Mới ra trường ai cũng có hoài bão biến khối lí thuyết chắc nịch thành công việc lý tưởng tương lai. Nhưng sự thật, đại đa số đều phải đối mặt hai chữ : “khủng hoảng” một cách toàn diện và sâu sắc.
>>> Đỗ ĐH 28,5 điểm sau 3 năm đi làm giờ nghề chính là XE ÔM
>>> Kinh tế khó khăn "đánh gục" 2 bằng đại học
>>> Bỏ bằng đại học đi bán cá vẫn sống “khỏe”
>>> Bỏ bằng đại học làm may vá vẫn sống “khỏe”
>>> Kinh tế "gục", Ngoại thương, Y khoa đồng loạt thất nghiệp
>>> Bỗng dưng… thất nghiệp
>>> Chạy tiền để được 'làm trong'
>>> Quê tôi nữ lên Hà Nội làm ôsin, nam đi kéo xe
>>> Cha mẹ chi 100 triệu ép con về quê 'chạy việc'
>>> Lương 1 triệu vẫn chạy tiền xin việc 'vì lắm bổng lộc'
>>> 2 bằng đại học đi bán trà đá lương 9 triệu
>>> Đại học mang lại cho bạn những gì sau bốn năm?
>>> Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?
>>> 50 Điều Trường Học Không Dạy Bạn - Charles J. Sykes
Loay hoay giữa ngã ba đường
Vẫn còn lâng lâng cảm giác khi cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp, các tân cử nhân vội bừng tỉnh để đối mặt với nỗi lo mang tên thất học và… thất nghiệp. Nếu như trước đây sinh viên chỉ tranh thủ bùng học hay mừng rơn vì những ngày rỗng tiết, thì nay những ngày “ăn không ngồi rồi” dài lê thê không kể hết. Ngủ nướng mãi cũng chán, chơi mãi cũng nhàm, ngày ngày lại làm bạn với chiếc laptop, ngắm nhìn cuộc sống qua mạng.
Những bạn sinh viên quyết tâm tu chí học hành để tồn tại được ở Hà Nội và các thành phố lớn lại càng khó khăn gấp nhiều lần. Đó là cảm giác bơ vơ chưa tìm được đường ra cho tương lai của bản thân. Vì thế, tự nhiên bao cảm xúc tồi tệ, bao nỗi lo lắng như được dồn lại, làm sự khủng hoảng thực sự trở nên đáng lo ngại. Rồi những khoản trợ cấp từ gia đình bị hạn chế dần, nỗi lo tiền nhà trọ, tiền thức ăn, mắm muối lại nặng thêm.
Trà My, cựu sinh viên Đại học Công đoàn cũng đã từng trải qua quãng thời gian kinh khủng đó. My kể: “Lúc đó là khoảng 3 tháng kể từ khi mình ra trường, lúc đó mình hỗn loạn như phát điên, không biết phải làm sao để tìm được việc làm. Sức mình cũng có hạn thôi, gia đình lại không có điều kiện. Nhưng cái chính là vô cùng hoang mang với tương lai, ngày nào cũng suy nghĩ xem nên làm gì nhưng cũng không thể ra được lời giải”
Bước từ giảng đường ra guồng quay của cuộc sống, nhiều sinh viên băn khoăn không biết mình cần gì, muốn gì, và phải bắt đầu từ đâu dù kiến thức đang có thừa. Lúc này nhiều bạn mới bừng tỉnh, ra còn có những điều mình chưa có đó là những mối quan hệ hay những thông tin về tuyển dụng.
Hỏi chuyện cô bạn Hải Yến, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới ra trường, Yến chia sẻ nỗi lo để tìm việc.: “Lúc mới ra trường mình cũng nhiều dự định lắm, sẽ đi nộp hồ sơ vào đâu, rồi cũng tung tăng chuẩn bị cho cuộc sống mới. Cũng hứa hẹn nhiều và hi vọng nhiều lắm. Lúc trước khi đi học mình cũng xác định là sẽ ở lại Hà Nội vì mình thích môi trường ở đây, và nó sẽ cho mình môi trường công việc tốt. Nhưng đến lúc ra mới thấy thật sự khó khăn, 2 tháng nay mình vẫn dậm chân tại chỗ và rất lo lắng. Công việc làm thêm đến giờ không phù hợp nữa, vì thấy mình “già” rồi. Mình mới về quê hôm trước để nộp hồ sơ, nếu được có lẽ mình sẽ lại về quê”.
