Nhân tài muốn về thủ đô ư? Cứ phải chuẩn bị tinh thần bằng việc “pha trà” cái đã, bởi đến giờ, sau 11 năm “nỗ lực” với “đủ mọi chính sách”, Hà Nội vẫn được biết đến như một cánh cửa hẹp.
>>> Lương 10 triệu vẫn về quê vì Hà Nội "bon chen, đắt đỏ".
>>> Trăn trở không của riêng ai: Về quê hay ở lại thành phố?
>>> 'Ở Hà Nội lương 10 triệu thì nên về quê'
>>> Bỏ Hà Nội, xa người yêu để về quê làm việc
>>> Cha mẹ chi 100 triệu ép con về quê 'chạy việc'
>>> Lương bằng nhau nên làm ở Hà Nội hay Hải Phòng
>>> Ra Hà Nội với 700.000 đồng, tôi đã mua được nhà
Khi được hỏi mức hỗ trợ một lần với nhân tài gấp 20 lần mức lương tối thiểu chỉ bằng 1/10 thậm chí 1/15 đãi ngộ vật chất so với các tỉnh, thành phố khác, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng nói đại ý: Có người nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ người ta cũng tự đến, bởi việc ngoài là một trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của cả nước, thủ đô còn là “trung tâm cơ hội lớn”.
Cần phải mở ngoặc nói thêm, để “ăn” được gói “20 lần lương tối thiểu”, dẫu là “cho có” này không dễ khi 5 nhóm đối tượng được liệt kê có thể nói là như “lá mùa thu” khi hoặc là phải “có giải”, “có danh”, “có bằng” và là bằng tiến sĩ ở một số lĩnh vực mà thành phố đang thiếu.
Vậy thì cửa nào cho con em thủ đô, cho người nhập cư, ngoại tỉnh thực sự có tài để thủ đô thực sự là nơi “đất lành chim đậu” như truyền thống ngàn năm?
Không trả lời được. Huống chi, có được một chỗ ở Hà Nội cũng không gì đảm bảo đó không phải là một công việc giống y như việc “pha trà mỗi sáng”. Đặng Yến Dương quê Hưng Yên, tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất với tấm bằng loại ưu là một trường hợp điển hình. Chị được bố trí làm kế toán văn phòng tại Thành đoàn Hà Nội và quyết định “bỏ nhà nước” 2 năm sau đó để chuyển sang một công ty thang máy. “Nhà nước”, theo Dương, là “công việc không phù hợp với khả năng”, là “đồng lương 4-5 triệu đồng, không giải quyết được bất cứ việc gì ngoài chi phí ăn uống, không hề có được khoản nào lận lưng.
Người ta nói về những giá trị vật chất “20 lần mức lương tối thiểu”, về “suất mua một căn hộ”, về “cuốn sổ hộ khẩu Hà Nội”. Những cái đó có cần không? Có, cần với bất cứ ai. Nhưng cũng với bất cứ ai, nhất là những người được xem là nhân tài, cái cần thiết là một môi trường và điều kiện công việc để họ có thể phát huy hết sở học và tài năng của mình.
Điều cần thiết ấy chưa thấy có trong chính sách nhân tài mà thủ đô vừa công bố, cũng chưa thấy có trong tư duy những người làm công tác cán bộ hôm qua đòi “phổ cập tiến sĩ”, hôm nay bắt đầu bằng câu “có người nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ”.
Nhân tài muốn về thủ đô ư? Cứ phải chuẩn bị tinh thần bằng việc “pha trà” cái đã, bởi đến giờ, sau 11 năm “nỗ lực” với “đủ mọi chính sách”, Hà Nội vẫn được biết đến như một cánh cửa hẹp.
Hẵng cứ nhìn sang điều kiện nhập cư trong Luật Thủ đô vừa có hiệu lực thì biết.
