Linhth
Moderator
Khi thương lượng ký hợp đồng mua bán ngoại thương có điều kiện thanh toán bằng phương thức thư tín dụng trả chậm, ngoài các điều kiện cơ bản như chất lượng hàng hoá, giá cả, thời hạn trả chậm … các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường ít quan tâm đến yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ mở thư tín dụng trả chậm nhằm tối đa hoá cơ hội tài chính mà giao dịch có thể đem lại cũng như hạn chế rủi ro cho cả daonh nghiệp lẫn ngân hàng.
Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/01 của Thông đốc NHNN sử dụng thuật ngữ “thư tín dụng trả chậm” hoặc “LC trả chậm” để mô tả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Đây không phải là quy trình kỹ thuật nghiệp vụ mà chỉ là những quy định về điều kiện, phạm vi thực hiện nghiệp vụ mở LC trả chậm và một số quy định khác áp dụng đối với ngân hàng thực hiện mở LC trả chậm cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Về thời hạn thanh toán, thuật ngữ “thư tín dụng trả chậm” hoặc “LC trả chậm” xem như đã diễn đạt đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, về kỹ thuật, chúng ta cần phân biệt hai loại thư tín dụng được sử dụng để phục vụ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn. Đó là: Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance LC) và Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment LC).
Cả hai loại tín dụng chứng tư trả chậm này đêu cho phép nhà nhập khẩu trả chậm thông thường từ 60 ngày đến 180 ngày.
Với một thư tín dụng chấp nhận, việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức hối phiếu có kỳ hạn ký phát cho ngân hàng phát hành hay ngân hàng đại lý được chỉ định (thường là ngân hàng xác nhận). Hối phiếu là một lệnh chi vô điều kiện, là bằng chứng của nghĩa vụ thanh toán trừu tượng. Do vậy, nghĩa vụ đó hoàn toàn tách rời với giao dịch (tín dụng chứng từ, hợp đồng mua bán …). Một khi hoàn thành các yêu cầu của thư tín dụng, người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận hối phiếu và gửi trả lại hối phiếu cho mình. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng mình để thanh toán khi đáo hạn hay để chiết khấu.
Với một thư tín dụng trả chậm không có hối phiếu, người thụ hưởng không được thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ mà sẽ được thanh toán vào một ngày trong tương lai được quy định trong thư tín dụng. Khi xuất trình chứng từ được yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện thư tín dụng, người thụ hưởng nhận được lời cam kết của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định. Do không có hối phiếu nên người thụ hưởng không thể chiết khấu để nhận tiền ngay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, cam kết thanh toán của ngân hàng có thể được dùng như một tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản ứng trước tiền hàng.
Như vậy, phương thức thanh toán tín dụng chấp nhận có lợi cho nhà xuất khẩu hơn. Cơ hội tài chính của nhà xuất khẩu được tận dụng: mặc dù bán theo phương thức trả chậm nhưng nhà xuất khẩu lại có thể nhận tiền ngay như thư tín dụng trả ngay (LC at sight) bằng cách chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận. Khi cần thiết, ngân hàng chiết khấu hối phiếu cũng có thể đem hối phiếu giao dịch trên thị trường mua bán nợ (forfaiting market).
Còn đối với nhà nhập khẩu hai loại thư tín dụng đó ảnh hưởng như thế nào ? Về mặt hiệu quả kinh tế, một thư tín dụng trả chậm (không có hối phiếu) cũng tương đương như một thư tín dụng chấp nhận (có hối phiếu trả chậm). Mục đích của hai phương thức thanh toán trả chậm là cho phép nhà nhập khẩu có thời gian để thực hiện thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu bán được hàng trước khi khoản thanh toán đến hạn, nhà nhập khẩu có thể dùng số tiền hàng thu được để thanh toán khi đáo hạn. Bằng cách này, nhà nhập khẩu không cần ngân hàng tài trợ cho giao dịch. Tuy nhiên, qua một số trường hợp tranh chấp thực tế liên quan đến phương thức thư tín dụng trả chậm giữa các ngân hàng trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy rằng về kỹ thuật, nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm có hoặc không có hối phiếu đối khi có ảnh hưởng rất lớn về mặt kinh tế và sự lựa chọn đúng cũng sẽ giúp hạn chế được rủi ro cho nhàn nhập khẩu/ngân hàng phát hành thư trong trường hợp bị lừa đảo.
