Những “thủ phạm” phá hỏng cơ hội tìm việc mới

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Nếu cảm thấy không hạnh phúc trong công việc, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, sẽ có những nỗi lo khiến bạn chần chừ, thậm chí từ bỏ ý định tìm việc mới.

>>> [HOT] Cách vứt CV của bạn vào thùng rác của nhà tuyển dụng…?!!!
>>>
Câu chuyện của giám đốc nhân sự gửi nữ sinh Khoai Tây
>>>
Nữ sinh tỏ bày tâm tình với nhà tuyển dụng
>>>
Đại học mang lại cho bạn những gì sau bốn năm?

>>> Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?
>>> 50 Điều Trường Học Không Dạy Bạn - Charles J. Sykes
>>> Không thể tới đích khi chưa bắt đầu
>>> Lời khuyên của những nhà lãnh đạo nổi tiếng dành cho tân cử nhân
>>> Trước khi "ước mơ lớn" các cử nhân tương lai hãy đọc bài viết này!
>>> Những việc cần làm khi thất nghiệp
>>> 6 sai lầm cần tránh trong quá trình tìm việc
>>> Những người bạn nên có trong công việc

Dưới đây là 5 tư tưởng thường gặp có thể phá hỏng cơ hội tìm việc, hãy xem bạn có một trong những điều đó hay không:



“Tôi không thể bỏ nhóm giữa chừng một dự án lớn”

Hiếm khi có thời điểm “lý tưởng” để bỏ việc. Cứ chờ đợi tới lúc hoàn hảo, bạn có thể phải chờ mãi mãi. Nếu bạn bỏ ngang một dự án quan trọng, nhóm và tổ chức sẽ phải xử lý dù thời điểm không thích hợp ra sao. Và không ai có lý do gì đổ lỗi cho bạn vì thời điểm: đó chỉ là cách cuộc sống tiếp diễn và hầu hết mọi người đều hiểu.

Do đó, hãy tìm việc khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Sau khi chấp nhận lời đề nghị công việc, hãy đưa ra thông báo cho cả phòng và có thể trợ giúp tìm kiếm người thay thế bạn. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm và mọi người mong đợi ở bạn.

“Công việc của tôi dù còn nhiều hạn chế nhưng tôi đã quen với nó. Tôi cảm thấy buồn/ lo lắng về chuyện nghỉ việc”

Rời bỏ sự quen thuộc và tới một nơi mới là một quyết định khó khăn. Đó là sự xa lạ, bạn không có sự quen thuộc và có thể cảm thấy chán nản. Nhưng nó chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu và dù công việc ra sao, sẽ có những điểm bạn yêu thích ở nó, đơn giản như không gian làm việc lý tưởng hay bữa ăn trưa bổ dưỡng…

Hãy nghĩ tới những thay đổi, những điều sẽ được cải thiện so với công việc hiện tại của bạn. Đắn đo về sự xa lạ là điều bình thường nhưng đừng để nó cản trở bạn ra quyết định tốt cho bản thân mình.

“Sếp sẽ tìm mọi cách để giữ tôi lại”

Sếp có thể cố gắng cho bạn tăng lương, thăng chức, những nhiệm vụ tốt hơn… Nhưng điều này không bắt buộc bạn phải ở lại mãi mãi. Bạn có nghĩa vụ phải lên tiếng khi anh/cô ấy liên tục thúc ép trong khi bạn biết mình không thể ở lại. Nếu việc sếp tìm mọi cách để giữ bạn lại đã diễn ra hơn 1 năm nhưng bạn vẫn không thể tiếp tục công việc hiện tại, hãy quyết định dứt khoát. Một người quản lý đủ tốt để truyền cảm hứng, giúp nhân viên trung thành với công ty sẽ thông cảm nếu ai đó vẫn quyết định “dứt áo ra đi”.

“Trong tình hình kinh tế như hiện nay, thật khó để tìm một công việc mới”

Tìm kiếm công việc trong thị trường này quả là điều khó khăn. Nhưng mọi người vẫn được tuyển dụng hằng ngày nên bạn không nên quá lo lắng. Ngoài ra nếu bạn mất việc vào ngày mai, bạn vẫn sẽ phải tìm một công việc mới dù thị trường khó khăn ra sao. Do đó, hãy viết CV và thư xin việc ấn tượng, nói chuyện với mạng lưới quan hệ của bạn, bắt đầu tìm kiếm những vị trí hấp dẫn bạn và xem điều gì sẽ xảy đến.

“Nếu nhảy việc, tôi sẽ đánh mất địa vị và sự tín nhiệm ở công việc hiện tại”

Khi bạn đã định hình được “thương hiệu bản thân” trong một công ty, mọi người biết tới bạn, tôn trọng và tín nhiệm bạn, thật khó để bắt đầu gây dựng lại ở một nơi mới. Nhưng nếu tiếp tục ở lại trong khi chắc rằng mình cần ra đi, bạn sẽ phải đánh đổi bằng cảm giác thiếu hạnh phúc, tiếp tục làm việc với một người sếp “quái tính”, không còn cơ hội phát triển hay được trả lương không xứng đáng…

Hãy suy nghĩ lạc quan hơn rằng nếu bạn có danh tiếng và sự tín nhiệm ở công việc hiện tại, bạn sẽ đạt được điều đó ở một nơi khác. Và có được sự tôn trọng từ một nhóm mới là bước tiến tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn.

VŨ HUYỀN

Theo Tuổi trẻ/US News
 
Back
Bên trên