Minh, sinh viên đại học Ngân hàng cũng đang ở trong mối lo lắng thường trực ấy: “ Ngành của mình thì thực ra không phải thiếu việc, nhưng không hiểu sao mình vẫn chưa tìm được việc như ý. Mình không biết bắt đầu như thế nào, đã ngồi trực cả ngày trên máy tính để tìm các thông tin tuyển dụng rồi. Hình như mình đang mắc phải tâm lý muốn việc tìm mình, trong khi thực tế phải ngược lại”
“Rải truyền đơn” vẫn công cốc
Mai Lan, cô sinh viên Đại học Thương mại chia sẻ: “Sau khi kết thúc việc học hành ở trường, mình cảm thấy như kiểu được tháo cũi sổ lồng ấy, thực sự là muốn đi chơi đây đó. Nhưng rồi đi mãi cũng không được, lại bắt đầu tìm việc làm. Mà bạn biết đấy, sinh viên mới ra trường như mình, nếu chấp nhận thiệt thòi kiểu không lương, học việc bị sai vặt thì còn có việc, không thì lại đi tìm chỗ khác. Đấy là lí do tại sao mình vẫn chưa có chỗ làm việc nào ổn định, cũng là bởi vì mình không chịu được kiểu làm chân sai vặt đấy”
Lại quay về với những bộ hồ sơ, những lần xin dấu má để làm hồ sơ lí lịch, làm CV, ngày đêm mày mò những thông tin tuyển dụng trên mạng…Cuộc sống của Mai Lan là cứ ngày ngày tìm, note lại, rồi sắm hồ sơ và gửi đi khắp nơi. Bạn bè cứ trêu cô cứ đi “rải truyền đơn”đi khắp nơi rồi cũng sẽ có công việc phù hợp. Đang quen với cuộc sống trường lớp, cứ đến giờ đi học, rồi đến giờ thì về, Lan kể: “Mới ngày nào còn trốn học, thỉnh thoảng nghỉ tiết đi chơi, rồi không làm bài tập, rồi thi lại. Hồi đó cũng chịu khó học hành lắm, cố gắng để ra có cái bằng đẹp đẹp. Bây giờ không đi học cũng chẳng đi làm, thời gian nhiều mà có biết làm gì đâu. Tự nhiên thấy mình vô dụng làm sao ấy. Cái áp lực học hành nó khác hẳn với áp lực công việc”
Ra đến đường đời va vấp, Lan mới thấm thía cuộc sống sung sướng khi là sinh viên, thích ăn chơi, nhảy múa, tha hồ hoạt động ngoại khóa, rồi quay cuồng với bài vở. Dù sao cũng mang tâm lý sịnh viên muốn tự khẳng định, lại thêm phần cá tính, cô bạn khó lòng có thể làm việc ở một nơi mà không tôn trọng năng lực của bản thân.
Đến bây giờ, dù ra trường được gần 1 năm nhưng cô gái tỉnh lẻ vẫn chưa ổn định được. Phải mất một thời gian khá dài để ổn định tâm lý để thích nghi với cuộc sống mới. Cũng là cảm giác lạc lõng, cảm thấy khó hòa nhập, và nhất là sự rỗi rãi khiến bản thân trở nên vô dụng, Lan tâm sự thêm: “Có những hôm ở lại Hà Nội, trong khi bạn bè tung tăng đi du lịch, rồi bận rộn đi làm, mình thấy tủi thân lắm. Rồi tự đặt câu hỏi, tại sao đến giờ này mình vẫn chưa có việc làm ổn định? Nhiều đêm về chỉ ngồi khóc một mình, bạn bè thì bận không có thời gian tâm sự, mà ở hiện tại, nếu không có năng lực thì phải có tiền. Mà mình năng lực cũng bình thường, tiền thì không có. Vì thế mình lúc nào cũng trong trạng thái tự kỉ khi nghĩ về tương lai”
Còn rất nhiều trường hợp bất ổn trong tư tưởng của sinh viên mới ra trường. Đó là cảm giác hụt hẫng với những quyết định cho tương lai, bơ vơ không biết bến bờ nào thích hợp để mình dừng chân. Rồi chơi vơi, bâng khuâng trước cuộc sống rộng lớn ngoài kia. Nhưng điều đó không có nghĩa là không vượt qua được. 4 năm đại học không chỉ dạy chúng ta lí thuyết để làm việc, mà còn cho chúng ta kĩ năng đối diện với cuộc sống. Ra trường cũng là lúc vận dụng kĩ năng sống và bản lĩnh trước thời cuộc của mỗi người.
