sushior
Thành viên chăm chỉ
Dù chỉ có 5% nhân viên thừa nhận đánh bóng CV quá sự thật, theo khảo sát của CareerBuilder, có đến 57% giám đốc nhân sự cho biết đã phát hiện ra các gian dối của ứng viên và 93% trong số này tuyên bố sẽ không tuyển dụng những nhân viên thiếu thành thật.
Theo Forbes, các ứng viên luôn mong muốn hồ sơ mình đẹp mắt nên rất dễ thêm bớt các chi tiết và thậm chí là:
Ronald Zarrella, Giám đốc điều hành Bausch & Lomb
Chiêu gian lận: Zarrella khai rằng ông đã có bằng MBA của trường kinh doanh Stern, Đại học New York. Đúng là Zarrella có theo học chương trình này từ năm 1972-1976 nhưng ông chưa bao giờ được cấp bằng. Sở dĩ trót lọt cho đến thời điểm này là vì các nhà tuyển dụng trước đều không kiểm tra điểm này.
Khi bể mánh: Zarrella bị buộc phải nộp 1,1 triệu đô bồi thường khoản tiền thưởng ước tính lên đến 1,65 triệu đô. May mắn cho Zarrella là ông vẫn tiếp tục trụ lại với Bausch & Lomb vì theo tập đoàn này, ông đã mang đến nhiều giá trị cho công ty cũng như cổ đông, và thật khó khăn nếu ra quyết định sa thải ông.
George O'Leary, Cựu huấn luyện viên đội bóng Notre Dame
Chiêu gian lận: Vào năm 2001, O’Leary tiết lộ bí mật về việc ông đã khai gian thành tích học tập và thể thao. Hồ sơ cho thấy ông tốt nghiệp bằng Cao học giáo dục tại trường Đại học New York, chơi cho đội bóng của trường và đã nhận 3 thư triệu tập và khen thưởng. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược khi cựu học viên trường đại học này chưa bao giờ được vinh dự lên bục nhận bằng, và khi chơi bóng, ông chưa bao giờ nhận được giấy triệu tập hoặc giấy khen.
Khi bể mánh: Sau năm ngày đảm nhận công việc, O’Leary từ chức. "Nhiều năm trước, lúc mới lập gia đình, tôi luôn đeo đuổi ước mơ trở thành huấn luyện viên. Và để được tuyển dụng, tôi đã đánh bóng hồ sơ quá sự thật về bằng cao học và cấp độ chuyên nghiệp khi tham gia đội bóng. Trong các công việc trước, các chi tiết này chưa từng bị kiểm chứng”. Nhưng lần này đã khác và kết cục không hề có hậu cho O’Leary.
Marilee Jones, Trưởng ban tuyển sinh Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Chiêu gian lận: Jones nói dối về thành tích của mình, rằng bà là “nhà khoa học với bằng cấp chuyên ngành sinh học được cấp bởi Học viện Bách Khoa Rennselaar và Đại học Y Khoa Albany”, thậm chí bà cũng đã có bằng tiến sĩ.
Khi bể mánh: Jones từ chức vào tháng 4 năm 2007 sau khi vụ khai gian bị phanh phui. Hiệu trưởng Học viện MIT cho biết trường không thể “tha thứ cho một hành động như thế.”
Kenneth Lonchar, Giám đốc tài chính Tập đoàn phần mềm Veritas
Chiêu gian lận: Lonchar tô điềm cho phần học vần trong CV của mình rằng ông có bằng Kế toán của trường Đại học bang Arizona và bằng MBA của trường Stanford. Trên thực tế, tất cả những gì ông có chỉ là bằng Cử nhân của trường Đại học bang Idaho.
Khi bể mánh: Lonchar từ chức và các nhà đầu tư chứng khoán Veritas phản ứng – giá cổ phiếu của công ty giảm 16%.
Jeff Papows, Giám đốc điều hành Lotus Corporation
Chiêu gian lận: Vào năm 1999, báo Wall Street Journal phát hiện Papows đã cường điệu thành tích trong quân đội (ông chỉ là trung úy, chứ chưa lên đến bậc đại úy), bịa đặt bằng cấp (ông không có bằng tiến sĩ từ đại học Pepperdine) và mạo nhận mình là trẻ mồ côi (thực chất cha mẹ ông vẫn còn sống và khỏe mạnh).
Khi bể mánh: Papows từ chức sau khi chuyện “dặm mắm thêm muối” của mình bị vỡ lỡ cùng thời điểm một nhân viên cũ tại Lotus quy kết ông phân biệt giới tính. Papows sau đó không còn cách nào khác là thành lập công ty riêng của mình: công ty Maptuit.
Dave Edmondson, Điều hành cấp cao của RadioShack
Chiêu gian lận: Edmondson khai gian trong CV rằng mình có bằng cấp về tâm lý tại trường Đại học Pacific Coast Baptist - California (mặc dù trường này chưa từng mở chương trình nào về tâm lý) và bằng về thần học cũng tại ngôi trường không tiếng tăm ấy.
Khi bể mánh: Như những người khác, Edmondson thừa nhận trò khai gian của mình và từ chức.
Tuy không phải là trái luật, nhưng khai gian trong CV có thể có ảnh hưởng lâu dài và khó ngờ đến tiền đồ sự nghiệp của bạn. Để đảm bảo tính bền vững cho công việc của mình, trung thực luôn là trên hết.
