Hãy hỏi một người xem họ thích làm việc với ai, một người tử tế hay một kẻ chuyên bắt nạt người khác, và bạn sẽ ngay lập tức nhận được câu trả lời là “người đầu tiên”.
Nhưng nếu bạn từng là người tốt ở nơi làm việc, bạn sẽ biết rằng những gì người ta nói và những gì họ nghĩ có thể sẽ khác nhau nhiều. Trong khi mọi người đều ngợi ca sự tử tế và hòa đồng, thì những người cực kỳ dễ mến thường lại thấy mình bị đối xử tệ, bị giễu cợt, lợi dụng và nói xấu.
Tại sao lại như vậy?
Bạn có thể kết luận rằng con người đôi khi rất xấu tính và đạo đức giả, nhưng theo một nghiên cứu gần đây ở Canada thì lý do tại sao những điều ta nói ra và hành động trong thực tế lại khác xa nhau còn phức tạp hơn thế. Theo nghiên cứu này, sự tử tế đôi khi lại mang ý nghĩa đe dọa đối với người khác.
Người tốt chốn công sở khiến mọi người thấy kém cạnh
Chúng ta kéo nhau đến rạp để xem các bộ phim siêu anh hùng, để thấy người tốt lên ngôi và kẻ xấu bị trừng trị. Nhưng khi các siêu anh hùng tỏa sáng trên màn ảnh, những người bình thường đứng bên cạnh chẳng có lý do gì để cảm thấy phiền vì mình không giúp gì được. Đơn giản là những người bình thường không nhất thiết phải có siêu năng lực.
Mọi chuyện sẽ rất khác ở chốn công sở khi một người bắt đầu đóng vai trò "siêu anh hùng". Những người hào phóng và chăm chỉ bỗng nhiên khiến những người xung quanh mình trở nên kém cỏi khi so với họ. Sự tử tế, thân thiện và hiệu quả công việc của họ thách thức các nhân viên khác phải đạt được những kết quả tương tự, và điều đó làm nảy sinh những phản ứng tiêu cực.
"Hầu hết chúng ta đều thích những người thân thiện, dễ gần – hay gọi chung là ‘người tốt’", tác giả nghiên cứu – giáo sư Pat Barclay – cho biết. Nhưng khi người ta thấy mình bị đặt vào môi trường cạnh tranh như văn phòng làm việc, thì chuyện đó lại khác. "Người tốt lúc đó sẽ bị ghét. Xu hướng này xuất hiện ở mọi nền văn hóa mà nghiên cứu xét đến". Trong những môi trường đặc biệt khắc nghiệt, người ta sẽ công kích bất kỳ ai đóng vai người tốt ngay cả khi làm như vậy là có hại cho tập thể.
Làm thế nào để chống lại hiệu ứng "ghét người tốt"
Trong khi nghiên cứu của Barclay không nhằm đưa ra một giải pháp thực tiễn nào cho những người chịu ảnh hưởng của xu hướng tiêu cực này trong tính cách của con người, nhưng Barclay có đưa ra một số lời khuyên.
"Sẽ rất hữu dụng nếu bạn tìm cách đảo ngược tình huống: Chỉ ra rằng những người công kích mình chỉ nhằm khiến họ khỏi tỏ ra kém cỏi mà thôi", đây là gợi ý đầu tiên của ông. Tuy nhiên giải pháp tốt nhất có lẽ là phòng ngừa: Đừng đặt mình vào tình huống phải làm việc với những người tồi tệ.
"Có lẽ giải pháp tốt nhất là tìm những đồng nghiệp tốt hơn. Nếu bạn bị chỉ trích vì quá tử tế hoặc làm việc quá chăm chỉ, vậy hãy tìm những người tốt bụng và chăm chỉ như bạn".
Dù phản ứng của bạn đối với những kẻ ghen ghét là như thế nào, thì nghiên cứu này cũng chứng minh là bạn hoàn toàn bình thường. Đã từng có nghiên cứu cho rằng sự tử tế của chúng ta đôi khi kích thích những tính xấu của người khác. Tuy nhiên không nên vì thế mà bạn phải trở nên xấu tính, nhưng tốt nhất là phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn những người xứng đáng để sự tử tế của bạn không bị lãng phí.