Anh Phương
Theo sinhvienplus/Người đưa tin
>>> Đỗ ĐH 28,5 điểm sau 3 năm đi làm giờ nghề chính là XE ÔM
>>> Kinh tế khó khăn "đánh gục" 2 bằng đại học
>>> Bỏ bằng đại học đi bán cá vẫn sống “khỏe”
>>> Bỏ bằng đại học làm may vá vẫn sống “khỏe”
>>> Kinh tế "gục", Ngoại thương, Y khoa đồng loạt thất nghiệp
>>> Bỗng dưng… thất nghiệp
>>> Chạy tiền để được 'làm trong'
>>> Quê tôi nữ lên Hà Nội làm ôsin, nam đi kéo xe
>>> Cha mẹ chi 100 triệu ép con về quê 'chạy việc'
>>> Lương 1 triệu vẫn chạy tiền xin việc 'vì lắm bổng lộc'
>>> 2 bằng đại học đi bán trà đá lương 9 triệu
>>> Đại học mang lại cho bạn những gì sau bốn năm?
>>> Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?
>>> 50 Điều Trường Học Không Dạy Bạn - Charles J. Sykes
Loay hoay giữa ngã ba đường
Vẫn còn lâng lâng cảm giác khi cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp, các tân cử nhân vội bừng tỉnh để đối mặt với nỗi lo mang tên thất học và… thất nghiệp. Nếu như trước đây sinh viên chỉ tranh thủ bùng học hay mừng rơn vì những ngày rỗng tiết, thì nay những ngày “ăn không ngồi rồi” dài lê thê không kể hết. Ngủ nướng mãi cũng chán, chơi mãi cũng nhàm, ngày ngày lại làm bạn với chiếc laptop, ngắm nhìn cuộc sống qua mạng.
Những bạn sinh viên quyết tâm tu chí học hành để tồn tại được ở Hà Nội và các thành phố lớn lại càng khó khăn gấp nhiều lần. Đó là cảm giác bơ vơ chưa tìm được đường ra cho tương lai của bản thân. Vì thế, tự nhiên bao cảm xúc tồi tệ, bao nỗi lo lắng như được dồn lại, làm sự khủng hoảng thực sự trở nên đáng lo ngại. Rồi những khoản trợ cấp từ gia đình bị hạn chế dần, nỗi lo tiền nhà trọ, tiền thức ăn, mắm muối lại nặng thêm.
Trà My, cựu sinh viên Đại học Công đoàn cũng đã từng trải qua quãng thời gian kinh khủng đó. My kể: “Lúc đó là khoảng 3 tháng kể từ khi mình ra trường, lúc đó mình hỗn loạn như phát điên, không biết phải làm sao để tìm được việc làm. Sức mình cũng có hạn thôi, gia đình lại không có điều kiện. Nhưng cái chính là vô cùng hoang mang với tương lai, ngày nào cũng suy nghĩ xem nên làm gì nhưng cũng không thể ra được lời giải”
Bước từ giảng đường ra guồng quay của cuộc sống, nhiều sinh viên băn khoăn không biết mình cần gì, muốn gì, và phải bắt đầu từ đâu dù kiến thức đang có thừa. Lúc này nhiều bạn mới bừng tỉnh, ra còn có những điều mình chưa có đó là những mối quan hệ hay những thông tin về tuyển dụng.
Hỏi chuyện cô bạn Hải Yến, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới ra trường, Yến chia sẻ nỗi lo để tìm việc.: “Lúc mới ra trường mình cũng nhiều dự định lắm, sẽ đi nộp hồ sơ vào đâu, rồi cũng tung tăng chuẩn bị cho cuộc sống mới. Cũng hứa hẹn nhiều và hi vọng nhiều lắm. Lúc trước khi đi học mình cũng xác định là sẽ ở lại Hà Nội vì mình thích môi trường ở đây, và nó sẽ cho mình môi trường công việc tốt. Nhưng đến lúc ra mới thấy thật sự khó khăn, 2 tháng nay mình vẫn dậm chân tại chỗ và rất lo lắng. Công việc làm thêm đến giờ không phù hợp nữa, vì thấy mình “già” rồi. Mình mới về quê hôm trước để nộp hồ sơ, nếu được có lẽ mình sẽ lại về quê”.
