Sinh viên ngân hàng đi đâu sau tốt nghiệp?

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Sinh viên ngân hàng đi đâu sau tốt nghiệp?

Mặc dù phía sau cánh cổng ngân hàng là những cung đường hoa mộng dành cho những tài năng thật sự, cho người có tâm huyết và giàu lòng yêu nghề, nhưng những năm gần đây, các ngân hàng vẫn khó tuyển dụng được nhân sự có chất lượng từ các trường kinh tế nói chung.

Những ngân hàng ...chở đầy cơ hội


Nếu như mùa hè thường gợi nhớ "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng", thì với các ngân hàng luôn chở đầy những cơ hội cho sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên ngân hàng nói riêng. Mặc dù hiện nay, ngành ngân hàng không còn lấp lánh như cách đây 2 thập niên, nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận là lương, thưởng ngành ngân hàng luôn cao đối với những nhân viên có đam mê và năng lực. Ngân hàng vẫn là môi trường tốt để phát triển hết khả năng của mình, ít nhất cũng là môi trường phù hợp nhất đối với sinh viên ngành ngân hàng.

Tạm gác lại những lăn tăn về áp lực chỉ tiêu, áp lực thời gian và sự khắc nghiệt của ngành ngân hàng, bởi áp lực trong công việc cũng là thường nhật với các ngành nghề khác, các bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều thú vị và tiến trình nghề nghiệp thênh thang.

Thứ nhất, ít có doanh nghiệp nào mà bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều doanh nhân, nhiều người thành đạt, nhiều loại hình doanh nghiệp với những ngành nghề khác nhau như khi làm việc trong ngân hàng. Dù là giao dịch viên hay nhân viên tín dụng thì hàng ngày bạn vẫn có cơ hội tiếp xúc với hàng trăm khách hàng với đủ thành phần khác nhau. Đó là cơ hội thực sự để bạn rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ rộng và có chiều sâu trong xã hội. Theo tác giả, mối quan hệ xã hội chính là yếu tố quan trọng nhất mà nhân viên ngân hàng có thể xây dựng và tích lũy cho riêng mình. Bởi lẽ với mối quan hệ với hàng trăm, hàng ngàn khách hàng với đủ ngành nghề, đủ giai tầng trong xã hội sẽ là nền tảng rất quan trọng cho bạn khi khởi nghiệp hoặc khi chuyển sang công tác ở một ngân hàng, một doanh nghiệp hay một lĩnh vực khác. Người trong nghề nói vui với nhau, nếu bạn là nhân viên ngân hàng mà sau 5 năm công tác không có vài trăm mối quan hệ thì coi như thất bại.

Thứ hai, ngân hàng hiện nay là một trong những ngành tuyển dụng minh bạch nhất. Đã qua rồi cái thời COCC (con ông cháu cha), hoặc dùng tiền – tình để đổi lấy công việc tại ngân hàng (đương nhiên đâu đó vẫn còn sót lại một vài trường hợp). Nhiều sinh viên vẫn cũng còn suy nghĩ ngân hàng tuyển dụng ưu ái người thân rồi tự ti không dám nộp đơn ứng tuyển. Chính bởi không dám tự tin, bạn đã thất bại với các ứng viên khác ngay từ trong suy nghĩ. Ở các ngân hàng hiện nay, dù ngân hàng quốc doanh hay cổ phần thì tài năng vẫn luôn được trao cơ hội để tỏa sáng. Trong ngành ngân hàng, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những Giám đốc chỉ vừa bước qua tuổi 30, thậm chí trẻ hơn.

Thứ ba, lương thưởng ngành ngân hàng dù không còn "hot" như trước, nhưng vẫn cao hơn mức lương bình quân trên thị trường lao động chung so với các ngành nghề khác. Và câu chuyện lương nghìn đô hay trăm triệu là câu chuyện có thật chứ không phải chiêu bài PR của các ngân hàng. Ở bất kỳ ngân hàng nào cũng có nhiều trường hợp lương trăm triệu, và nhân viên có thu nhập cao hơn lãnh đạo là chuyện thường ngày. Vì bạn biết đó, ở ngân hàng ngoài lương, thưởng thì có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ để bán cho khách hàng, mà sản phẩm nào cũng có hoa hồng tăng thêm thu nhập. Chẳng hạn huy động vốn bạn cũng được thưởng; bán bảo hiểm nhân thọ cũng được ít nhất 10% hoa hồng, phát hành thẻ, máy POS, kinh doanh vàng, ngoại tệ, ...và hàng chục sản phẩm khác đều mang lại thu nhập chính đáng ngoài lương.

Thứ tư, ngân hàng là nơi có thể vận dụng tất cả các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Đó không chỉ là các kiến thức kế toán, kinh tế vĩ mô, phân tích tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ ngoại thương, kiến thức pháp lý...mà hơn hết ngân hàng là nơi để bạn có những quyết định tinh tế trong thẩm định và cảm nhận rủi ro, đánh giá sức khỏe doanh nghiệp khi thẩm định hồ sơ tín dụng.

Có thể nói, ngân hàng vẫn là nơi để sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên ngành ngân hàng nói riêng thỏa sức thể hiện năng lực, trải nghiệm thực tiễn với cơ hội nghề nghiệp thênh thang. Vì đó là nơi hội tụ của những yêu cầu cao về khả năng chịu áp lực, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kỹ năng bán hàng và tạo dựng mối quan hệ xã hội rất tốt.

Sinh viên ngân hàng đi đâu sau tốt nghiệp?

Mặc dù phía sau cánh cổng ngân hàng là những cung đường hoa mộng dành cho những tài năng thật sự, cho người có tâm huyết và giàu lòng yêu nghề, nhưng những năm gần đây, các ngân hàng vẫn khó tuyển dụng được nhân sự có chất lượng từ các trường kinh tế nói chung.

Sinh viên kinh tế cứ than ra trường thất nghiệp, phải làm trái ngành. Còn các ngân hàng thì liên tục thông báo tuyển dụng quanh năm. Thậm chí, nhiều cử nhân ngành ngân hàng cũng từ chối ngưỡng cửa ngân hàng, dù rằng trước khi chọn ngành để thi đại học, hầu hết các bạn đều ao ước được khoác lên mình chiếc áo của nhà băng.

Qua nhiều năm làm công tác tuyển dụng, qua tìm hiểu sinh viên, các ứng viên thi tuyển và quản lý ở các trường đại học, tác giả tổng hợp được một số lý do mà các sinh viên kinh tế ngần ngại chọn làm việc ở ngân hàng như sau:

Một là, công việc ngân hàng quá vất vả và đầy rủi ro. Ngoài việc phải làm cả ngày trên dưới 10 – 12 tiếng đồng hồ, nhân viên ngân hàng còn phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp và rủi ro từ cấp lãnh đạo. Và hàng loạt vụ án liên quan đến rủi ro tác nghiệp mà nhân viên ngân hàng, dù vô ý, vẫn bị xử lý nghiêm khắc. Phải chăng những mối lo thường trực đó đã làm vơi đi lòng yêu nghề của các tân cử nhân? Phải chăng rủi ro nghề nghiệp và áp lực công việc đã làm những sinh viên ngân hàng tự tìm cho mình một ngã rẽ khác êm đềm hơn? Có thể bởi vậy mà có không ít trường hợp cử nhân kinh tế ngành ngân hàng chọn một doanh nghiệp nhỏ, thậm chí làm công nhân tại khu công nghiệp thay vì làm nhân viên ngân hàng như họ đã từng mơ ước...

Hai là, mặc dù lương, thưởng của nhân viên ngân hàng không thấp so với mặt bằng chung, tuy nhiên, thật sự mà nói thời gian, tâm sức nhân viên ngân hàng bỏ ra cho công việc quá nhiều so với những gì họ được nhận. Lương ngàn đô, trăm triệu là có thật! Nhưng nó chỉ đúng với những tài năng xuất chúng hiếm hoi và chỉ là niềm ngưỡng vọng đối với hầu hết nhân viên ngân hàng. Với mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường tại các ngân hàng dao động trên dưới 10 triệu đồng/tháng (thường phổ biến khoảng 6 đến 8 triệu đồng/tháng) cho quãng thời gian làm việc 10 – 12 tiếng/ngày cũng không phải là mức lương kỳ vọng của nhiều bạn trẻ.

Bà là, chưa có sự giao thoa giữa các nhà băng với sinh viên ngành ngân hàng. Tiêu chuẩn tuyển dụng của các ngân hàng thường là tổng hòa các điều kiện: ngoại hình đẹp, kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức chuyên môn sâu, ngoại ngữ giỏi,… Ngày nay các ngân hàng đã thay đổi quan điểm tuyển dụng so với trước đây, ngoại hình và kỹ năng giao tiếp được đặt lên trên bằng cấp và kiến thức sách vở tại giảng đường. Tuy nhiên, với một sinh viên có ngoại hình xinh như hoa hậu, giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ và giỏi kiến thức nghiệp vụ...thì họ có nhiều lựa khác chọn tốt hơn rất nhiều so với ngân hàng.

Và mặc dù hiện nay các ngân hàng dần dần hạ tiêu chuẩn đầu vào về các yêu cầu ngoại hình, kỹ năng giao tiếp, kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ nhưng vẫn luôn trong tình trạng….thiếu người và tuyển miết. Trong số hàng trăm ngàn sinh viên thất nghiệp, cũng có không ít sinh viên ngành ngân hàng. Ấy vậy mà năm nào cũng vậy, các ngân hàng cứ mãi ngân nga "sinh viên ngân hàng của tôi đi đâu?" như một điệp khúc quen thuộc làm cho kỳ tuyển dụng mùa hè của các ngân hàng thêm sắc màu và nhiều cảm xúc đáng suy ngẫm. Và sau mùa phượng vĩ năm nay, sinh viên ngân hàng liệu có đến cổng nhà băng?

CTV Hoài Ngọc

Theo Trí thức trẻ

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
---------------------------------------------------------------------

⛔ Cập nhật Toàn bộ Đề thi, Đáp án & Câu hỏi Phỏng vấn thi tuyển Agribank, Vietcombank, BIDV & VietinBank: U&Bank - Học & Làm nghề Ngân hàng

☎ Hotline: 097.5151.777

72778891_756794348096819_248934753992966144_n.jpg
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,235
Thành viên mới nhất
baychinkingtoe
Back
Bên trên