Phân loại tín dụng ngân hàng

Phân loại tín dụng ngân hàng
1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng
– Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
– Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm; được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
– Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.

2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
– Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất…
– Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định.

3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
– Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
– Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
– Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác.

.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng
– Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.

– Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

– Tín dụng Nhà Nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài.
+ Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách.

5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ
– Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ.
– Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả
nợ là hai đối tượng khác nhau.

6. Căn cứ vào tính chất của khoản vay
– Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư
tài sản tương đương đảm bảo.
– Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,527
Thành viên mới nhất
ngoctai1312
Back
Bên trên