Về nguyên tắc, tài sản bảo đảm khi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay cho người thứ ba hoặc cho chính mình thì tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm đang được cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được; tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có nhưng cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai và giá trị tài sản có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị thực hiện nghĩa vụ.
Mỗi loại tài sản đều có những công dụng và cách thức xử lý khác nhau, do vậy, khi nhận bảo đảm, Ngân hàng cần lưu ý căn cứ vào đối tượng để lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp. Riêng đối với những tài sản có sự biến động, thay thế về số lượng, chất lượng như hàng hóa lưu chuyển trong kho… nhất thiết Ngân hàng khi tiến hành nhận bảo đảm phải thực hiện việc mô tả tài sản vì nếu không mô tả tài sản thì khi tranh chấp sẽ không xác định được số lượng và hàng hóa đó gồm những gì để yêu cầu Tòa án giải quyết, lúc đó, bên chịu thiệt sẽ là Ngân hàng.
Những tài sản được coi là tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Việc quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định sẽ xác định rõ đối tượng, giá trị pháp lý của các quan hệ về tài sản và cũng là cách để Ngân hàng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp để khi người vay không có trách nhiệm hoặc không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng được quyền khởi kiện người đã bảo đảm thực hiện nghãi vụ để thu hồi nợ đã vay.
Khi nhận tài sản làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, Ngân hàng cần chú ý, đối với những tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm, Ngân hàng cần tiến hành các thủ tục để đăng ký giao dịch bảo đảm ngay, hiện tại việc đăng ký giao dịch bảo đảm đang được thực hiện bởi văn phòng đăng ký tại Sở tài nguyên môi trường của các tỉnh, thành phố trên cả nước đối với tài sản là bất động sản, còn đăng ký thế chấp đối với tài sản là động sản thì thường là đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm. Bất động sản, theo quy định, bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà công trình xây dựng. Động sản thường là những tài sản không phải là bất động sản. Như vậy, tất cả những bất động sản, động sản theo quy định của pháp luật đều được dùng là tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng, tùy những cách thức và cách định giá khác nhau để xác định giá trị của tài sản là bất động sản hoặc động sản. Chúng ta có thể căn cứ và dựa vào tính chất, công dụng và đối tượng để xác định và đánh giá các tài sản bảo đảm.
Đối với hoạt động của Ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm cần lưu ý đối với các tài sản phải mua bảo hiểm hoặc tài sản là đối tượng đăng ký nhưng đã hết thời hạn hoặc những tài sản đã đăng ký nhưng lại chưa đăng ký đầy đủ nhưng khi Ngân hàng nhận bảo đảm lại không kiểm tra dẫn đến tài sản bảo đảm bị thiếu các yếu tố pháp lý dẫn đến khi tranh chấp xảy ra Ngân hàng sẽ là chủ thể bị thiệt hại. Hãy nhớ, phải hoàn thiện mọi giấy tờ pháp lý đối với tài sản bảo đảm.
Nghĩa vụ bảo đảm của tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
Thông thường một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện cho một nghĩa vụ hoặc cho nhiều nghĩa vụ. Trường hợp bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ cần bảo đảm tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Khi một tài sản thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ, nhất thiết phải thông báo cho người nhận bảo đảm khác biết về tài sản bảo đảm đang được bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, đồng thời, trong Hợp đồng cần lưu ý ghi cụ thể giá trị bảo đảm nghĩa vụ.
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì nghĩa vụ nào được đảm bảo trước thì sẽ được ưu tiên xử lý. Tuy nhiên, Ngân hàng khi tiến hành ký Hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng vay thì cần đưa vào trong Hợp đồng nội dung được quyền ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm trước các chủ thể khác nếu khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng đã ký, mặc dù tài sản bảo đảm nếu xét theo thứ tự ưu tiên thanh toán Ngân hàng không được ưu tiên trước nhưng vẫn thỏa thuận trong Hợp đồng là để đảm bảo nguyên tắc tự do trong quá trình giao kết Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vì Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại Hợp đồng.
Cần lưu ý, khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, mặc dù có những nghĩa vụ chưa đến hạn thực hiện nhưng khi chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì chủ thể có quyền đó phải thông báo cho tất cả các chủ thể có quyền khác biết về việc thực hiện quyền của đối với tài sản bảo đảm chung. Đó là vì khi một nghĩa vụ đã đến hạn thì tất cả các những chủ thể nhận tài sản bảo đảm đó đều có quyền tham gia xử lý tài sản.
Xác định giá trị tài sản bảo đảm
Có rất nhiều cách thức xác định giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng và thường thì Ngân hàng với khách hàng tự xác định giá trị tài sản với nhau thông qua biên bản định giá và cùng ký xác nhận trên biên bản. Tuy nhiên, nếu xác định chỉ dựa trên những đánh giá có phần chủ quan từ khách hàng và Ngân hàng thì có thể không đánh giá và xác định được hết giá trị tài sản được bảo đảm. Vì vậy, Ngân hàng và khách hàng cần thỏa thuận với nhau thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của Bộ Tài chính) để xác định giá trị tài sản bảo đảm, vừa đảm bảo khách quan vừa đảm bảo giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.
Tài sản bảo đảm được xử lý để thực hiện nghĩa vụ
Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì tài sản bảo đảm sẽ do bên có quyền xử lý theo quy định mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có thỏa thuận.
Thông thường, trong tất cả các Hợp đồng bảo đảm tiền vay đang được Ngân hàng áp dụng khi ký với khách hàng bao giờ cũng có điều khoản về Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp, hầu hết Ngân hàng và khách hàng đều thỏa thuận là sẽ khởi kiện tại Tòa án khi 1 trong 2 bên Hợp đồng thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng. Khi Ngân hàng đã khởi kiện khách hàng ra Tòa án, có thể nói lúc đó giữa Ngân hàng và khách hàng đã không có tiếng nói chung về việc xử lý tài sản mà 2 bên đã thỏa thuận. Khi Ngân hàng khởi kiện, trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử) theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Thẩm phán sẽ triệu tập nguyên đơn (là người đi kiện thường là Ngân hàng) và bị đơn (là người bị kiện thường là khách hàng) đến để hòa giải và trong quá trình hòa giải dưới sự chủ trì của Thẩm phán, Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận được với nhau về việc xử lý tài sản bảo đảm thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ đã thỏa thuận và được Tòa án ghi nhận, tôn trọng quyền quyết định của các đương sự, nếu hai bên đương sự tiến hành hòa giải, tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết vụ án, kể cả khi vụ án đang được Tòa án xét xử thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn có hiệu lực.
Trên cơ sở Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Ngân hàng cần làm ngay Đơn yêu cầu thi hành án để xử lý tài sản thu hồi tiền trách việc để lâu, tài sản bị hao mòn và mất giá trị. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. (Giám đốc thẩm: Là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án).
Việc thỏa thuận với khách hàng đối với xử lý tài sản bảo đảm tại Tòa án trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử vừa tiết kiệm thời gian xử lý nợ, đảm bảo tài sản bảo đảm không bị hao mòn vừa một phần nào đó bảo vệ cho các cán bộ của Ngân hàng không bị “hình sự hóa” vì thiệt hại đã không xảy ra do Ngân hàng đã sớm xử lý được tài sản thu hồi tiền cho nhà nước.
Hoạt động của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động Ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng, người quản lý tại Ngân hàng. Khi thực hiện thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm cần lưu ý:
Thứ nhất: Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản; kiểm tra, bổ sung những tài sản bảo đảm bị thiếu giấy như: chứng nhận bảo hiểm, tài sản bị hết hạn đăng ký, những tài sản chưa đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ…
Thứ hai: Thỏa thuận trong Hợp đồng bảo đảm quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước các chủ thể khác nếu như tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vì Tòa án hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại Hợp đồng.