Đinh Vân
Theo Trí Thức Trẻ
Nhưng nếu bạn từng là người tốt ở nơi làm việc, bạn sẽ biết rằng những gì người ta nói và những gì họ nghĩ có thể sẽ khác nhau nhiều. Trong khi mọi người đều ngợi ca sự tử tế và hòa đồng, thì những người cực kỳ dễ mến thường lại thấy mình bị đối xử tệ, bị giễu cợt, lợi dụng và nói xấu.
Tại sao lại như vậy?
Bạn có thể kết luận rằng con người đôi khi rất xấu tính và đạo đức giả, nhưng theo một nghiên cứu gần đây ở Canada thì lý do tại sao những điều ta nói ra và hành động trong thực tế lại khác xa nhau còn phức tạp hơn thế. Theo nghiên cứu này, sự tử tế đôi khi lại mang ý nghĩa đe dọa đối với người khác.
Người tốt chốn công sở khiến mọi người thấy kém cạnh
Chúng ta kéo nhau đến rạp để xem các bộ phim siêu anh hùng, để thấy người tốt lên ngôi và kẻ xấu bị trừng trị. Nhưng khi các siêu anh hùng tỏa sáng trên màn ảnh, những người bình thường đứng bên cạnh chẳng có lý do gì để cảm thấy phiền vì mình không giúp gì được. Đơn giản là những người bình thường không nhất thiết phải có siêu năng lực.
Mọi chuyện sẽ rất khác ở chốn công sở khi một người bắt đầu đóng vai trò "siêu anh hùng". Những người hào phóng và chăm chỉ bỗng nhiên khiến những người xung quanh mình trở nên kém cỏi khi so với họ. Sự tử tế, thân thiện và hiệu quả công việc của họ thách thức các nhân viên khác phải đạt được những kết quả tương tự, và điều đó làm nảy sinh những phản ứng tiêu cực.
"Hầu hết chúng ta đều thích những người thân thiện, dễ gần – hay gọi chung là ‘người tốt’", tác giả nghiên cứu – giáo sư Pat Barclay – cho biết. Nhưng khi người ta thấy mình bị đặt vào môi trường cạnh tranh như văn phòng làm việc, thì chuyện đó lại khác. "Người tốt lúc đó sẽ bị ghét. Xu hướng này xuất hiện ở mọi nền văn hóa mà nghiên cứu xét đến". Trong những môi trường đặc biệt khắc nghiệt, người ta sẽ công kích bất kỳ ai đóng vai người tốt ngay cả khi làm như vậy là có hại cho tập thể.
Làm thế nào để chống lại hiệu ứng "ghét người tốt"
Trong khi nghiên cứu của Barclay không nhằm đưa ra một giải pháp thực tiễn nào cho những người chịu ảnh hưởng của xu hướng tiêu cực này trong tính cách của con người, nhưng Barclay có đưa ra một số lời khuyên.
"Sẽ rất hữu dụng nếu bạn tìm cách đảo ngược tình huống: Chỉ ra rằng những người công kích mình chỉ nhằm khiến họ khỏi tỏ ra kém cỏi mà thôi", đây là gợi ý đầu tiên của ông. Tuy nhiên giải pháp tốt nhất có lẽ là phòng ngừa: Đừng đặt mình vào tình huống phải làm việc với những người tồi tệ.
"Có lẽ giải pháp tốt nhất là tìm những đồng nghiệp tốt hơn. Nếu bạn bị chỉ trích vì quá tử tế hoặc làm việc quá chăm chỉ, vậy hãy tìm những người tốt bụng và chăm chỉ như bạn".
Dù phản ứng của bạn đối với những kẻ ghen ghét là như thế nào, thì nghiên cứu này cũng chứng minh là bạn hoàn toàn bình thường. Đã từng có nghiên cứu cho rằng sự tử tế của chúng ta đôi khi kích thích những tính xấu của người khác. Tuy nhiên không nên vì thế mà bạn phải trở nên xấu tính, nhưng tốt nhất là phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn những người xứng đáng để sự tử tế của bạn không bị lãng phí.
Đinh Vân
Theo Trí Thức Trẻ