Kinh nghiệm từ thực tế tranh chấp liên quan đến thư tín dụng trả chậm giữa Banco Santander và Banque Paribas cho thấy mở thư tín dụng trả chậm (không có hối phiếu) đã giúp hạn chế rủi ro cho nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Phán quyết của Toà Thương mại Anh năm 1999 đối với vụ tranh chấp giữa Banco Santander và Banque Paribas liên quan đến thư tín dụng trả chậm đã được Toà Phúc thẩm Anh xử lại năm 200 với kết quả không thay đổi: Banco Santander.
Sự việc tóm tắt như sau:
Ngày 5/6/1998 Banque Paribas phát hành thư tín dụng trả chậm (Deferred payment LC) trị giá vào khoảng 18,5 triệu USD cho người hưởng là Bayfern Limited, xuất trình thanh toán tại ngân hàng xác nhận – Banco Santander theo phương thức trả chậm 180 ngày kể từ ngày vận đơn, tức là ngày 27/11/1998.
Ngày 15/6/98 Banco Santander tiếp nhận chứng từ từ người thụ hưởng trị giá 20,3 triệu USD. Các chứng từ trên bề mặt thể hiện phù hợp nên Banco Santander thoả thuận với người hưởng chiết khấu bộ chứng từ và ghi có số tiền 19,6 triệu USD vào tài khoản của người thụ hưởng tại Royal Bank of Scotland ngày 16/6/1998 trên cơ sở yêu cầu chiết khấu và can kết chuyển nhượng số tiền hàng theo LC của người thụ hưởng. Banque Paribá không nhận bất cứ thông báo nào về việc chuyển nhường tiền hàng theo LC.
Ngày 24/6/1998 Banque Paribas thông báo Banco Santander biết rằng bộ chứng từ được xuất trình và chấp nhận bởi Banco Santander là giả mạo.
Ngày 27/6/1998 cả hai ngân hàng đều nhận được thông báo về “tội lừa đảo được thành lập”.
Banco Santander khởi kiện Banque Paribas ra Toà Thương mại Anh rồi Tpà Phúc thẩm Anh và kết quả như đã nếu với lập luận như sau:
Banque Paribas (Ngân hàng Phát hành LC) chỉ uỷ quyền Banco Santander (Ngân hàng Xác nhận) cam kết sẽ thanh toán bộ chứng từ vào ngày đáo hạn, tức ngày 27/11/1998 và hứa sẽ hoàn trả Banco Santander khi Banco Santandẻ thực hiện trả tiền trên cơ sở cam kết trả chậm, tức là vào ngày 27/11/1998. Banque Paribas không yêu cầu Banco Santander chiết khấu chứng từ hay thanh toán trước ngày 27/11/1998. Nếu như Banco Santander không chiết khấu bộ chứng từ thì Banco Santander không có nghĩa vụ phải thanh toán vào ngày đáo hạn vì tội lừa đảo được thành lập trước ngày đáo hạn thanh toán và dĩ nhiên, ngân hàng phát hành cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả.
Toà án Pháp cũng từng xét xử một vụ tương tự với phán quyết giống như Toà án Anh quốc.
Trong trường hợp nêu trên, việc ngân hàng phát hành thư tín dụng trả chậm thắng kiện đồng nghĩa với việc nhập khẩu phải trả tiền. Nếu như việc mở LC trả chậm được ngân hàng phát hành theo phương thức thư tín dụng chấp nhận (có hối phiếu trả chậm) thì chắc chắn ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng xác nhận đã chiết khấu hối phiếu hoặc phải thanh toán cho người nắm giữ hối phiếu hợp lệ. (holder in due course). Điều này đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro trong trường hợp bị lừa đảo.
Năm 1996 một số ngân hàng phát hành LC và nhà nhập khẩu trả chậm Việt nam phải trả giá cho việc mở LC trả chậm theo hình thức thư tín dụng chấp nhận. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc Việt Nam ký hợp đồng gia công với Shinbang Co. Ltd (Hàn Quốc) có điều khoản thanh toán đối ứng, theo đó doanh nghiệp Việt Nam mở LC nhập nguyên liệu trả chậm 90 đến 180 ngày, Shingbang mở LC trả ngay nhập thành phẩm.