Thứ ba: Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của Bộ tài chính) để thẩm định xác định giá trị tài sản bảo đảm.
Thứ tư: Thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm tại Tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử).
Mỗi loại tài sản đều có những công dụng và cách thức xử lý khác nhau, do vậy, khi nhận bảo đảm, Ngân hàng cần lưu ý căn cứ vào đối tượng để lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp. Riêng đối với những tài sản có sự biến động, thay thế về số lượng, chất lượng như hàng hóa lưu chuyển trong kho… nhất thiết Ngân hàng khi tiến hành nhận bảo đảm phải thực hiện việc mô tả tài sản vì nếu không mô tả tài sản thì khi tranh chấp sẽ không xác định được số lượng và hàng hóa đó gồm những gì để yêu cầu Tòa án giải quyết, lúc đó, bên chịu thiệt sẽ là Ngân hàng.
Những tài sản được coi là tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Việc quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định sẽ xác định rõ đối tượng, giá trị pháp lý của các quan hệ về tài sản và cũng là cách để Ngân hàng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp để khi người vay không có trách nhiệm hoặc không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng được quyền khởi kiện người đã bảo đảm thực hiện nghãi vụ để thu hồi nợ đã vay.
Khi nhận tài sản làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, Ngân hàng cần chú ý, đối với những tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm, Ngân hàng cần tiến hành các thủ tục để đăng ký giao dịch bảo đảm ngay, hiện tại việc đăng ký giao dịch bảo đảm đang được thực hiện bởi văn phòng đăng ký tại Sở tài nguyên môi trường của các tỉnh, thành phố trên cả nước đối với tài sản là bất động sản, còn đăng ký thế chấp đối với tài sản là động sản thì thường là đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm. Bất động sản, theo quy định, bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà công trình xây dựng. Động sản thường là những tài sản không phải là bất động sản. Như vậy, tất cả những bất động sản, động sản theo quy định của pháp luật đều được dùng là tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng, tùy những cách thức và cách định giá khác nhau để xác định giá trị của tài sản là bất động sản hoặc động sản. Chúng ta có thể căn cứ và dựa vào tính chất, công dụng và đối tượng để xác định và đánh giá các tài sản bảo đảm.
Đối với hoạt động của Ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm cần lưu ý đối với các tài sản phải mua bảo hiểm hoặc tài sản là đối tượng đăng ký nhưng đã hết thời hạn hoặc những tài sản đã đăng ký nhưng lại chưa đăng ký đầy đủ nhưng khi Ngân hàng nhận bảo đảm lại không kiểm tra dẫn đến tài sản bảo đảm bị thiếu các yếu tố pháp lý dẫn đến khi tranh chấp xảy ra Ngân hàng sẽ là chủ thể bị thiệt hại. Hãy nhớ, phải hoàn thiện mọi giấy tờ pháp lý đối với tài sản bảo đảm.
Nghĩa vụ bảo đảm của tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
Thông thường một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện cho một nghĩa vụ hoặc cho nhiều nghĩa vụ. Trường hợp bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ cần bảo đảm tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Khi một tài sản thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ, nhất thiết phải thông báo cho người nhận bảo đảm khác biết về tài sản bảo đảm đang được bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, đồng thời, trong Hợp đồng cần lưu ý ghi cụ thể giá trị bảo đảm nghĩa vụ.
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì nghĩa vụ nào được đảm bảo trước thì sẽ được ưu tiên xử lý. Tuy nhiên, Ngân hàng khi tiến hành ký Hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng vay thì cần đưa vào trong Hợp đồng nội dung được quyền ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm trước các chủ thể khác nếu khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng đã ký, mặc dù tài sản bảo đảm nếu xét theo thứ tự ưu tiên thanh toán Ngân hàng không được ưu tiên trước nhưng vẫn thỏa thuận trong Hợp đồng là để đảm bảo nguyên tắc tự do trong quá trình giao kết Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vì Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại Hợp đồng.
