Tại sao lại là nghệ thuật lừa dối nhân viên tín dụng mà không phải lừa đảo?

Lừa dối hoàn toàn khác lừa đảo. Ở một góc độ pháp lý, sự lừa đảo đó là đưa ra những thông tin không đúng sự thật, nhằm chiếm đoạt tài sản của một công dân. Nhưng với nhân viên tín dụng, họ chỉ có sức lao động mà thôi, không hề có tài sản. Công ty tài chính không hứa hẹn bất cứ điều gì đối với nhân viên tín dụng ngoại trừ trả tiền lương, hoặc hoa hồng đúng hạn. Họ không hứa sẽ giải ngân cho tất cả khách hàng có nhu cầu vay. Và bạn, nếu là nhân viên tín dụng, bạn tự nguyện ký hợp đồng với nội dung “bán hàng trực tiếp”. Do đó, những thông tin bạn mang về, công ty tài chính giao cho người khác khai thác (trong bất kỳ mẫu hợp đồng nào của các công ty tài chính thì cũng có mục “khách hàng đồng ý chuyển giao thông tin cho bên thứ 3”), thì bạn cũng không thể bảo họ lừa đảo chiếm đoạt tài sản được. Ở đây, họ đã sử dụng nhiều thủ thuật mà chúng tôi tạm gọi là “nghệ thuật lừa dối” nhằm chiếm đoạt thông tin khách hàng từ chính nhân viên tín dụng. Còn thông tin đó có giá trị bao nhiêu lại tùy thuộc vào cách nhìn nhận của từng vị trí. Là nhân viên tín dụng, bạn cho thông tin đó trị giá 900 nghìn đồng hoặc 1 triệu 200 nghìn đồng, nhưng với Telesale nó có giá 200 nghìn, và với bộ phận CR nó chỉ có giá 17 nghìn đồng/khách hàng.
Trích Câu hỏi số 5 - Chương 11. Giải đáp thắc mắc của nhân viên tín dụng tiêu dùng.
Để hiểu hết các thủ thuật mà tổ chức tín dụng thường áp dụng, vui lòng đọc toàn văn sách Nghệ thuật lừa dối nhân viên tín dụng theo link đính kèm bên dưới:
sách online: NGHỆ THUẬT LỪA DỐI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,446
Thành viên mới nhất
leeyuutyio46
Back
Bên trên