờ code hộ. Có người còn hỏi những thứ mà chỉ cần F1 lên là thấy.
Có những người hỏi, khi đưa link thì bảo là không biết tiếng Anh, trong khi tiếng Anh vài chữ, example cho chạy thử có sẵn.
Có người còn không biết được sự tồn tại của Google. Nản.
Đó là thất bại của nền giáo dục hiện tại, một nền giáo dục đa số cầm tay chỉ việc, không khai thác được tư duy cá nhân, không khai thác được sự tìm tòi phát triển,… và mình sẽ thay đổi nó.
Lúc trước khi mình và cả nhiều người học AutoIT, nhà không có mạng, tài liệu không hề có tiếng Việt, cộng đồng thì thưa thớt, forum, group FB và cả một diễn đàn như thế này chỉ là điều viễn tưởng, thậm chí, đứa nào có USB trong tay thì gọi là sướng nhất rồi. Thế mà người ta vẫn học được, sử dụng được.
Còn bây giờ, đa phần ba mẹ mua laptop, PC riêng, nhà lắp mạng, USB rẻ òm, tài liệu tiếng Việt và cả video tutorial tiếng Việt đầy đủ, cộng đồng quá trời, mà gặp tí khó khăn là nản.
Thậm chí có người, chỉ tận răng (chỉ chứ không code dùm) mà còn không chịu làm và chờ code hộ. Có người còn hỏi những thứ mà chỉ cần F1 lên là thấy.
Có những người hỏi, khi đưa link thì bảo là không biết tiếng Anh, trong khi tiếng Anh vài chữ, example cho chạy thử có sẵn.
Có người còn không biết được sự tồn tại của Google. Nản.
Đó là thất bại của nền giáo dục hiện tại, một nền giáo dục đa số cầm tay chỉ việc, không khai thác được tư duy cá nhân, không khai thác được sự tìm tòi phát triển,… và mình sẽ thay đổi nó.
Chuyện thứ sáu: Thay đổi
Một số người mình tâm sự, chỉ cho họ hướng đi sao cho học lập trình OK nhất thì họ phớt lờ đi, 2, 3 hôm sau cũng thấy hỏi toàn mấy câu vậy.
Số ít còn lại đã thay đổi. Mừng ghê gớm lắm.
Một bạn học Trần Đại Nghĩa inbox mình khoe:
Tự dưng mình thấy vui vô cùng, lúc đấy chỉ muốn ôm chặt nó rồi bảo “Đấy, phải thế chứ, phải làm chứ”
Thử nghĩ đi, bạn cứ được hướng dẫn, mà không làm, cứ xem họ làm, mà không thực hành theo, thì não bạn sẽ chỉ biết, chứ không hiểu. Khi bạn làm, bạn mới gặp khó khăn, khi gặp khó khăn, bạn mới dùng não để phân tích giải quyết, và chỉ khi dùng não, bạn mới phát triển.
Số ít còn lại đã thay đổi. Mừng ghê gớm lắm.
Một bạn học Trần Đại Nghĩa inbox mình khoe:
Tự dưng mình thấy vui vô cùng, lúc đấy chỉ muốn ôm chặt nó rồi bảo “Đấy, phải thế chứ, phải làm chứ”
Thử nghĩ đi, bạn cứ được hướng dẫn, mà không làm, cứ xem họ làm, mà không thực hành theo, thì não bạn sẽ chỉ biết, chứ không hiểu. Khi bạn làm, bạn mới gặp khó khăn, khi gặp khó khăn, bạn mới dùng não để phân tích giải quyết, và chỉ khi dùng não, bạn mới phát triển.
Chuyện cuối cùng: Tâm sự
Mình không biết các bạn IT thế nào chứ mình thì, mình yêu ngành của mình, yêu cả những đam mê, những ước mơ khờ khạo, nên khi thấy người ta không trân trọng những thứ mình yêu thương thì buồn ghê gớm lắm.
Chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ bé trong thế giới bao la, nhưng chúng ta là hạt bụi duy nhất, và đặc biệt nhất trong vũ trụ. Và vì vậy, đừng từ bỏ những cố gắng và nỗ lực mà bản thân bạn đang theo đuổi, đừng ngại khó khăn trước mắt, hãy tự hỏi là “Họ đã giải quyết nó như thế nào?” thay vì nói là “Nó khó quá, tôi không làm được”.
Hãy tập trả lời với một người là “Tôi chưa biết, tôi chưa học, nếu có dịp, tôi sẽ tìm hiểu nó”, thay vì nói rằng “Tôi không biết”.
Nếu thực sự đến với ngành bằng tình yêu, thì chướng ngại vật chỉ là chuyện một sớm một chiều bạn có thể vượt qua mà thôi.
Chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ bé trong thế giới bao la, nhưng chúng ta là hạt bụi duy nhất, và đặc biệt nhất trong vũ trụ. Và vì vậy, đừng từ bỏ những cố gắng và nỗ lực mà bản thân bạn đang theo đuổi, đừng ngại khó khăn trước mắt, hãy tự hỏi là “Họ đã giải quyết nó như thế nào?” thay vì nói là “Nó khó quá, tôi không làm được”.
Hãy tập trả lời với một người là “Tôi chưa biết, tôi chưa học, nếu có dịp, tôi sẽ tìm hiểu nó”, thay vì nói rằng “Tôi không biết”.
Nếu thực sự đến với ngành bằng tình yêu, thì chướng ngại vật chỉ là chuyện một sớm một chiều bạn có thể vượt qua mà thôi.
Tác giả: Vinh Phạm
Link gốc: devwork.vn
Link gốc: devwork.vn
Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.
- Group Dành riêng cho Luyện thi Ngân hàng Nhà nước
- Fanpage: U&Bank | UB Academy
- Forum: Cộng đồng ngành Ngân hàng