Thực tập là khâu quan trọng nhất trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Nhưng không ít bạn thờ ơ, coi nhẹ nó.
Niềm vui của những “con ong” chăm chỉ
Theo lịch đào tạo thông thường, từ sau khi kết thúc học kỳ 7, sinh viên năm cuối lục đục chuẩn bị đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp trong vòng 3 tháng. Nhiều sinh viên coi đây là quãng thời gian quý giá để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và kiếm được công việc đúng chuyên môn, đúng sở thích.
Học đại học 4 - 5 năm, sinh viên học được rất nhiều điều từ giảng đường, nhưng đó mới chỉ là kiến thức sách vở, lý thuyết suông, là những kỹ năng “cứng”. Thời gian đi thực tập chính là cơ hội để những con “chim trong lồng” có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Ngọc Duyên (ĐH Kinh tế quốc dân) chia sẻ: “Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, mình đã xác định đâu là hướng đi cho con đường tương lai nên đã chủ động lăn xả, đi xin việc làm thêm. Mình làm rất nhiều việc từ gia sư, phục vụ bàn, bán hàng đến cả nghề PG (promotion girl)… Những công việc này không đúng với chuyên môn nhưng nó giúp mình có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh làm việc. Thời gian đi thực tập, mình đã tìm được công ty phù hợp theo chuyên môn và năng lực bản thân nên rất hào hứng. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ những công việc trước đó, cộng thêm việc được đào tạo rất nhiều trong môi trường làm việc năng động ở đây, mình tự tin sẽ tìm được công việc với mức lương xứng đáng và cơ hội phát triển tốt khi ra trường”.
Hải Hà (ĐH Công Đoàn) hào hứng: “Đi thực tập thực sự rất bổ ích. Mình được các anh chị trong công ty dạy rất nhiều điều, từ kỹ năng làm việc đến kỹ năng giao tiếp bên ngoài. Mình đăng kí thực tập ở Tập đoàn xây dựng Techconvina và may mắn được nhận vào thực tập ở một vị trí phù hợp với năng lực, được mọi người trong phòng hướng dẫn công việc chu đáo, tham gia những hội thảo do công ty tổ chức hoặc những hội thảo chuyên ngành liên quan. Những kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho mình khi làm khóa luận tốt nghiệp và tự tin trở về trường với “mớ” kinh nghiệm trong tay”.
Với những sinh viên học báo chí – truyền thông, các bạn có cơ hội kiến tập ở một cơ quan báo chí – truyền thông từ năm thứ 3 trong vòng 1 tháng, ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm làm việc và nhận thấy năng lực của mình đến đâu để tiếp tục cố gắng.
Đến năm thứ 4, sinh viên “bắt buộc” phải đi thực tập 3 tháng và có sản phẩm đem về chứ không phải chỉ nộp những bản báo cáo suông nên đây là những kinh nghiệm, những bài học lớn về kỹ năng “mềm” quý giá mà các bạn nhận được trong quá trình đi thực tập.
Hoàng Mỹ Hạnh (SV HV Báo chí – Tuyên truyền) tâm sự: “Mình hiện đang thực tập ở một tòa soạn báo, được các anh chị phóng viên giúp đỡ rất nhiều, không còn bỡ ngỡ về bài vở vì đã có kinh nghiệm từ hồi đi kiến tập trước đó. Trong khoảng thời gian này, mình luôn tự nhắc bản thân phải cố gắng hết sức, đi nhiều học nhiều, tạo cho mình những phản xạ tức thời trong mỗi hoàn cảnh”.
“Tàn lửa” và hoang phí thời gian
Có thể nói, thực tập là khâu quan trọng nhất trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế, nhưng không ít người coi nhẹ quãng thời gian thực tập, thậm chí bỏ phí, một vài sinh viên tự nhận “đã tàn lửa” nhiệt huyết cũng vì đi thực tập.
Trường hợp của Đức Tuấn (ĐH Công Đoàn) là một ví dụ. Trong thời gian 3 tháng đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, Tuấn chỉ ngồi nhà đánh máy, tìm thông tin trên mạng, lên thư viện mượn sách, nộp bài đúng hạn và sử dụng thời gian còn lại cho những phi vụ ăn chơi cùng hội bạn, dành thời gian cho hẹn hò yêu đương, báo cáo nộp về trường thực ra là “báo láo”.
Ngọc Hà (ĐH Thương Mại) tự tin vì gia đình có người quen, ra trường, cầm tấm bằng trong tay là có việc làm luôn, nên việc đến công ty chỉ là hình thức, thỉnh thoảng Hà ghé qua công ty để mọi người thấy mặt, Hà bỏ qua cơ hội được hướng dẫn tận tình mà đáng ra được nhận trong quá trình đi thực tập.