Cần lưu ý, khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, mặc dù có những nghĩa vụ chưa đến hạn thực hiện nhưng khi chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì chủ thể có quyền đó phải thông báo cho tất cả các chủ thể có quyền khác biết về việc thực hiện quyền của đối với tài sản bảo đảm chung. Đó là vì khi một nghĩa vụ đã đến hạn thì tất cả các những chủ thể nhận tài sản bảo đảm đó đều có quyền tham gia xử lý tài sản.
Xác định giá trị tài sản bảo đảm
Có rất nhiều cách thức xác định giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng và thường thì Ngân hàng với khách hàng tự xác định giá trị tài sản với nhau thông qua biên bản định giá và cùng ký xác nhận trên biên bản. Tuy nhiên, nếu xác định chỉ dựa trên những đánh giá có phần chủ quan từ khách hàng và Ngân hàng thì có thể không đánh giá và xác định được hết giá trị tài sản được bảo đảm. Vì vậy, Ngân hàng và khách hàng cần thỏa thuận với nhau thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của Bộ Tài chính) để xác định giá trị tài sản bảo đảm, vừa đảm bảo khách quan vừa đảm bảo giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.
Tài sản bảo đảm được xử lý để thực hiện nghĩa vụ
Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì tài sản bảo đảm sẽ do bên có quyền xử lý theo quy định mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có thỏa thuận.
Thông thường, trong tất cả các Hợp đồng bảo đảm tiền vay đang được Ngân hàng áp dụng khi ký với khách hàng bao giờ cũng có điều khoản về Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp, hầu hết Ngân hàng và khách hàng đều thỏa thuận là sẽ khởi kiện tại Tòa án khi 1 trong 2 bên Hợp đồng thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng. Khi Ngân hàng đã khởi kiện khách hàng ra Tòa án, có thể nói lúc đó giữa Ngân hàng và khách hàng đã không có tiếng nói chung về việc xử lý tài sản mà 2 bên đã thỏa thuận. Khi Ngân hàng khởi kiện, trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử) theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Thẩm phán sẽ triệu tập nguyên đơn (là người đi kiện thường là Ngân hàng) và bị đơn (là người bị kiện thường là khách hàng) đến để hòa giải và trong quá trình hòa giải dưới sự chủ trì của Thẩm phán, Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận được với nhau về việc xử lý tài sản bảo đảm thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ đã thỏa thuận và được Tòa án ghi nhận, tôn trọng quyền quyết định của các đương sự, nếu hai bên đương sự tiến hành hòa giải, tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết vụ án, kể cả khi vụ án đang được Tòa án xét xử thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn có hiệu lực.
Trên cơ sở Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Ngân hàng cần làm ngay Đơn yêu cầu thi hành án để xử lý tài sản thu hồi tiền trách việc để lâu, tài sản bị hao mòn và mất giá trị. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. (Giám đốc thẩm: Là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án).
Việc thỏa thuận với khách hàng đối với xử lý tài sản bảo đảm tại Tòa án trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử vừa tiết kiệm thời gian xử lý nợ, đảm bảo tài sản bảo đảm không bị hao mòn vừa một phần nào đó bảo vệ cho các cán bộ của Ngân hàng không bị “hình sự hóa” vì thiệt hại đã không xảy ra do Ngân hàng đã sớm xử lý được tài sản thu hồi tiền cho nhà nước.
Hoạt động của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động Ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng, người quản lý tại Ngân hàng. Khi thực hiện thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm cần lưu ý:
Thứ nhất: Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản; kiểm tra, bổ sung những tài sản bảo đảm bị thiếu giấy như: chứng nhận bảo hiểm, tài sản bị hết hạn đăng ký, những tài sản chưa đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ…
Thứ hai: Thỏa thuận trong Hợp đồng bảo đảm quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước các chủ thể khác nếu như tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vì Tòa án hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại Hợp đồng.
Thứ ba: Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của Bộ tài chính) để thẩm định xác định giá trị tài sản bảo đảm.
Thứ tư: Thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm tại Tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử).
Sưu tầm