Tại sao bạn không nên nói “Không có chi” khi ai đó cảm ơn bạn

May trang

Thành viên tích cực
Kịch bản này đã quá quen thuộc đến nỗi bạn thậm chí không cần nghĩ về nó. Khi bạn giúp đỡ một ai đó và họ nói “cảm ơn”, phản ứng tự động hóa của bạn là “không có chi.” Nó là một quy tắc lịch sự cơ bản, và nó báo hiệu rằng bạn chấp nhận lòng biết ơn của người khác – hoặc bạn vui khi giúp họ.


Nhưng theo một nhà tâm lý học hàng đầu, đây không phải là câu nói tốt nhất. Sau 4 thập kỉ nghiên cứu về khả năng thuyết phục, tác giả cuốn sách Influence Robert Cialdini xem câu “không có chi” như một cơ hội bị bỏ lỡ.


“Có một khoảnh khắc của sức mạnh mà chúng ta được ban cho ngay khi một ai đó nói “cảm ơn bạn”, Cialdini giải thích. Để tận dụng sức mạnh này, ông đề nghị một câu đáp lại không phổ biến:


“Tôi biết bạn sẽ làm điều tương tự với tôi.”


Lời phản hồi này có ít nhất 3 lợi ích tiềm ẩn. Thứ nhất, nó truyền tải rằng chúng ta có kiểu quan hệ mà ở đó chúng ta có thể yêu cầu sự giúp đỡ lẫn nhau mà không nhớ nhiều về nó. Thứ hai, nó thể hiện sự tự tin rằng bạn là kiểu người sẵn sàng giúp đỡ người khác. Thứ ba, nó kích hoạt quy tắc có qua có lại, đảm bảo rằng bạn cảm thấy có bổn phận đền ơn trong tương lai.


Như Guy Kawasaki viết trong cuốn Enchantment, “Câu của Cialdini nói với người nhận được sự giúp đỡ của bạn rằng một ngày nào đó bạn cũng có thể cần giúp đỡ, và nó báo hiệu cho người đó rằng bạn tin cô ấy là người đáng tôn trọng và là người sẽ trả ơn. Nếu đây là tinh thần trong câu nói của bạn thì câu nói ấy quyến rũ hơn câu nói chiếu lệ ‘Không có chi’.


Dù lập luận này thật thú vị, và tôi cũng ngưỡng mộ nghiên cứu của Cialdini, thì tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái để nói câu này. Lúc đầu tôi nghĩ rằng mình quá dính mắc với những quy tắc lịch sự. Sau đó, tôi nhận ra mình có thể kết hợp phép lịch sự với câu nói của Cialidni: “Không có chi – Tôi vui khi làm điều đó. Tôi biết bạn sẽ làm điều tương tự cho tôi.”


Nhưng nó vẫn không thay đổi được quan điểm của tôi. Cuối cùng, tôi nhận ra vấn đề nằm ở sự đền ơn tinh tế. Không có gì sai với việc yêu cầu người khác đền ơn khi bạn từng giúp họ, nhưng khi tôi chọn giúp đỡ mọi người, tôi muốn làm điều đó mà không đi cùng với sự mắc nợ. Tôi không muốn làm họ có cảm giác như họ đang mắc nợ tôi.


Tôi tình cờ có được câu trả lời sau khi gặp Adam Rifkin, một doanh nhân có tên trong Fortune. Ông giúp đỡ rất nhiều người – những hành động giúp đỡ trong 5 phút – như giới thiệu, đưa ra phản hồi và khuyên, và ghi nhận người khác. Sau khi Rifkin giúp đỡ bạn, ông ấy sẽ yêu cầu bạn giúp đỡ lại.


Thoạt đầu, dường như ông ấy chỉ tuân theo quy tắc đền ơn: vì ông ấy đã giúp bạn, bạn nợ ông ấy. Nhưng có một sự thay đổi ở đây: ông ấy không yêu cầu bạn giúp lại ông. Thay vào đó, ông ấy yêu cầu bạn giúp ông đi giúp người khác.


Rifkin quan tâm nhiều đến việc con người đền ơn bằng cách giúp đỡ người khác hơn là giúp đỡ lại người đã giúp họ. Theo quan điểm của ông, mỗi ơn huệ ông làm là một cơ hội để khuyến khích người khác hành động một cách rộng lượng, hào phóng hơn. Theo cách đó, nhiều người có thể được lợi từ những sự đóng góp của ông.


Sau khi quan sát hành động của Rifkin, nó làm tôi liên tưởng đến câu nói của Cialdini có thể được điều chỉnh. Thay vì nói “Tôi biết bạn sẽ làm điều tương tự với tôi”, lời đáp trả này thì như thế nào?
“Tôi biết bạn sẽ làm điều tương tự với người khác.”





Giống như lời đáp trả của Cialdini, nó khẳng định tính cách của bạn như một người hạnh phúc khi có ích cho người khác. Nhưng nó không giống câu của Cialdini ở chỗ nó không ám chỉ bạn đang mắc nợ tôi, và tôi đang đợi bạn đền ơn.


Nó chỉ là một câu nói, nhưng những giá trị nằm bên dưới có khả năng thay đổi về cơ bản cách con người tương tác. Trong truyền thống đền ơn trực tiếp, con người trả ơn lại cho người trực tiếp giúp đỡ họ. Nhưng cách tiếp cận của Rifkin được gọi là sự đền ơn chung. Nhà khoa học chính trị Robert Putnam từng mô tả trong cuốn Bowling Alone, “Tôi sẽ làm điều này cho bạn mà không mong đợi bất kì điều gì cụ thể từ bạn, với kỳ vọng rằng một ai đó khác sẽ làm điều gì đó cho tôi.”


Nếu bạn làm theo cách tiếp cận này, khi bạn thực sự cần sự giúp đỡ, bạn đã tiếp cận đến nhiều ‘người cho’ tiềm năng hơn. Nếu bạn bám vào sự đền ơn trực tiếp thì bạn chỉ có thể yêu cầu người bạn từng giúp đỡ trong quá khứ hoặc người có thể giúp bạn trong tương lai. Còn trong sự đền ơn chung, bạn có thể mở rộng yêu cầu của bạn đến một mạng lưới rộng hơn: khi bạn đã cho đi mà không ám chỉ về sự mắc nợ, thì những người khác có xu hướng làm điều tương tự với bạn. Trong thực tế, nhà khoa học xã hội James Fowler và Nicholas Christakis đã tiến hành các thực nghiệm cho thấy hành động cho đi thường lây lan “đến 3 mức độ khác nhau (từ người này sang người nọ sang người kia).”


Vì vậy lần tới khi có ai đó bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của bạn, nó đáng để bạn vượt qua phép lịch sự thông thường để yêu cầu họ giúp đỡ lại người khác. Tôi biết bạn sẽ làm điều đó với người khác.




Nguồn
Why You Shouldn't Say "You're Welcome"
There might be a better reply to a thank you
Published on November 13, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,563
Thành viên mới nhất
madmeetsevilmer
Back
Bên trên