Minh, sinh viên đại học Ngân hàng cũng đang ở trong mối lo lắng thường trực ấy: “ Ngành của mình thì thực ra không phải thiếu việc, nhưng không hiểu sao mình vẫn chưa tìm được việc như ý. Mình không biết bắt đầu như thế nào, đã ngồi trực cả ngày trên máy tính để tìm các thông tin tuyển dụng rồi. Hình như mình đang mắc phải tâm lý muốn việc tìm mình, trong khi thực tế phải ngược lại”
“Rải truyền đơn” vẫn công cốc
Mai Lan, cô sinh viên Đại học Thương mại chia sẻ: “Sau khi kết thúc việc học hành ở trường, mình cảm thấy như kiểu được tháo cũi sổ lồng ấy, thực sự là muốn đi chơi đây đó. Nhưng rồi đi mãi cũng không được, lại bắt đầu tìm việc làm. Mà bạn biết đấy, sinh viên mới ra trường như mình, nếu chấp nhận thiệt thòi kiểu không lương, học việc bị sai vặt thì còn có việc, không thì lại đi tìm chỗ khác. Đấy là lí do tại sao mình vẫn chưa có chỗ làm việc nào ổn định, cũng là bởi vì mình không chịu được kiểu làm chân sai vặt đấy”
Lại quay về với những bộ hồ sơ, những lần xin dấu má để làm hồ sơ lí lịch, làm CV, ngày đêm mày mò những thông tin tuyển dụng trên mạng…Cuộc sống của Mai Lan là cứ ngày ngày tìm, note lại, rồi sắm hồ sơ và gửi đi khắp nơi. Bạn bè cứ trêu cô cứ đi “rải truyền đơn”đi khắp nơi rồi cũng sẽ có công việc phù hợp. Đang quen với cuộc sống trường lớp, cứ đến giờ đi học, rồi đến giờ thì về, Lan kể: “Mới ngày nào còn trốn học, thỉnh thoảng nghỉ tiết đi chơi, rồi không làm bài tập, rồi thi lại. Hồi đó cũng chịu khó học hành lắm, cố gắng để ra có cái bằng đẹp đẹp. Bây giờ không đi học cũng chẳng đi làm, thời gian nhiều mà có biết làm gì đâu. Tự nhiên thấy mình vô dụng làm sao ấy. Cái áp lực học hành nó khác hẳn với áp lực công việc”
Ra đến đường đời va vấp, Lan mới thấm thía cuộc sống sung sướng khi là sinh viên, thích ăn chơi, nhảy múa, tha hồ hoạt động ngoại khóa, rồi quay cuồng với bài vở. Dù sao cũng mang tâm lý sịnh viên muốn tự khẳng định, lại thêm phần cá tính, cô bạn khó lòng có thể làm việc ở một nơi mà không tôn trọng năng lực của bản thân.
Đến bây giờ, dù ra trường được gần 1 năm nhưng cô gái tỉnh lẻ vẫn chưa ổn định được. Phải mất một thời gian khá dài để ổn định tâm lý để thích nghi với cuộc sống mới. Cũng là cảm giác lạc lõng, cảm thấy khó hòa nhập, và nhất là sự rỗi rãi khiến bản thân trở nên vô dụng, Lan tâm sự thêm: “Có những hôm ở lại Hà Nội, trong khi bạn bè tung tăng đi du lịch, rồi bận rộn đi làm, mình thấy tủi thân lắm. Rồi tự đặt câu hỏi, tại sao đến giờ này mình vẫn chưa có việc làm ổn định? Nhiều đêm về chỉ ngồi khóc một mình, bạn bè thì bận không có thời gian tâm sự, mà ở hiện tại, nếu không có năng lực thì phải có tiền. Mà mình năng lực cũng bình thường, tiền thì không có. Vì thế mình lúc nào cũng trong trạng thái tự kỉ khi nghĩ về tương lai”
Còn rất nhiều trường hợp bất ổn trong tư tưởng của sinh viên mới ra trường. Đó là cảm giác hụt hẫng với những quyết định cho tương lai, bơ vơ không biết bến bờ nào thích hợp để mình dừng chân. Rồi chơi vơi, bâng khuâng trước cuộc sống rộng lớn ngoài kia. Nhưng điều đó không có nghĩa là không vượt qua được. 4 năm đại học không chỉ dạy chúng ta lí thuyết để làm việc, mà còn cho chúng ta kĩ năng đối diện với cuộc sống. Ra trường cũng là lúc vận dụng kĩ năng sống và bản lĩnh trước thời cuộc của mỗi người.
Anh Phương
Theo sinhvienplus/Người đưa tin