Quyết sách mới về phòng, chống rửa tiền

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tội phạm rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp kiên quyết đối với vấn đề này.

Tầm ngắm của tội phạm rửa tiền

Tội phạm rửa tiền có thể xâm nhập vào bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế nhằm tạo ra công cụ để thực hiện hành vi hợp pháp hóa đồng tiền bất minh. Trong đó, ngân hàng được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ cao lọt vào “tầm ngắm” của loại tội phạm này. Trên thực tế, thời gian qua đã xuất hiện một số vụ rửa tiền của các đối tượng, băng nhóm tội phạm từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng thực hiện hành vi này thông qua việc sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) để rửa tiền bất hợp pháp vào tài khoản này.

Điển hình như vụ án rửa tiền xuyên quốc gia của 2 đối tượng quốc tịch Mozambique với tổng giá trị quy đổi lên tới 7,44 tỷ đồng, đã được lực lượng chức năng phát hiện vào năm 2008. Đây là vụ án đánh cắp tiền từ tài khoản nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam thông qua tài khoản tại hai NHTM ở Đà Nẵng và Bà Rịa –Vũng Tàu. Hay như vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh nhân người Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD và hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền.

Trước đó, cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng quốc tịch Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh có nghi vấn rửa tiền khi mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh và nhận hơn 3,2 triệu USD chuyển từ nước ngoài, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và nước ngoài thông qua các tài khoản này. Lực lượng công an Việt Nam và Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) cảnh báo rằng, nhiều giao dịch có nghi vấn liên quan đến hành vi rửa tiền cũng đã được phát hiện thời gian gần đây.

Quyết sách kịp thời

Nhằm hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn nữa các biện pháp phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thực hiện và thích ứng được trước thời kỳ mới, ngày 11/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT.

Theo đó, về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, Thông tư 31/2014/ TT-NHNN sửa đổi yêu cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng và đối tượng báo cáo của các tổ chức này phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Như vậy, thời gian thu thập thông tin đã được rút ngắn hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN trước đó (6 tháng gần nhất); thời gian cập nhật thông tin khách hàng cũng dài hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN là 6 tháng một lần, góp phần hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin từ khách hàng.

Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục PCRT, tạo điều kiện giúp các tổ chức tài chính dễ dàng thực hiện. Theo đó, các tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Cụ thể hóa trách nhiệm cũng như các biện pháp PCRT trong phạm vi các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã bổ sung thêm quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về PCRT tại các tổ chức này; công tác kiểm toán nội bộ về PCRT phải được tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan triển khai hàng năm; định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách PCRT và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ PCRT… Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa dài hạn trong công tác PCRT, giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro rửa tiền có thể xảy ra.

Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước)
Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng

Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng để phát hiện các giao dịch đáng ngờ và là điểm khởi đầu để khởi động quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện triệt để quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; đồng thời, tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phát hiện các giao dịch đáng ngờ cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - ngân hàng
Cần thông thoáng hơn về khai báo thông tin

Với quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin, bản thân các ngân hàng phải làm sao để bảo vệ thông tin khách hàng. So với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN, những quy định trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN về khai báo thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng giao dịch đã được gỡ bỏ khá nhiều và thực tế triển khai là không hề khó. Bởi vì, không phải chỉ có giao dịch lớn ngân hàng mới yêu cầu khách hàng kê khai thông tin chi tiết mà ngay cả với những dịch vụ thông thường như mở tài khoản… cũng đã được hệ thống ngân hàng yêu cầu khai báo thông tin.

Theo: tapchitaichinh.vn
 
Quyết sách này được áp dụng vào năm 2013 đúng không bạn ơi?
 
Quyết tâm phòng chống rửa tiền, không biết ra quyết sách xong có thực hiện được không?
 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tội phạm rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp kiên quyết đối với vấn đề này.

Tầm ngắm của tội phạm rửa tiền

Tội phạm rửa tiền có thể xâm nhập vào bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế nhằm tạo ra công cụ để thực hiện hành vi hợp pháp hóa đồng tiền bất minh. Trong đó, ngân hàng được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ cao lọt vào “tầm ngắm” của loại tội phạm này. Trên thực tế, thời gian qua đã xuất hiện một số vụ rửa tiền của các đối tượng, băng nhóm tội phạm từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng thực hiện hành vi này thông qua việc sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) để rửa tiền bất hợp pháp vào tài khoản này.

Điển hình như vụ án rửa tiền xuyên quốc gia của 2 đối tượng quốc tịch Mozambique với tổng giá trị quy đổi lên tới 7,44 tỷ đồng, đã được lực lượng chức năng phát hiện vào năm 2008. Đây là vụ án đánh cắp tiền từ tài khoản nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam thông qua tài khoản tại hai NHTM ở Đà Nẵng và Bà Rịa –Vũng Tàu. Hay như vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh nhân người Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD và hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền.

Trước đó, cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng quốc tịch Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh có nghi vấn rửa tiền khi mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh và nhận hơn 3,2 triệu USD chuyển từ nước ngoài, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và nước ngoài thông qua các tài khoản này. Lực lượng công an Việt Nam và Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) cảnh báo rằng, nhiều giao dịch có nghi vấn liên quan đến hành vi rửa tiền cũng đã được phát hiện thời gian gần đây.

Quyết sách kịp thời

Nhằm hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn nữa các biện pháp phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thực hiện và thích ứng được trước thời kỳ mới, ngày 11/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT.

Theo đó, về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, Thông tư 31/2014/ TT-NHNN sửa đổi yêu cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng và đối tượng báo cáo của các tổ chức này phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Như vậy, thời gian thu thập thông tin đã được rút ngắn hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN trước đó (6 tháng gần nhất); thời gian cập nhật thông tin khách hàng cũng dài hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN là 6 tháng một lần, góp phần hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin từ khách hàng.

Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục PCRT, tạo điều kiện giúp các tổ chức tài chính dễ dàng thực hiện. Theo đó, các tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Cụ thể hóa trách nhiệm cũng như các biện pháp PCRT trong phạm vi các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã bổ sung thêm quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về PCRT tại các tổ chức này; công tác kiểm toán nội bộ về PCRT phải được tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan triển khai hàng năm; định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách PCRT và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ PCRT… Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa dài hạn trong công tác PCRT, giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro rửa tiền có thể xảy ra.

Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước)
Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng

Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng để phát hiện các giao dịch đáng ngờ và là điểm khởi đầu để khởi động quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện triệt để quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; đồng thời, tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phát hiện các giao dịch đáng ngờ cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - ngân hàng
Cần thông thoáng hơn về khai báo thông tin

Với quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin, bản thân các ngân hàng phải làm sao để bảo vệ thông tin khách hàng. So với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN, những quy định trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN về khai báo thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng giao dịch đã được gỡ bỏ khá nhiều và thực tế triển khai là không hề khó. Bởi vì, không phải chỉ có giao dịch lớn ngân hàng mới yêu cầu khách hàng kê khai thông tin chi tiết mà ngay cả với những dịch vụ thông thường như mở tài khoản… cũng đã được hệ thống ngân hàng yêu cầu khai báo thông tin.

Theo: tapchitaichinh.vn
hay
 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tội phạm rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp kiên quyết đối với vấn đề này.

Tầm ngắm của tội phạm rửa tiền

Tội phạm rửa tiền có thể xâm nhập vào bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế nhằm tạo ra công cụ để thực hiện hành vi hợp pháp hóa đồng tiền bất minh. Trong đó, ngân hàng được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ cao lọt vào “tầm ngắm” của loại tội phạm này. Trên thực tế, thời gian qua đã xuất hiện một số vụ rửa tiền của các đối tượng, băng nhóm tội phạm từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng thực hiện hành vi này thông qua việc sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) để rửa tiền bất hợp pháp vào tài khoản này.

Điển hình như vụ án rửa tiền xuyên quốc gia của 2 đối tượng quốc tịch Mozambique với tổng giá trị quy đổi lên tới 7,44 tỷ đồng, đã được lực lượng chức năng phát hiện vào năm 2008. Đây là vụ án đánh cắp tiền từ tài khoản nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam thông qua tài khoản tại hai NHTM ở Đà Nẵng và Bà Rịa –Vũng Tàu. Hay như vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh nhân người Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD và hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền.

Trước đó, cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng quốc tịch Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh có nghi vấn rửa tiền khi mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh và nhận hơn 3,2 triệu USD chuyển từ nước ngoài, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và nước ngoài thông qua các tài khoản này. Lực lượng công an Việt Nam và Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) cảnh báo rằng, nhiều giao dịch có nghi vấn liên quan đến hành vi rửa tiền cũng đã được phát hiện thời gian gần đây.

Quyết sách kịp thời

Nhằm hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn nữa các biện pháp phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thực hiện và thích ứng được trước thời kỳ mới, ngày 11/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT.

Theo đó, về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, Thông tư 31/2014/ TT-NHNN sửa đổi yêu cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng và đối tượng báo cáo của các tổ chức này phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Như vậy, thời gian thu thập thông tin đã được rút ngắn hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN trước đó (6 tháng gần nhất); thời gian cập nhật thông tin khách hàng cũng dài hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN là 6 tháng một lần, góp phần hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin từ khách hàng.

Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục PCRT, tạo điều kiện giúp các tổ chức tài chính dễ dàng thực hiện. Theo đó, các tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Cụ thể hóa trách nhiệm cũng như các biện pháp PCRT trong phạm vi các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã bổ sung thêm quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về PCRT tại các tổ chức này; công tác kiểm toán nội bộ về PCRT phải được tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan triển khai hàng năm; định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách PCRT và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ PCRT… Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa dài hạn trong công tác PCRT, giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro rửa tiền có thể xảy ra.

Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước)
Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng

Nhận biết khách hàng là yếu tố quan trọng để phát hiện các giao dịch đáng ngờ và là điểm khởi đầu để khởi động quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện triệt để quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; đồng thời, tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phát hiện các giao dịch đáng ngờ cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - ngân hàng
Cần thông thoáng hơn về khai báo thông tin

Với quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin, bản thân các ngân hàng phải làm sao để bảo vệ thông tin khách hàng. So với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN, những quy định trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN về khai báo thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng giao dịch đã được gỡ bỏ khá nhiều và thực tế triển khai là không hề khó. Bởi vì, không phải chỉ có giao dịch lớn ngân hàng mới yêu cầu khách hàng kê khai thông tin chi tiết mà ngay cả với những dịch vụ thông thường như mở tài khoản… cũng đã được hệ thống ngân hàng yêu cầu khai báo thông tin.

Theo: tapchitaichinh.vn
hay
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,412
Thành viên mới nhất
qabootfive88
Back
Bên trên