Nhận được bộ chứng từ, chấp nhận hối phiếu trả chậm và nhận được nguyên liệu, các doanh nghiệp Việt Nam tích cực gia công để kịp giao hàng cho nước ngoài nhưng khi sắp giao hàng thì mới nhận được tin thông quan văn phòng môi giới rằng Shingbang đã phá sản. Về lý thuyết, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể xuất hàng theo LC và ngân hàng phát hành LC trả ngay vẫn phải có trách nhiệm trả tiền nếu các chứng từ xuất trình phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xuất trình chứng từ phù hợp là không thể được do LC yêu cầu một số chứng từ do đại diện của Shingbang cấp. Cuối cùng doanh nghiệp Việt Nam đành ôm nguyên liệu, thành phẩm và cả sản phẩm dở dang không biết phải xử lý như thế nào trong khi đó đành phải ngậm ngùi thanh toán hối phiếu đáo hạn cho ngân hàng nước ngoài. Nếu như LC nhập hàng trả chậm được mở theo hình thức trả chậm không có hối phiếu (deferred payment LC) và biết được việc Shingbang phá sản trước ngày đáo hạn thanh toán thì tương tự như vụ Banco Santander - Banque Parisbas, phía Việt Nam có thể từ chối thanh toán tiền hàng cho Shingbang khi đáo hạn vì hệ quả của việc phá sản dẫn đến việc Shingbang đã vi phạm hợp đồng: không thực hiện nghĩa vụ bao tiêu sản phẩm. Hơn nữa, với thư tín dụng thanh toán chậm không có hối phiếu, ngân hàng nước ngoài nơi Shingbang xuất trình chứng từ cũng không thể thực hiện chiết khấu như đối với thư tín dụng chấp nhận. Rủi ro sẽ rơi vào chính Shingbang và có thể rơi vào chính ngân hàng nước ngoài nếu thực hiện chiết khấu bộ chứng từ như trường hợp của Banco Santander hoặc nếu đã thực hiện cho vay, ứng trước tiền hàng trên cơ sở bộ chứng từ đã được ngân hàng phát hành chấp nhận.
Vụ Shingbang liên quan đến nhiều doanh nghiệp cũng như ngân hàng Việt nam. Một số ngân hàng có bề dày kinh nghiệm thanh toán quốc tế đã giúp khách hàng thoát được cú lừa ngoạn mục bằng cách ràng buộc điều kiện thanh toán đối ứng vào LC trả chậm. Tuy nhiên, một số ngân hàng khác ít kinh nghiệm hơn đã không cứu được khách hàng của mình và cả hai đã phải cùng học bài học về thanh toán quốc tế. Nhà nhập khẩu Việt Nam phải gánh chịu rủi ro về tài chính nhưng nguyên nhân gây ra pơhần lớn thuộc về ngân hàng phát hành LC trả chậm: Thứ nhất, về nghiệp vụ, do quá tin tưởng vào LC trả ngay nhập thành phẩm do ngân hàng nước ngoài phát hành theo yêu cầu của Shingbang, ngân hàng Việt nam đã không tư vấn cho khách hàng của mình mở LC có điều khoản thanh toán đối ứng theo hợp đồng gia công, tức là việc thanh toán LC trả chậm hoặc hối phiếu đã được chấp nhận chỉ sau khi nhận được tiền hàng theo LC trả ngay; Thứ hai, mẫu yêu cầu mở thư tín dụng của các ngân hàng Việt Nam thường in sẵn một điều khoản thanh toán duy nhất: “thanh toán bằng hối phiếu ….. (available by beneficiary’s draft(s) at …. days sight/after B/L date for …..), do vậy, khách hàng yêu cầu mở LC trả chậm dường như chỉ có một sự chọn lựa duy nhất là mở thư tín dụng chấp nhận thay vì thư tín dụng trả chậm.
Qua một số tình huống nêu trên, có thể nhận thấy rằng tuỳ theo vai trò là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, việc vận dụng kỹ thuật mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm có thể giúp doanh nghiệp lợi dụng những cơ hội tài chính cũng như giúp hạn chế được một phần rủi ro. Với vai trò là nhà cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nên đề nghị nhà nhập khẩu mở LC chấp nhận (có hối phiếu trả chậm) để trong trường hợp cần vốn có thể chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận. Hơn nữa, trong trường hợp xấu nhất có những tranh chấp liên quan đến chất lượng hay quy cách hàng hoá hay các tranh chấp khác với nhà nhập khẩu, phía nước ngoài không thể áp dụng các biện pháp như lệnh sai áp của toà án nước ngoài nhằm giữ lại toàn bộ hay một khoản tiền hàng chờ giải quyết tranh chấp vì hối phiếu đã được chiết khấu, người thụ hưởng hối phiếu đã là người khác. Còn với vai trò là nhà nhập khẩu trả chậm, trừ phi nhà xuất khẩu khăng khăng yêu cầu phải là LC chấp nhận, nhà nhập khẩu/ngân hàng phát hành nên mở LC trả chậm để phòng những rủi ro tương tự như vụ Banco Santander hay Shingbang.