Bởi thế, nói là chính sách “trải thảm đỏ” cũng đúng mà là “cuộn (để cất bỏ) thảm đỏ cũng chẳng sai.
Anh Đào
Theo Dân Việt
>>> Lương 10 triệu vẫn về quê vì Hà Nội "bon chen, đắt đỏ".
>>> Trăn trở không của riêng ai: Về quê hay ở lại thành phố?
>>> 'Ở Hà Nội lương 10 triệu thì nên về quê'
>>> Bỏ Hà Nội, xa người yêu để về quê làm việc
>>> Cha mẹ chi 100 triệu ép con về quê 'chạy việc'
>>> Lương bằng nhau nên làm ở Hà Nội hay Hải Phòng
>>> Ra Hà Nội với 700.000 đồng, tôi đã mua được nhà
Khi được hỏi mức hỗ trợ một lần với nhân tài gấp 20 lần mức lương tối thiểu chỉ bằng 1/10 thậm chí 1/15 đãi ngộ vật chất so với các tỉnh, thành phố khác, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng nói đại ý: Có người nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ người ta cũng tự đến, bởi việc ngoài là một trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của cả nước, thủ đô còn là “trung tâm cơ hội lớn”.
Cần phải mở ngoặc nói thêm, để “ăn” được gói “20 lần lương tối thiểu”, dẫu là “cho có” này không dễ khi 5 nhóm đối tượng được liệt kê có thể nói là như “lá mùa thu” khi hoặc là phải “có giải”, “có danh”, “có bằng” và là bằng tiến sĩ ở một số lĩnh vực mà thành phố đang thiếu.
Vậy thì cửa nào cho con em thủ đô, cho người nhập cư, ngoại tỉnh thực sự có tài để thủ đô thực sự là nơi “đất lành chim đậu” như truyền thống ngàn năm?
Không trả lời được. Huống chi, có được một chỗ ở Hà Nội cũng không gì đảm bảo đó không phải là một công việc giống y như việc “pha trà mỗi sáng”. Đặng Yến Dương quê Hưng Yên, tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất với tấm bằng loại ưu là một trường hợp điển hình. Chị được bố trí làm kế toán văn phòng tại Thành đoàn Hà Nội và quyết định “bỏ nhà nước” 2 năm sau đó để chuyển sang một công ty thang máy. “Nhà nước”, theo Dương, là “công việc không phù hợp với khả năng”, là “đồng lương 4-5 triệu đồng, không giải quyết được bất cứ việc gì ngoài chi phí ăn uống, không hề có được khoản nào lận lưng.
Người ta nói về những giá trị vật chất “20 lần mức lương tối thiểu”, về “suất mua một căn hộ”, về “cuốn sổ hộ khẩu Hà Nội”. Những cái đó có cần không? Có, cần với bất cứ ai. Nhưng cũng với bất cứ ai, nhất là những người được xem là nhân tài, cái cần thiết là một môi trường và điều kiện công việc để họ có thể phát huy hết sở học và tài năng của mình.
Điều cần thiết ấy chưa thấy có trong chính sách nhân tài mà thủ đô vừa công bố, cũng chưa thấy có trong tư duy những người làm công tác cán bộ hôm qua đòi “phổ cập tiến sĩ”, hôm nay bắt đầu bằng câu “có người nói Hà Nội không cần trải thảm đỏ”.
Nhân tài muốn về thủ đô ư? Cứ phải chuẩn bị tinh thần bằng việc “pha trà” cái đã, bởi đến giờ, sau 11 năm “nỗ lực” với “đủ mọi chính sách”, Hà Nội vẫn được biết đến như một cánh cửa hẹp.
Hẵng cứ nhìn sang điều kiện nhập cư trong Luật Thủ đô vừa có hiệu lực thì biết.
Bởi thế, nói là chính sách “trải thảm đỏ” cũng đúng mà là “cuộn (để cất bỏ) thảm đỏ cũng chẳng sai.
Anh Đào
Theo Dân Việt