Rút kinh nghiệm sống/ kinh doanh từ những chuyện ngụ ngôn

  • Bắt đầu Bắt đầu toanbt
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

toanbt

Verified Banker


1. Bầy cu và những con sói


Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng. Rồi mùa đông đến,nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịuđựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng. Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảmthấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừngchạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấyđã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trướcđây khá nhiều.


Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguyhiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũngvậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức vềnguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.


Luận điểm của tôi: Nhưng điều quan trọng là bạnphải biết kiểm soát những nguy cơ này để nó chỉ mang đến điều có lợi, nếu không đàn sói sẽ ăn hết đàn cừu của bạn khi bạn không để ý đến.




2. Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không. - Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi.Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấyThỏ và ăn thịt.


Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.


Luận điểm của tôi: Dù bạn đã ngồi ở vị trí rất cao nhưng cũng nên nhớ để ý những mối nguy hại khácđến từ mặt đất, ví dụ như một người thợ săn chẳnghạn.




3. Thỏ già thỏ tr


Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:
- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháuhãy biến mình thành một cây
to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một
cái cây.
- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ranhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.


Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cáicây? Thỏ già đứng lại, nhúnvai nói:
- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháuphải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằngnhững câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mớiphải chứ.


Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra rất tốt nhưng lạikhông được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiếnlược đó cũng không có
giá trị gì cả.


Luận điểm của tôi: Đừng nghe những lời khuyênnghe thì rất hay nhưng lại đến từ những ngườichưa từng thực hiện những điều đó




4. Chuyện ngụ ngôn kinh doanh "Chó và Chuột"


Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịungọt thương lượng với chó:
- Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếngthịt.


Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:


- Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.


Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!


Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lậtđổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.


5. Quan huyện


Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tạiđó thường có một con hổ
dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt.
Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quannọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đócon hổ dữ kia dời khỏi Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, chorằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm.
Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơikhác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất trị. Viên quannghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm
được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách núi cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì... không quản được dân.


Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm
được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý
tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lênlỗi thời.




Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường thay đổi,thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!


6. "Mèo đen mời khách"


Mèo đen mời Sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chânchuột nướng... để thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơndương ăn, và mình cũng ngồi
ăn ngon lành.


Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồncào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơndương ngập ngừng nói:


- Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!


Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặmcỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơndương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảmơn thịnh tình của mèo đen.


Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rấtphong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới,và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thựclà một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điềunày có xảy ra không?




7. Câu chuyện kinh doanh - Làm mũ cho vua nhổ gaicho hổ


Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làngđể sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việckhéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ôngcó thể nuôi sống cả gia đình.


Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng nhưmọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.


Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rấtgần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá củaHoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ôngvội dập đầu lia lịa xin tha tội.


Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượngnhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông làmột người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhàvua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.


Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện.Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý,thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.


Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vôvùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hìnhnhư không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trướclên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.


Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chânnó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.


Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từhôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, màtreo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung:"Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ".


Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sasút, khiến gia đình khốn đốn.


Bài học kinh doanh: Sai lầm của người thợ rèn là ônglấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty "phất" lên nhờ một cơ hội đặc biệt.Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty đểđiều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường,không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luônxác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mớicó thể tồn tại được.





8. Gà tây và bò tót


Gà tây nói với Bò tót:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi. - Bò tót khuyên.


Gà tây mổ phân của Bò tót và thấythực sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ănmột ít phân bò, Gà tây nhảy được đếncành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tớingọn cây. Không lâu sau đó, Gà tâybị một bác nông dân bắn rơi.


Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.


9. Chú chim non


Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đôngcứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằmđó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bịđông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấmlên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chúmèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôiChim non ra rồi ăn thịt.


Bài học rút ra:
1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hay im lặng.




10. Bài học sâu sắc

Tiến sĩ Vương An là một nhân vật được ca ngợi trong giới kinh doanh Mỹ. Anh ta bắt đầu với 600 đôla, mà bây giờ số vốn kinh doanh đã lên đến hàng tỷ.


'Bài học' lớn nhất ảnh hưởng tới cả đời anh ta là khi còn 6 tuổi. Một hôm, Vương An ra ngoài nhà chơi, lúc đi qua một cây lớn thì bỗng có gì rơi vào đầu. Cậu bé An giơ tay ra tóm lấy, thì ra là tổ chim.
Sợ cứt chim làm bẩn quần áo, cậu ta vội vứt tổ chim xuống đất, thấy một con chim sẻ lăn ra kêu chíp chíp. Cậu ta thích quá, quyết định mang nó về nuôi, thế là đem theo cả tổ chim về nhà.
Về tới cửa nhà, bỗng Vương An nhớ ra rằng, mẹ không cho phép nuôi động vật nhỏ trong nhà. Cậu nhẹ nhàng đặt con chim sẻ ngoài cửa, rồi vội vào xin phép mẹ.
Do cậu bé cứ khẩn nài mãi, người mẹ mới phá lệ, đồng ý với yêu cầu của con trai. Vương An phấn khởi chạy ra cửa, thì không ngờ chẳng thấy chim sẻ đâu nữa, chỉ có con mèo đen đang còn liếm mép ở đó. Hoá ra khi cậu vào xin mẹ, thì con chim sẻ non đã bị mèo đen ăn gọn rồi! Vì việc này mà Vương An buồn rất lâu.

Bài học kinh doanh: Khi thấy sự việc đã đúng thì quyết không do dự, cần phải lập tức có hành động phù hợp.




11. Chuyện ngụ ngôn Kinh Doanh: Cá kiếm và mèo

Cá kiếm có bộ răng rất chắc và sắc. Vào một ngày nọ, nó bỗng giở chứng, đòi hỏi “tuyệt kỹ” của mèo là bắt chuột.
Mèo ngạc nhiên hỏi:
- Cái gì? Ôi, bạn thân mến của tôi, anh có thể làm được việc đó sao?
- Bắt chuột thì có gì ghê gớm. Ngoài biển tôi chả bắt cá lô suốt ngày sao?
- Thôi được, anh đừng quên là tôi đã cảnh cáo anh rồi đấy.
Nói rồi mèo và cá kiếm mò vào kho và mai phục.
Chỉ một lúc sau mèo đã bắt được chuột. Sau khi chơi đùa thoả thích rồi ăn một bữa no nê, mèo ta mới nhớ đến cậu bạn cá kiếm của mình. Khốn khổ thay, lúc đó cá kiếm đã bị chuột gặm hết cả đuôi, chỉ còn thở thoi thóp. Thấy vậy, mèo bèn đỡ cá kiếm dậy, thả nó trở lại biển khơi.
Bài học kinh doanh: Mọi người thường nói, người ngoài thì đừng có nói đến chuyện trong nghề. Trên thương trường cũng có rất nhiều công ty cho rằng đã làm rất tốt trong lĩnh vực của mình rồi, và muốn lấn sân sang lĩnh vực khác mà không tự trang bị cho mình kỹ năng cạnh tranh cơ bản. Bởi vậy, thất bại là điều không thể tránh khỏi.



12. Câu chuyện KD: Tiết kiệm ánh sáng mặt trời

Một công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng tuyển nhân viên nghiệp vụ với mức lương vô cùng hấp dẫn. Có rất nhiều người đến xin thi tuyển. Trong số đó có một ứng viên trẻ tuổi có điều kiện rất tốt, tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng, lại có kinh nghiệm làm việc ba năm ở một công ty nước ngoài.
Vì vậy khi đứng trước ban tuyển dụng, anh tỏ ra rất tự tin. Vị chủ khảo bắt đầu hỏi anh:

- Công việc cụ thể của anh khi ở công ty nước ngoài là gì?

- Tôi nghiên cứu trồng rau xanh.

- Vậy theo anh, đối với một nhân viên nghiệp vụ thì khách hàng quan trọng hay sản phẩm quan trọng?

Anh thanh niên suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi nghĩ khách hàng là quan trọng.
Chủ khảo nhìn anh ta một lần nữa rồi hỏi:
- Anh nghiên cứu rau xanh thì cũng biết là trong các loại rau, cây đuôi chồn chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật. Trước đây tiêu thụ rất tốt, sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu. Nhưng mấy năm trở lại đây, các công ty nước ngoài lại không đặt hàng nữa. Theo anh là vì sao?

- Vì rau không tốt!

- Anh thử nói xem vì sao lại không tốt.

- Ừm...Người thanh niên dừng lại trong giây lát rồi tiếp tục - Vì chất lượng không tốt.

Chủ khảo nhìn lại anh ta rồi nói:

- Tôi dám khẳng định là anh chưa từng ra ruộng rau!

Người thanh niên nhìn vị chủ khảo, im lặng trong ba mươi giây, không tỏ vẻ đồng ý hay phản đối phán đoán vừa rồi, mà hỏi lại:

- Ngài có thể nói là tại sao ngài lại biết tôi chưa từng ra ruộng rau được không?

- Nếu anh đã từng đến ruộng rau thì anh phải biết tại sao rau lại không tốt. Thời gian thu hoạch cây đuôi chồn tốt nhất là trong vòng trên dưới mười ngày. Lúc đó cây đang xanh tươi nhất và cũng ngon nhất, thu hoạch sớm cũng không được, mà muộn cũng không được. Sau đó, phải để dưới đất phơi nắng một ngày, ngày hôm sau lại lật lên và phơi tiếp một ngày nữa để nước trong rau bốc hơi hết. Xong xuôi, sẽ bó rau thành từng bó và đóng gói. Khi sử dụng chỉ cần nhúng rau vào nước một chút là được. Nhưng bây giờ, để tiết kiệm thời gian và bán được nhiều hàng, người nông dân sau khi lấy rau về không phơi nắng nữa, mà chất rau vào lò sấy. Như vậy chỉ cần có hai tiếng là rau đã khô. Cách gia công này khiến rau nhìn bề ngoài không thay đổi, nhưng khi ăn, dù có ngâm thế nào cũng vẫn cứ dai và cứng như là rau đã già, không thể ăn được. Các công ty nước ngoài sau khi phát hiện đã cảnh cáo chúng ta một lần, rồi hai lần mà tình hình vẫn không có gì tiến triển, nên họ mới quyết định không đăt hàng nữa.

Anh thanh niên nghe xong, cúi đầu xấu hổ:

- Đúng là tôi chưa từng đi đến đơn vị sản xuất nên không biết được chuyện ngài vừa nói.

Anh thanh niên lòng đầy tiếc nuối bước ra khỏi trụ sở công ty. Anh ta là ứng viên có nhiều triển vọng nhất, nhưng cuối cùng lại không được lựa chọn. Kết quả này chúng ta đã biết ngay sau khi ra khỏi phòng thi. Anh biết rất rõ rằng, một công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng như vậy sẽ không bao giờ tuyển dụng một nhân viên, tuy có kinh nghiệm làm viêc ba năm nhưng toàn đi ăn nhậu, bù khú với khách hàng, mà không hề bước chân xuống thực địa như anh. Anh cũng giống như những người nông dân muốn có nhiều cây đuôi chồn kia, muốn tiết kiệm hai ngày phơi nắng, nhưng cuối cùng chính họ hoá ra lại bị...' phơi áo'.

Bài học kinh doanh: Kinh nghiệm không hẳn là đồng nghĩa với năng lực. Năng lực chỉ thuộc về những người chăm chỉ làm việc và biết suy nghĩ trước sau thật thấu đáo.




13. Câu chuyện kinh doanh - Ngố như gà gỗ


Có một người họ Kỷ chuyên luyện gà cho vua Tề. Những con gà này không phải là gà bình thường mà là những con gà chọi để thi đấu.
Mới nuôi được có mười ngày , Tề vương đã sốt sắng hỏi:
- Ngươi luyện được chưa?
- Thưa, vẫn chưa được. Hiện chúng vẫn còn rất kiêu ngạo.
Mười ngày trôi qua, vua Tề lại sai người đến giục. Kỷ tiên sinh bảo:
- Vẫn chưa được! Khi nhìn thấy bóng người, nghe thấy tiếng người, chúng vẫn rất sợ hãi.
Lại là mười ngày nữa, vua Tề đã sốt ruột lắm nhưng Kỷ tiên sinh vẫn một mực:
- Chưa được. Cần luyện cho chúng mắt sáng quắc, có khí thế nuốt tươi địch thủ mới được.
Mười ngày sau, Tề Vương thất vọng đến xem con gà chọi của mình. Không ngờ, Kỷ tiên sinh tâu:
- Cũng tạm được rồi! Tuy có lúc vẫn còn kêu, nhưng đã không sợ hãi nữa, nhìn nó cứ tưởng gà làm bằng gỗ vậy. Các mặt căn bản cũng đã chuẩn bị chu đáo. Những con gà khác đều không dám đến khiêu khích nó, mà bỏ chạy xa cả...

Bài học kinh doanh:

"Ngố như gà gỗ" kì thực không phải là ngố thật, mà là có thể thi đấu, có thể chiến thắng mọi con gà khác. Những con nhảy nhót tung trời, kiêu ngạo không phải là những con gà hay. Những con có ánh mắt kiên nghị nhìn thẳng vào đối thủ, cơ gân không động đậy, sắc mặt như gỗ, mới chính là cao thủ; căn bản không cần xuất chiêu mà đã làm đối thủ, sợ hãi, chạy dài.

<sưu tầm>

 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,725
Thành viên mới nhất
premierhomecare
Back
Bên trên