cocghe266
Administrator
Những chỉ tiêu mới nhất về tình hình sức khỏe hệ thống tín dụng tính đến thời điểm 31-10-2012 được Ngân hàng Nhà nước công bố trên website của cơ quan này cho thấy, so với các chỉ tiêu được công bố trước đó một tháng (30-9-2012), sức khỏe chung của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm sút.
[TABLE="width: 620, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo các thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ở thời điểm 30-10-2012, tổng tài sản toàn hệ thống đã giảm 2,44 % so với cuối 2011, (tiếp tục giảm so với tỷ lệ 1,89% vào 30-9).
Trong đó, tổng tài sản của các khối: ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và cho thuê tài chính đã giảm lần lượt 8%, 7,23% và 7,91%.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính đến hết tháng 10 duy trì ở mức 13,70%, giảm so với tỷ lệ 14,11% ở thời điểm 30-9, đã giảm tiếp so với mức 14,55% vào 30-4-2012 (thời điểm Ngân hàng Nhà nước lần đầu công bố các dữ liệu về hệ thống các tổ chức tín dụng).
CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, theo quy định, các ngân hàng tại Việt Nam phải duy trì CAR tối thiểu là 8%.
Thứ ba, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh, 17,36% thời điểm cuối tháng 10 -2012 trong khi trước đó 1 tháng tỷ lệ này là 16,81% (so với thời điểm 30-4 chỉ có 7,58%).
Trong khi đó, ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của nhóm công ty tài chính và cho thuê tài chính đã xấu đi nhanh chóng, âm 13,88% so với mức âm 1,21% trước đó 1 tháng. Nhưng ROE toàn hệ thống tổ chức tín dụng nhích lên 6,31% từ con số 4,14% tháng trước đó. ROA tính đến hết tháng 10-2012 là 0,62%, nhích lên so với 0,39% tháng 9-2-12.
Thứ tư, vốn tự có toàn hệ thống tín dụng chỉ tăng 5,45%, giảm đi so với 5,76% so với cuối 2011.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ toàn hệ thống tính đến hết tháng 10-2012 tăng nhẹ, lên 9,59% (so với cuối 2011) từ mức 9,53% (tháng 9-2012). Lý do là vì vốn điều lệ nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối tăng nhẹ so với cuối 2011.
Cũng theo một thông báo khác từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua.) đến hết tháng 10-2012 là 10,11%, tương đương 3.441.875 tỉ đồng. Tổng phương tiện thanh toán là lượng cung tiền M2 được lưu thông trong nền kinh tế. Nếu tổng phương tiện thanh toán tăng chứng tỏ lượng cung tiền lớn sẽ gây áp lực lên lạm phát. Điều này có nghĩa rằng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế đã cao thêm.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động toàn nền kinh tế tính đến hết tháng 10-2012 đạt 91,13%, tăng nhẹ so với 90,9% trước đó 1 tháng. Dư nợ tín dụng (bao gồm các khoản dư nợ cấp tín dụng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ cho vay ủy thác ngoại bảng) đối với nền kinh tế tính đến hết tháng 10-2012 tăng 3,38, tương đương 2.939.982 tỉ đồng. Con số này đã tăng so với thời điểm cuối tháng 7 năm 2012 là 2,88 triệu tỉ đồng.
[TABLE="width: 620, align: center"]
[TR]
[TD]
Vốn điều lệ nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối tăng nhẹ so với cuối 2011 và tăng cao hơn các nhóm tổ chức tín dụng khác
[/TD][/TR]
[/TABLE]
Theo các thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ở thời điểm 30-10-2012, tổng tài sản toàn hệ thống đã giảm 2,44 % so với cuối 2011, (tiếp tục giảm so với tỷ lệ 1,89% vào 30-9).
Trong đó, tổng tài sản của các khối: ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và cho thuê tài chính đã giảm lần lượt 8%, 7,23% và 7,91%.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính đến hết tháng 10 duy trì ở mức 13,70%, giảm so với tỷ lệ 14,11% ở thời điểm 30-9, đã giảm tiếp so với mức 14,55% vào 30-4-2012 (thời điểm Ngân hàng Nhà nước lần đầu công bố các dữ liệu về hệ thống các tổ chức tín dụng).
CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, theo quy định, các ngân hàng tại Việt Nam phải duy trì CAR tối thiểu là 8%.
Thứ ba, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh, 17,36% thời điểm cuối tháng 10 -2012 trong khi trước đó 1 tháng tỷ lệ này là 16,81% (so với thời điểm 30-4 chỉ có 7,58%).
Trong khi đó, ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của nhóm công ty tài chính và cho thuê tài chính đã xấu đi nhanh chóng, âm 13,88% so với mức âm 1,21% trước đó 1 tháng. Nhưng ROE toàn hệ thống tổ chức tín dụng nhích lên 6,31% từ con số 4,14% tháng trước đó. ROA tính đến hết tháng 10-2012 là 0,62%, nhích lên so với 0,39% tháng 9-2-12.
Thứ tư, vốn tự có toàn hệ thống tín dụng chỉ tăng 5,45%, giảm đi so với 5,76% so với cuối 2011.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ toàn hệ thống tính đến hết tháng 10-2012 tăng nhẹ, lên 9,59% (so với cuối 2011) từ mức 9,53% (tháng 9-2012). Lý do là vì vốn điều lệ nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối tăng nhẹ so với cuối 2011.
Cũng theo một thông báo khác từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua.) đến hết tháng 10-2012 là 10,11%, tương đương 3.441.875 tỉ đồng. Tổng phương tiện thanh toán là lượng cung tiền M2 được lưu thông trong nền kinh tế. Nếu tổng phương tiện thanh toán tăng chứng tỏ lượng cung tiền lớn sẽ gây áp lực lên lạm phát. Điều này có nghĩa rằng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế đã cao thêm.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động toàn nền kinh tế tính đến hết tháng 10-2012 đạt 91,13%, tăng nhẹ so với 90,9% trước đó 1 tháng. Dư nợ tín dụng (bao gồm các khoản dư nợ cấp tín dụng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ cho vay ủy thác ngoại bảng) đối với nền kinh tế tính đến hết tháng 10-2012 tăng 3,38, tương đương 2.939.982 tỉ đồng. Con số này đã tăng so với thời điểm cuối tháng 7 năm 2012 là 2,88 triệu tỉ đồng.
Hồng Phúc
TBKTSG
TBKTSG