Theo Forbes, các ứng viên luôn mong muốn hồ sơ mình đẹp mắt nên rất dễ thêm bớt các chi tiết và thậm chí là:
- Bịa đặt bằng cấp, điểm số
- Cường điệu các con số
- Nói tăng mức lương cũ
- “Co giãn” ngày tháng
- Mạo nhận chức danh
- Nói dối về kỹ năng kỹ thuật, ngoại ngữ
- Cung cấp địa chỉ giả
Ronald Zarrella, Giám đốc điều hành Bausch & Lomb
Chiêu gian lận: Zarrella khai rằng ông đã có bằng MBA của trường kinh doanh Stern, Đại học New York. Đúng là Zarrella có theo học chương trình này từ năm 1972-1976 nhưng ông chưa bao giờ được cấp bằng. Sở dĩ trót lọt cho đến thời điểm này là vì các nhà tuyển dụng trước đều không kiểm tra điểm này.
Khi bể mánh: Zarrella bị buộc phải nộp 1,1 triệu đô bồi thường khoản tiền thưởng ước tính lên đến 1,65 triệu đô. May mắn cho Zarrella là ông vẫn tiếp tục trụ lại với Bausch & Lomb vì theo tập đoàn này, ông đã mang đến nhiều giá trị cho công ty cũng như cổ đông, và thật khó khăn nếu ra quyết định sa thải ông.
George O'Leary, Cựu huấn luyện viên đội bóng Notre Dame
Chiêu gian lận: Vào năm 2001, O’Leary tiết lộ bí mật về việc ông đã khai gian thành tích học tập và thể thao. Hồ sơ cho thấy ông tốt nghiệp bằng Cao học giáo dục tại trường Đại học New York, chơi cho đội bóng của trường và đã nhận 3 thư triệu tập và khen thưởng. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược khi cựu học viên trường đại học này chưa bao giờ được vinh dự lên bục nhận bằng, và khi chơi bóng, ông chưa bao giờ nhận được giấy triệu tập hoặc giấy khen.
Khi bể mánh: Sau năm ngày đảm nhận công việc, O’Leary từ chức. "Nhiều năm trước, lúc mới lập gia đình, tôi luôn đeo đuổi ước mơ trở thành huấn luyện viên. Và để được tuyển dụng, tôi đã đánh bóng hồ sơ quá sự thật về bằng cao học và cấp độ chuyên nghiệp khi tham gia đội bóng. Trong các công việc trước, các chi tiết này chưa từng bị kiểm chứng”. Nhưng lần này đã khác và kết cục không hề có hậu cho O’Leary.
Marilee Jones, Trưởng ban tuyển sinh Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Chiêu gian lận: Jones nói dối về thành tích của mình, rằng bà là “nhà khoa học với bằng cấp chuyên ngành sinh học được cấp bởi Học viện Bách Khoa Rennselaar và Đại học Y Khoa Albany”, thậm chí bà cũng đã có bằng tiến sĩ.
Khi bể mánh: Jones từ chức vào tháng 4 năm 2007 sau khi vụ khai gian bị phanh phui. Hiệu trưởng Học viện MIT cho biết trường không thể “tha thứ cho một hành động như thế.”
Kenneth Lonchar, Giám đốc tài chính Tập đoàn phần mềm Veritas
Chiêu gian lận: Lonchar tô điềm cho phần học vần trong CV của mình rằng ông có bằng Kế toán của trường Đại học bang Arizona và bằng MBA của trường Stanford. Trên thực tế, tất cả những gì ông có chỉ là bằng Cử nhân của trường Đại học bang Idaho.
Khi bể mánh: Lonchar từ chức và các nhà đầu tư chứng khoán Veritas phản ứng – giá cổ phiếu của công ty giảm 16%.
Jeff Papows, Giám đốc điều hành Lotus Corporation
Chiêu gian lận: Vào năm 1999, báo Wall Street Journal phát hiện Papows đã cường điệu thành tích trong quân đội (ông chỉ là trung úy, chứ chưa lên đến bậc đại úy), bịa đặt bằng cấp (ông không có bằng tiến sĩ từ đại học Pepperdine) và mạo nhận mình là trẻ mồ côi (thực chất cha mẹ ông vẫn còn sống và khỏe mạnh).
Khi bể mánh: Papows từ chức sau khi chuyện “dặm mắm thêm muối” của mình bị vỡ lỡ cùng thời điểm một nhân viên cũ tại Lotus quy kết ông phân biệt giới tính. Papows sau đó không còn cách nào khác là thành lập công ty riêng của mình: công ty Maptuit.
Dave Edmondson, Điều hành cấp cao của RadioShack
Chiêu gian lận: Edmondson khai gian trong CV rằng mình có bằng cấp về tâm lý tại trường Đại học Pacific Coast Baptist - California (mặc dù trường này chưa từng mở chương trình nào về tâm lý) và bằng về thần học cũng tại ngôi trường không tiếng tăm ấy.
Khi bể mánh: Như những người khác, Edmondson thừa nhận trò khai gian của mình và từ chức.
Tuy không phải là trái luật, nhưng khai gian trong CV có thể có ảnh hưởng lâu dài và khó ngờ đến tiền đồ sự nghiệp của bạn. Để đảm bảo tính bền vững cho công việc của mình, trung thực luôn là trên hết.
Hoàng Vy Ân
Theo MSN
Theo MSN