Không giống như trường hợp của Tuấn và Hà, Nguyễn Thủy (HV Quản lý giáo dục) than thở và chán nản vì thực tập. Thủy tâm sự: “Ban đầu mình rất hào hứng vì xin được thực tập ở quê, nghĩ rằng ở quê thì sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để học hỏi. Nhưng gần một tháng đi thực tập, mình chẳng những không học được gì mà thậm chí, nhiệt huyết cũng đã giảm quá nửa. Hàng ngày mình đến cơ quan chỉ ngồi một chỗ thụ động, thỉnh thoảng rót nước pha trà, không ai hướng dẫn hay giao việc cho mình, mình cũng ngại hỏi và cũng chẳng có ý tưởng nào dám đề xuất. Chắc vài hôm nữa mình xin ở nhà, thỉnh thoảng ghé lên cơ quan thôi”.
Nhiều cơ quan tiếp nhận thực tập cho rằng sinh viên không làm được việc nên ít giao việc, không cử người hướng dẫn khiến các bạn trì trệ, thụ động, “lửa nhiệt huyết” của sinh viên vì thế mà cũng tàn vì mục tiêu lớn là áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế không thực hiện được. Tuy nhiên, không ít sinh viên đến cơ quan thực tập với thái độ e dè, nhút nhát, dù cơ quan đã tạo điều kiện để phát huy khả năng nhưng luôn tìm cách né tránh.
Bà Phạm Thị Hương Lan (Tổng giám đốc cty cổ phần bao bì VLC) cho biết: “Công ty là nơi tiếp nhận rất nhiều lớp sinh viên trẻ mới ra trường về thực tập hoặc thử việc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các bạn hòa nhập trong môi trường làm việc năng động. Nhiều thế hệ đã ra trường, trưởng thành, thành công trong công việc, nhiều người ở lại làm việc tại công ty. Tuy nhiên, nhiều bạn đến công ty thực tập mà than thở vì phải làm nhiều việc, không chịu được áp lực, thậm chí rụt rè, né tránh”.
Bà Lan cũng chia sẻ: “Các bạn là sinh viên trẻ, phải lăn xả nhiều, có thất bại rồi mới có thành công để trưởng thành. Vì thế, khi làm việc trong môi trường khắc khiệt đến mấy, cũng phải biết cách hòa nhập. Dám lao vào thử thách, bạn sẽ nhận được những món quà bổ ích cho cuộc đời dài ở phía trước”.
3 - 4 năm ngồi trên ghế nhà trường không phải là dài, nhưng những thay đổi từ khi bạn bỡ ngỡ đặt chân vào ghế giảng đường đến khi trưởng thành, ra trường cũng là một khoảng thời gian đủ để bạn nhận ra sự thay đổi lớn của bản thân. Thực tập là quá trình để rèn luyện bản thân, là điểm nối giữa thực tế với kiến thức sách vở. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội, phát huy hết sức khả năng, năng lực của bản thân để có những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.
Niềm vui của những “con ong” chăm chỉ
Theo lịch đào tạo thông thường, từ sau khi kết thúc học kỳ 7, sinh viên năm cuối lục đục chuẩn bị đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp trong vòng 3 tháng. Nhiều sinh viên coi đây là quãng thời gian quý giá để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và kiếm được công việc đúng chuyên môn, đúng sở thích.
Học đại học 4 - 5 năm, sinh viên học được rất nhiều điều từ giảng đường, nhưng đó mới chỉ là kiến thức sách vở, lý thuyết suông, là những kỹ năng “cứng”. Thời gian đi thực tập chính là cơ hội để những con “chim trong lồng” có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Ngọc Duyên (ĐH Kinh tế quốc dân) chia sẻ: “Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, mình đã xác định đâu là hướng đi cho con đường tương lai nên đã chủ động lăn xả, đi xin việc làm thêm. Mình làm rất nhiều việc từ gia sư, phục vụ bàn, bán hàng đến cả nghề PG (promotion girl)… Những công việc này không đúng với chuyên môn nhưng nó giúp mình có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh làm việc. Thời gian đi thực tập, mình đã tìm được công ty phù hợp theo chuyên môn và năng lực bản thân nên rất hào hứng. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ những công việc trước đó, cộng thêm việc được đào tạo rất nhiều trong môi trường làm việc năng động ở đây, mình tự tin sẽ tìm được công việc với mức lương xứng đáng và cơ hội phát triển tốt khi ra trường”.
Hải Hà (ĐH Công Đoàn) hào hứng: “Đi thực tập thực sự rất bổ ích. Mình được các anh chị trong công ty dạy rất nhiều điều, từ kỹ năng làm việc đến kỹ năng giao tiếp bên ngoài. Mình đăng kí thực tập ở Tập đoàn xây dựng Techconvina và may mắn được nhận vào thực tập ở một vị trí phù hợp với năng lực, được mọi người trong phòng hướng dẫn công việc chu đáo, tham gia những hội thảo do công ty tổ chức hoặc những hội thảo chuyên ngành liên quan. Những kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho mình khi làm khóa luận tốt nghiệp và tự tin trở về trường với “mớ” kinh nghiệm trong tay”.
Với những sinh viên học báo chí – truyền thông, các bạn có cơ hội kiến tập ở một cơ quan báo chí – truyền thông từ năm thứ 3 trong vòng 1 tháng, ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm làm việc và nhận thấy năng lực của mình đến đâu để tiếp tục cố gắng.
Đến năm thứ 4, sinh viên “bắt buộc” phải đi thực tập 3 tháng và có sản phẩm đem về chứ không phải chỉ nộp những bản báo cáo suông nên đây là những kinh nghiệm, những bài học lớn về kỹ năng “mềm” quý giá mà các bạn nhận được trong quá trình đi thực tập.
Hoàng Mỹ Hạnh (SV HV Báo chí – Tuyên truyền) tâm sự: “Mình hiện đang thực tập ở một tòa soạn báo, được các anh chị phóng viên giúp đỡ rất nhiều, không còn bỡ ngỡ về bài vở vì đã có kinh nghiệm từ hồi đi kiến tập trước đó. Trong khoảng thời gian này, mình luôn tự nhắc bản thân phải cố gắng hết sức, đi nhiều học nhiều, tạo cho mình những phản xạ tức thời trong mỗi hoàn cảnh”.
“Tàn lửa” và hoang phí thời gian
Có thể nói, thực tập là khâu quan trọng nhất trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế, nhưng không ít người coi nhẹ quãng thời gian thực tập, thậm chí bỏ phí, một vài sinh viên tự nhận “đã tàn lửa” nhiệt huyết cũng vì đi thực tập.
Trường hợp của Đức Tuấn (ĐH Công Đoàn) là một ví dụ. Trong thời gian 3 tháng đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, Tuấn chỉ ngồi nhà đánh máy, tìm thông tin trên mạng, lên thư viện mượn sách, nộp bài đúng hạn và sử dụng thời gian còn lại cho những phi vụ ăn chơi cùng hội bạn, dành thời gian cho hẹn hò yêu đương, báo cáo nộp về trường thực ra là “báo láo”.
Ngọc Hà (ĐH Thương Mại) tự tin vì gia đình có người quen, ra trường, cầm tấm bằng trong tay là có việc làm luôn, nên việc đến công ty chỉ là hình thức, thỉnh thoảng Hà ghé qua công ty để mọi người thấy mặt, Hà bỏ qua cơ hội được hướng dẫn tận tình mà đáng ra được nhận trong quá trình đi thực tập.
Không giống như trường hợp của Tuấn và Hà, Nguyễn Thủy (HV Quản lý giáo dục) than thở và chán nản vì thực tập. Thủy tâm sự: “Ban đầu mình rất hào hứng vì xin được thực tập ở quê, nghĩ rằng ở quê thì sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để học hỏi. Nhưng gần một tháng đi thực tập, mình chẳng những không học được gì mà thậm chí, nhiệt huyết cũng đã giảm quá nửa. Hàng ngày mình đến cơ quan chỉ ngồi một chỗ thụ động, thỉnh thoảng rót nước pha trà, không ai hướng dẫn hay giao việc cho mình, mình cũng ngại hỏi và cũng chẳng có ý tưởng nào dám đề xuất. Chắc vài hôm nữa mình xin ở nhà, thỉnh thoảng ghé lên cơ quan thôi”.
Nhiều cơ quan tiếp nhận thực tập cho rằng sinh viên không làm được việc nên ít giao việc, không cử người hướng dẫn khiến các bạn trì trệ, thụ động, “lửa nhiệt huyết” của sinh viên vì thế mà cũng tàn vì mục tiêu lớn là áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế không thực hiện được. Tuy nhiên, không ít sinh viên đến cơ quan thực tập với thái độ e dè, nhút nhát, dù cơ quan đã tạo điều kiện để phát huy khả năng nhưng luôn tìm cách né tránh.
Bà Phạm Thị Hương Lan (Tổng giám đốc cty cổ phần bao bì VLC) cho biết: “Công ty là nơi tiếp nhận rất nhiều lớp sinh viên trẻ mới ra trường về thực tập hoặc thử việc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các bạn hòa nhập trong môi trường làm việc năng động. Nhiều thế hệ đã ra trường, trưởng thành, thành công trong công việc, nhiều người ở lại làm việc tại công ty. Tuy nhiên, nhiều bạn đến công ty thực tập mà than thở vì phải làm nhiều việc, không chịu được áp lực, thậm chí rụt rè, né tránh”.
Bà Lan cũng chia sẻ: “Các bạn là sinh viên trẻ, phải lăn xả nhiều, có thất bại rồi mới có thành công để trưởng thành. Vì thế, khi làm việc trong môi trường khắc khiệt đến mấy, cũng phải biết cách hòa nhập. Dám lao vào thử thách, bạn sẽ nhận được những món quà bổ ích cho cuộc đời dài ở phía trước”.
3 - 4 năm ngồi trên ghế nhà trường không phải là dài, nhưng những thay đổi từ khi bạn bỡ ngỡ đặt chân vào ghế giảng đường đến khi trưởng thành, ra trường cũng là một khoảng thời gian đủ để bạn nhận ra sự thay đổi lớn của bản thân. Thực tập là quá trình để rèn luyện bản thân, là điểm nối giữa thực tế với kiến thức sách vở. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội, phát huy hết sức khả năng, năng lực của bản thân để có những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.
Tùng Hương
HVBC&TT
HVBC&TT
Chỉnh sửa lần cuối: