Nữ sinh tỏ bày tâm tình với nhà tuyển dụng

  • Bắt đầu Bắt đầu phuong1290
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Tôi – một con bé tỉnh lẻ, chẳng có gì ngoài một nỗ lực học tập sao cho thật tốt nơi đô thi phồn hoa đề sau này có một việc làm ổn định, xứng đáng với những gì mà bản thân và gia đình đã bỏ ra.

>>> Cách vứt CV của bạn vào thùng rác của nhà tuyển dụng…?!!!

Tôi – một con bé 21 tuổi, chập chứng bước vào đời bằng vồn kiến thức ít ỏi trong nhà trường. Tập đi những bước đầu tiên, nhẹ, ngắn thôi nhưng ngã thì cũng đau đớn lắm đấy.

Khóa chúng tôi có hơn 100 sinh viên chia ra thành các chuyên ngành học khác nhau. Đứa theo Sở hữu trí tuệ, đứa theo Khoa học Công nghệ, đứa lại theo Chính sách xã hội. Còn tôi, tôi theo Quản trị nhân lực. Chẳng có gì ngoài mấy môn chuyên ngành phụ giúp cho công việc chuyên môn, chẳng có gì ngoài niềm đam mê khao khát được làm việc. Tôi cũng như bao bạn bè khác, làm hồ sơ, đi phỏng vấn để mong có một nơi thực tập tốt nghiệp cho đúng nghĩa của nó.

[TABLE="width: 400, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"] Tân cử nhân tại sàn giao dịch việc làm. Ảnh: Lê Anh Dũng
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Tôi đi phỏng vấn rất nhiều nơi và thất bại thì cũng không phải là ít. Tôi cũng chẳng hiểu vì tôi yếu về kỹ năng phỏng vấn, tôi trả lời không đạt hay vì một lý do nào đó mà đến giờ tôi chưa vẫn thấm thía nhưng tôi chỉ muốn được nói rằng: nếu không cho chúng tôi cơ hội thì làm sao chúng tôi có thể chứng minh?

- Em học trường gì vậy?

- Em học Nhân văn chị ạ.

- Em học Khoa gì ở trường đó mà lại xin vào vị trí Thực tập Nhân sự?

- Em học Khoa Quản lý, chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực chị ạ.

- Trường đó mà cũng đào tao về Nhân sự sao?

- Vâng…

Đó là câu hỏi đã quá quen thuộc mà tôi có lẽ đi tới nơi nào phỏng vấn cũng được “chào hỏi và làm quen” như thế từ chính những ứng viên hay từ chính nhà tuyển dụng.

Những câu hỏi đó làm tôi nhiều khi thấy thật mất tự tin và thấy mình “thấp” hơn những bạn đã tốt nghiệp các trường khác đào tạo về Nhân sự.

Nhưng Nhân sự trường Nhân văn thì sao? Có thể chúng tôi không tư duy nhanh nhạy trong một số trường hợp, có thể chúng tôi không được học nhiều và kỹ các môn chuyên ngành như các trường khác nhưng đã có ai thực sự hiểu về nghề Nhân sự? Đâu phải Nhân sự chỉ là tính tiền lương? Là định mức? Là tuyển dụng? Là đào tạo? Nhân sự là một nghề không đơn giản và riêng lẻ như thế, đó là một nghề tổng hợp và cũng cần những con người biết “tổng hợp”.

Lần đi thực tập thực tế (cuối năm 3), tôi đã tự tin và thấy hãnh diện vì mình học Nhân sự tại Nhân văn.

Tôi không dám đề cao mình, không dám hạ thấp bất kỳ một trường nào vì mỗi trường đào tạo theo một tiêu chí khác mặc dù nó là một ngành chung nhưng tôi hài lòng một phần vì tôi đã chọn ngành Nhân sự trường tôi. Có ai đã từng nghĩ mối quan hệ và xây dựng, duy trì mối quan hệ giữa con người với con người là yếu tố quan trọng nhất trong nghề Nhân sự chưa? Kỹ năng làm việc với con người mới là quan trọng nhất trong nhân sự chưa? Nếu ai đã từng nghĩ thế thì tôi tin rằng sinh viên Nhân văn không thua kém ai.

Thực tập tốt nghiệp đợt này, tôi cũng tự tìm cho mình một cơ hội, một lối đi riêng nhưng xem chừng thật khó.

Đọc xong yêu cầu công việc của một nhà tuyển dụng đang tuyển vị trí thực tập Nhân sự cho công ty mà tôi… choáng váng. Mọi điều kiện tôi thấy rất phù hợp với mình nhưng rồi một dòng chữ in đậm làm tôi “chột dạ”: Yêu cầu học chuyên ngành nhân sự khối ngành kinh tế.

Cảm xúc trong tôi lúc này chắc cũng không khác gì cảm xúc của những bạn sinh viên trường Đại học Ngoại thương khi nhìn thấy mẩu tin tuyển dụng: “Không tuyển sinh viên Ngoại thương” ngày trước.

Là gì nhỉ? Tôi lấy gì ra để chứng minh và lấy gì ra để giải thích cho điều này? Thực sự chỉ có một điều duy nhất: có lẽ cử nhân học chuyên ngành Nhân sự - Nhân văn kém hơn cử nhân học Nhân sự các trường khác?

Mọi người vẫn thường nghe câu “thiếu gì thì cần lấy” vậy tại sao các nhà tuyển dụng không thử một lần đặt giả thiết và giải bài toán này nhỉ?

Tôi là một sinh viên Nhân văn, đánh giá khách quan của tôi về chương trình đào tạo của trường đó là: sơ sài, thiếu chuyên sâu. Chính vì vậy, sinh viên ra trường mới lúng túng và mới bị tẩy chay như thế.

Thế nhưng, tôi muốn đặt một câu hỏi: liệu tất cả các trường khác có chắc chắn rằng được đào tạo hơn chúng tôi hay không? Và nếu hơn sẽ là hơn bao nhiêu %? Các nhà tuyển dụng đã bao giờ đi làm một cuộc điều tra, rà soát về “nhu cầu được làm” của sinh viên các trường hay chưa? (Nhu cầu được làm ở ngay trong kỳ thực tập tốt nghiệp)?

Tôi dám khẳng định rằng chúng tôi và ngay cả bản thân tôi mong ước và khao khát được làm việc, được xâm nhập thực tế nhiều hơn thế. Một báo cáo đẹp, một số điểm cao, sinh viên nào không muốn, nhưng song song với đó, tôi và các bạn tôi mong muốn được nhiều và nhiều hơn thế.

Tôi mong có được một điều gì đó đằng sau thời gian thực tập và bản báo cáo có dấu, có những lời khen “chắp cánh” ấy. Có ai đã từng khóc, đã từng dằn vặt, đã từng lặn lội đi khắp các công ty để xin vào thực tập, được đi phỏng vấn chỉ để được thực tập theo đúng nghĩa của nó?

Và tôi muốn biết một nhà tuyển dụng mong muốn có một người có nhiều kiến thức, kỹ năng hơn (tạm gọi là thế) nhưng chỉ cần đến, làm nhàng nhàng và viết báo cáo hay thích một người thiếu thốn đấy nhưng có sự vươn lên, khao khát được học hỏi và làm việc? Đó cũng là câu trả lời cho câu “thiếu gì thì cần lấy” ở trên của tôi.

Kinh tế khó khăn, các công ty lớn cắt giảm nhân sự, công ty nhỏ thì lao đao, sinh viên ra trường muốn đi xin việc làm nhưng chỗ nào cũng phải kinh nghiệm vậy cái nghịch lý này ai sẽ giải quyết? Ai sẽ đưa ra phương án? Các trường đại học thì ồ ạt mở ra, ngành nào hot thì đổ xô vào học, đổ xô đào tạo mà chẳng cần biết đầu ra mai sau sẽ thế nào? Và cuối cùng ai chịu hậu quả? Nhà nước? Các trường đại học? Doanh nghiệp? Hay chính là những sinh viên “cõng chữ” đến gù lưng mang theo cả những ước mơ và niềm kỳ vọng của gia đình?

Thêm một chút bên lề cho câu chuyện này, cô bạn tôi học chuyên ngành Sở hữu trí tuệ của khoa tôi, đi xin thực tập, đã được nhận.

Thế nhưng trong quá trình làm việc, dưới con mắt của 2 nhân viên cũ – những người được học trong môi trường chuyên sâu về luật hơn, phán: “Nói em cũng không hiểu đâu, chỉ làm mất thời gian hướng dẫn mà thôi”. Đây được gọi là kỳ thị, gọi là ma cũ bắt nạt ma mới hay được gọi là sự phân biệt “bằng cấp”? Liệu bằng cấp của trường này hơn bằng cấp của trường kia? Liệu bằng cấp là đẳng cấp?

Thực sự qua bài viết ngắn ngủi này, tôi không hề có ý định chê trách các nhà tuyển dụng, không có ý định hạ bệ các trường khác để tự tôn mình lên mà tôi chỉ muốn khẳng định với các nhà tuyển dụng một điều rằng: không thể lấy một con người làm thước đo cho nhiều người.

Không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá cái bên trong. Và mong muốn của tôi cũng như bao người bạn của tôi – những người không muốn đi thực tập là xin dấu và báo cáo cũng là những người đang lao đao liên hệ nơi thực tập chỉ là: hãy cho chúng tôi cơ hội.

Nếu không cho thì làm sao biết chúng tôi thế nào? Nếu có cơ hội để học hỏi, tiếp xúc với thực tế thì chắc chắn chúng tôi làm được nhiều hơn thế. Và lúc đó, liệu lời phán quyết chúng tôi được việc hay không được việc có là quá muộn?

Xin gửi lời cảm ơn đến những ai đọc và bình luận về bài viết này!

Độc giả Khoai Tây
Vietnamnet

 
Liệu bằng cấp của trường này hơn bằng cấp của trường kia? Liệu bằng cấp là đẳng cấp?

Có chứ. Tất nhiên ở đâu cũng có người nọ người kia, nhưng trường lấy điểm đầu vào cao thì về cơ bản sinh viên giỏi hơn trường lấy điểm đầu vào thấp. Bạn ở trên muốn làm quản lý nhân sự mà lại chọn trường Nhân văn thì ngay từ đầu đã thể hiện ko có định hướng nghề nghiệp rõ ràng rồi.

Hồi trước mình cũng hay GATO với mấy bạn đi du học, nghĩ bọn nó học bằng tiền của bố mẹ chứ chẳng giỏi giang gì. Giờ đi làm rồi mới biết người ta bỏ tiền tỉ ra để học thì chất lượng đào tạo cũng khác. Gia đình có tiền, tầm nhìn của bố mẹ cũng khác. Từ bé tiếp xúc với toàn đại gia, toàn người giỏi, tư duy cũng hơn người. Mà mấy cái này thì quan trọng hơn nhiều so với kiến thức học được trong trường (đặc biệt là mấy trường đại học ở Việt Nam).

Ai không xin được việc thì về quê, bớt 1 đối thủ cạnh tranh.
 
Chắc chị hơn em một tuổi. Em bây giờ hết năm ba, cũng đang chuẩn bị nộp hồ sơ đi thực tập. Vẫn chưa biết đi đâu, trong khi các bạn đã sẵn sàng chỗ hết rồi :))
Tình cảnh của chị thì em hiểu. Nhưng mà nói thế nào nhỉ, đành phải cố gắng thôi chị ah. Những định kiến không phải ngày một ngày hai là xóa bỏ được đâu. Mà một phần trong số đó cũng đúng đấy chứ. Như trường hợp đi du học mà mod mattroilanh nói đúng mà. Em cũng thấy những người đi du học về tư duy, khả năng giao tiếp và kỹ năng sống của họ tốt lắm. Bảo sao mà nhà ai có điều kiện cũng muốn cho con đi du học. Nhà em mà có điều kiện em cũng cho đi :))
Thôi chị cố gắng nhé, cố gắng dần dần từ từ từng bước một vậy :)
 
Tuyển dụng cũng như đi câu cá, cùng một công câu, người câu muốn câu được con cá to nhất vậy họ phải đến với những ao cá từng câu được nhiều cá to chứ không ngồi câu ở một nơi xa lạ dù biết ở nơi đó vẫn có thể có cá rất to, đặc biệt là không muốn đi câu ở một ao cá trước đây cho ra toàn cá bé. Định kiến sinh ra là như thế. Đến khi bạn làm nhà tuyển dụng, tôi đảm bảo bạn cũng sẽ khoanh vùng một vài đối tượng để đưa vào bản yêu cầu, mô tả công việc.
Lời khuyên của tôi với bạn là: hãy bớt thời gian than phiền về xã hội, định kiến, người tuyển dụng và tập trung vào hoàn thiện bản thân hơn nữa, cùng với một chút may mắn, bạn sẽ có được việc như ý
Chúc bạn thành công
 
Back
Bên trên