Sưu tầm
Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/01 của Thông đốc NHNN sử dụng thuật ngữ “thư tín dụng trả chậm” hoặc “LC trả chậm” để mô tả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Đây không phải là quy trình kỹ thuật nghiệp vụ mà chỉ là những quy định về điều kiện, phạm vi thực hiện nghiệp vụ mở LC trả chậm và một số quy định khác áp dụng đối với ngân hàng thực hiện mở LC trả chậm cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Về thời hạn thanh toán, thuật ngữ “thư tín dụng trả chậm” hoặc “LC trả chậm” xem như đã diễn đạt đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, về kỹ thuật, chúng ta cần phân biệt hai loại thư tín dụng được sử dụng để phục vụ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn. Đó là: Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance LC) và Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment LC).
Cả hai loại tín dụng chứng tư trả chậm này đêu cho phép nhà nhập khẩu trả chậm thông thường từ 60 ngày đến 180 ngày.
Với một thư tín dụng chấp nhận, việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức hối phiếu có kỳ hạn ký phát cho ngân hàng phát hành hay ngân hàng đại lý được chỉ định (thường là ngân hàng xác nhận). Hối phiếu là một lệnh chi vô điều kiện, là bằng chứng của nghĩa vụ thanh toán trừu tượng. Do vậy, nghĩa vụ đó hoàn toàn tách rời với giao dịch (tín dụng chứng từ, hợp đồng mua bán …). Một khi hoàn thành các yêu cầu của thư tín dụng, người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận hối phiếu và gửi trả lại hối phiếu cho mình. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng mình để thanh toán khi đáo hạn hay để chiết khấu.
Với một thư tín dụng trả chậm không có hối phiếu, người thụ hưởng không được thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ mà sẽ được thanh toán vào một ngày trong tương lai được quy định trong thư tín dụng. Khi xuất trình chứng từ được yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện thư tín dụng, người thụ hưởng nhận được lời cam kết của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định. Do không có hối phiếu nên người thụ hưởng không thể chiết khấu để nhận tiền ngay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, cam kết thanh toán của ngân hàng có thể được dùng như một tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản ứng trước tiền hàng.
Như vậy, phương thức thanh toán tín dụng chấp nhận có lợi cho nhà xuất khẩu hơn. Cơ hội tài chính của nhà xuất khẩu được tận dụng: mặc dù bán theo phương thức trả chậm nhưng nhà xuất khẩu lại có thể nhận tiền ngay như thư tín dụng trả ngay (LC at sight) bằng cách chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận. Khi cần thiết, ngân hàng chiết khấu hối phiếu cũng có thể đem hối phiếu giao dịch trên thị trường mua bán nợ (forfaiting market).
Còn đối với nhà nhập khẩu hai loại thư tín dụng đó ảnh hưởng như thế nào ? Về mặt hiệu quả kinh tế, một thư tín dụng trả chậm (không có hối phiếu) cũng tương đương như một thư tín dụng chấp nhận (có hối phiếu trả chậm). Mục đích của hai phương thức thanh toán trả chậm là cho phép nhà nhập khẩu có thời gian để thực hiện thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu bán được hàng trước khi khoản thanh toán đến hạn, nhà nhập khẩu có thể dùng số tiền hàng thu được để thanh toán khi đáo hạn. Bằng cách này, nhà nhập khẩu không cần ngân hàng tài trợ cho giao dịch. Tuy nhiên, qua một số trường hợp tranh chấp thực tế liên quan đến phương thức thư tín dụng trả chậm giữa các ngân hàng trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy rằng về kỹ thuật, nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm có hoặc không có hối phiếu đối khi có ảnh hưởng rất lớn về mặt kinh tế và sự lựa chọn đúng cũng sẽ giúp hạn chế được rủi ro cho nhàn nhập khẩu/ngân hàng phát hành thư trong trường hợp bị lừa đảo.
Kinh nghiệm từ thực tế tranh chấp liên quan đến thư tín dụng trả chậm giữa Banco Santander và Banque Paribas cho thấy mở thư tín dụng trả chậm (không có hối phiếu) đã giúp hạn chế rủi ro cho nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Phán quyết của Toà Thương mại Anh năm 1999 đối với vụ tranh chấp giữa Banco Santander và Banque Paribas liên quan đến thư tín dụng trả chậm đã được Toà Phúc thẩm Anh xử lại năm 200 với kết quả không thay đổi: Banco Santander.
Sự việc tóm tắt như sau:
Ngày 5/6/1998 Banque Paribas phát hành thư tín dụng trả chậm (Deferred payment LC) trị giá vào khoảng 18,5 triệu USD cho người hưởng là Bayfern Limited, xuất trình thanh toán tại ngân hàng xác nhận – Banco Santander theo phương thức trả chậm 180 ngày kể từ ngày vận đơn, tức là ngày 27/11/1998.
Ngày 15/6/98 Banco Santander tiếp nhận chứng từ từ người thụ hưởng trị giá 20,3 triệu USD. Các chứng từ trên bề mặt thể hiện phù hợp nên Banco Santander thoả thuận với người hưởng chiết khấu bộ chứng từ và ghi có số tiền 19,6 triệu USD vào tài khoản của người thụ hưởng tại Royal Bank of Scotland ngày 16/6/1998 trên cơ sở yêu cầu chiết khấu và can kết chuyển nhượng số tiền hàng theo LC của người thụ hưởng. Banque Paribá không nhận bất cứ thông báo nào về việc chuyển nhường tiền hàng theo LC.
Ngày 24/6/1998 Banque Paribas thông báo Banco Santander biết rằng bộ chứng từ được xuất trình và chấp nhận bởi Banco Santander là giả mạo.
Ngày 27/6/1998 cả hai ngân hàng đều nhận được thông báo về “tội lừa đảo được thành lập”.
Banco Santander khởi kiện Banque Paribas ra Toà Thương mại Anh rồi Tpà Phúc thẩm Anh và kết quả như đã nếu với lập luận như sau:
Banque Paribas (Ngân hàng Phát hành LC) chỉ uỷ quyền Banco Santander (Ngân hàng Xác nhận) cam kết sẽ thanh toán bộ chứng từ vào ngày đáo hạn, tức ngày 27/11/1998 và hứa sẽ hoàn trả Banco Santander khi Banco Santandẻ thực hiện trả tiền trên cơ sở cam kết trả chậm, tức là vào ngày 27/11/1998. Banque Paribas không yêu cầu Banco Santander chiết khấu chứng từ hay thanh toán trước ngày 27/11/1998. Nếu như Banco Santander không chiết khấu bộ chứng từ thì Banco Santander không có nghĩa vụ phải thanh toán vào ngày đáo hạn vì tội lừa đảo được thành lập trước ngày đáo hạn thanh toán và dĩ nhiên, ngân hàng phát hành cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả.
Toà án Pháp cũng từng xét xử một vụ tương tự với phán quyết giống như Toà án Anh quốc.
Trong trường hợp nêu trên, việc ngân hàng phát hành thư tín dụng trả chậm thắng kiện đồng nghĩa với việc nhập khẩu phải trả tiền. Nếu như việc mở LC trả chậm được ngân hàng phát hành theo phương thức thư tín dụng chấp nhận (có hối phiếu trả chậm) thì chắc chắn ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng xác nhận đã chiết khấu hối phiếu hoặc phải thanh toán cho người nắm giữ hối phiếu hợp lệ. (holder in due course). Điều này đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro trong trường hợp bị lừa đảo.
Năm 1996 một số ngân hàng phát hành LC và nhà nhập khẩu trả chậm Việt nam phải trả giá cho việc mở LC trả chậm theo hình thức thư tín dụng chấp nhận. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc Việt Nam ký hợp đồng gia công với Shinbang Co. Ltd (Hàn Quốc) có điều khoản thanh toán đối ứng, theo đó doanh nghiệp Việt Nam mở LC nhập nguyên liệu trả chậm 90 đến 180 ngày, Shingbang mở LC trả ngay nhập thành phẩm.
Nhận được bộ chứng từ, chấp nhận hối phiếu trả chậm và nhận được nguyên liệu, các doanh nghiệp Việt Nam tích cực gia công để kịp giao hàng cho nước ngoài nhưng khi sắp giao hàng thì mới nhận được tin thông quan văn phòng môi giới rằng Shingbang đã phá sản. Về lý thuyết, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể xuất hàng theo LC và ngân hàng phát hành LC trả ngay vẫn phải có trách nhiệm trả tiền nếu các chứng từ xuất trình phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xuất trình chứng từ phù hợp là không thể được do LC yêu cầu một số chứng từ do đại diện của Shingbang cấp. Cuối cùng doanh nghiệp Việt Nam đành ôm nguyên liệu, thành phẩm và cả sản phẩm dở dang không biết phải xử lý như thế nào trong khi đó đành phải ngậm ngùi thanh toán hối phiếu đáo hạn cho ngân hàng nước ngoài. Nếu như LC nhập hàng trả chậm được mở theo hình thức trả chậm không có hối phiếu (deferred payment LC) và biết được việc Shingbang phá sản trước ngày đáo hạn thanh toán thì tương tự như vụ Banco Santander - Banque Parisbas, phía Việt Nam có thể từ chối thanh toán tiền hàng cho Shingbang khi đáo hạn vì hệ quả của việc phá sản dẫn đến việc Shingbang đã vi phạm hợp đồng: không thực hiện nghĩa vụ bao tiêu sản phẩm. Hơn nữa, với thư tín dụng thanh toán chậm không có hối phiếu, ngân hàng nước ngoài nơi Shingbang xuất trình chứng từ cũng không thể thực hiện chiết khấu như đối với thư tín dụng chấp nhận. Rủi ro sẽ rơi vào chính Shingbang và có thể rơi vào chính ngân hàng nước ngoài nếu thực hiện chiết khấu bộ chứng từ như trường hợp của Banco Santander hoặc nếu đã thực hiện cho vay, ứng trước tiền hàng trên cơ sở bộ chứng từ đã được ngân hàng phát hành chấp nhận.
Vụ Shingbang liên quan đến nhiều doanh nghiệp cũng như ngân hàng Việt nam. Một số ngân hàng có bề dày kinh nghiệm thanh toán quốc tế đã giúp khách hàng thoát được cú lừa ngoạn mục bằng cách ràng buộc điều kiện thanh toán đối ứng vào LC trả chậm. Tuy nhiên, một số ngân hàng khác ít kinh nghiệm hơn đã không cứu được khách hàng của mình và cả hai đã phải cùng học bài học về thanh toán quốc tế. Nhà nhập khẩu Việt Nam phải gánh chịu rủi ro về tài chính nhưng nguyên nhân gây ra pơhần lớn thuộc về ngân hàng phát hành LC trả chậm: Thứ nhất, về nghiệp vụ, do quá tin tưởng vào LC trả ngay nhập thành phẩm do ngân hàng nước ngoài phát hành theo yêu cầu của Shingbang, ngân hàng Việt nam đã không tư vấn cho khách hàng của mình mở LC có điều khoản thanh toán đối ứng theo hợp đồng gia công, tức là việc thanh toán LC trả chậm hoặc hối phiếu đã được chấp nhận chỉ sau khi nhận được tiền hàng theo LC trả ngay; Thứ hai, mẫu yêu cầu mở thư tín dụng của các ngân hàng Việt Nam thường in sẵn một điều khoản thanh toán duy nhất: “thanh toán bằng hối phiếu ….. (available by beneficiary’s draft(s) at …. days sight/after B/L date for …..), do vậy, khách hàng yêu cầu mở LC trả chậm dường như chỉ có một sự chọn lựa duy nhất là mở thư tín dụng chấp nhận thay vì thư tín dụng trả chậm.
Qua một số tình huống nêu trên, có thể nhận thấy rằng tuỳ theo vai trò là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, việc vận dụng kỹ thuật mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm có thể giúp doanh nghiệp lợi dụng những cơ hội tài chính cũng như giúp hạn chế được một phần rủi ro. Với vai trò là nhà cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nên đề nghị nhà nhập khẩu mở LC chấp nhận (có hối phiếu trả chậm) để trong trường hợp cần vốn có thể chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận. Hơn nữa, trong trường hợp xấu nhất có những tranh chấp liên quan đến chất lượng hay quy cách hàng hoá hay các tranh chấp khác với nhà nhập khẩu, phía nước ngoài không thể áp dụng các biện pháp như lệnh sai áp của toà án nước ngoài nhằm giữ lại toàn bộ hay một khoản tiền hàng chờ giải quyết tranh chấp vì hối phiếu đã được chiết khấu, người thụ hưởng hối phiếu đã là người khác. Còn với vai trò là nhà nhập khẩu trả chậm, trừ phi nhà xuất khẩu khăng khăng yêu cầu phải là LC chấp nhận, nhà nhập khẩu/ngân hàng phát hành nên mở LC trả chậm để phòng những rủi ro tương tự như vụ Banco Santander hay Shingbang.
Sưu tầm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: