HOT Sự khác nhau giữa NGÂN HÀNG TƯ và NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Sự khác nhau giữa NGÂN HÀNG TƯ và NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.jpg


Với kinh nghiệm làm cả bank tư và bank nhà nước, tôi đưa ra một vài sự khác nhau:
Bank nhà nước cụ thể là Big4 có thể có một chút liên quan đến nhóm Co-op Bank và cả ngân hàng Chính sách xã hội. Bank 0 đồng có thể bỏ qua cách đánh giá ở đây.

- Nhà nước: Nghỉ thứ 7. Đây là theo quy chế lao động. Còn việc làm thêm thứ 7 chủ nhật thì do tính chất công việc. Bank 0 đồng theo cơ chế nhà nước thì được nghỉ
- Tư: đa số không được Nghỉ thứ 7, một số bank mới áp dụng như HDB. Ngoài ra, nhiều bank áp dụng cơ chế trực cơ quan thứ 7 cho bộ phận tín dụng nhưng Quầy Giao dịch vẫn làm việc.

- Nhà nước: Tính ổn định nhân sự cao (vẫn có người nghỉ nhưng không nhiều như bank tư). GDV có rất nhiều chị trên 40, cán bộ tín dụng vẫn có nhiều người trên 50. Nhìn chung nhân sự tuổi 40 50 vẫn còn nhiều. Phần nào an tâm công tác.
- Tư: Biến động nhân sự lớn, nhảy việc cao hơn bank nhà nước. Thâm niên công tác đơn vị không cao, rất hiếm người làm trên 10 năm nhất là các vị trí liên quan đến sale. Các vị trí mặt tiền rất khó tìm được ai trên 40 vẫn ngồi giao dịch.

- Nhà nước:
  • Tính ổn nhân sự định cao nên việc lên lương thì đúng năm cứ lên.
  • So với mức thu nhập bình quân thì bank nhà nước nổi trội hơn vì sự ổn định và mức cao so với mặt bằng chung.
  • Tuy nhiên, muốn lên chức thì rất khó và lâu. Cơ chế lương ổn định, thường ít có sự thay đổi. Việc tăng cường bán là những chính sách riêng lẻ, không áp dụng xuyên suốt. KPI một số bank nhà nước có triển khai nhưng không căng như bank tư, chủ yếu tập trung làm nghiệp vụ nhiều, quyền vẫn được đảm bảo tập trung ở chi nhánh.
- Tư:
  • Tính ổn định nhân sự không cao, đổi lại chưa 30 đã lên chức cao rất nhiều.
  • Nhiều bank áp dụng mức Lương Kinh doanh khá cao cho những ai làm đạt và vượt, nên thu nhập hàng chục khá nhiều. Đổi lại áp lực doanh số, tìm khách rất cao, tháng này làm chưa xong phải lo tháng tới. Khả năng Out cao nếu nhiều tháng liên tục không đạt số. Các bộ phận back thì có các cách tính riêng như quy trình ISO chuyển đẩy hồ sơ...
  • Quyền hạn phê duyệt và các quyền khác bị phân tán, làm gì cũng phải xin HO, quyền tự quyết không cao bị hạn chế nhiều.
  • KPI thay đổi như thay áo, chưa ổn định cách tính KPI này đã thấy đổi qua KPI khác.

- Nhà nước: đảm bảo có tháng lương 13, các ngày lễ đều có (ít nhiều tùy bank và tùy chi nhánh).
- Tư: nhiều bank tư thì tháng 13 khá là hên xui, năm có năm không, có bank vững trải niềm tin liên tục nhiều năm liền không có tháng 13 nhưng đột phá được năm 2018 những bank này phá lệ. Lễ cũng vậy, có bank có truyền thống không thưởng lễ chỉ thưởng Tết. Còn lại đang cố gắng tập trung tính KPI hàng tháng, không tính thưởng nữa.

Nhìn chung, sức hấp dẫn Big4 vẫn có rất nhiều bạn. Vì những chia sẻ trên.

Lời nhắn nhủ: Tuy nhiên, rất nhiều bạn từ bank tư qua bank nhà nước hoặc ngược lại rất dễ bị sốc môi trường, quy trình quy chế khác nhau. Nên cần tìm hiểu kỷ để có những quyết định đúng đắn có nên chuyển hay không. Khi chuyển rồi thì cố gắng thích nghi các quy trình quy chế, cách vận hành của bank đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên