Jump to content

Featured Replies

Posted
Mình viết cái chủ đề này mọi người cùng thảo luận nha.
uhm cái này mình cũng mới học sơ qua thầy chỉ giới thiệu thôi nhưng mình thấy mang đề tài này cũng hay lắm bạn nào biết thì cứ post nhiều lên để cùng học tập hey! [B][COLOR=Red]BẠN VUI LÒNG VIẾT CÓ DẤU ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT[/COLOR][/B]

Edited by khoiduy

  • 2 weeks later...
Còn giấy tờ mà k còn xe; Kiểm tra thực tế của xe để định giá đc chuẩn;
  • 3 weeks later...
một số rủi ro nữa: Khách hàng có bảo hiểm vật chất và bảo hiểm thân vỏ của xe, không chuyển quyền hưởng thụ bảo hiểm cho ngân hàng.
  • 4 weeks later...
Hi đề tài này hay đấy. Đố ai định giá chuẩn xe ô tô đã qua sử dụng đó. Nhất là xe mua ở bãi xe mà đã bị thay thế phụ tùng hiihihi
  • 1 month later...
Người vay bán lại xe và nợ vay cho bên thứ ba.
[SIZE=3][FONT=Times New Roman]Theo mình nghĩ thì còn một rủi ro nữa là vào các trường hợp bất khả kháng khi ngân hàng nhận cầm cố tài sản đảm bảo là động sản là khi xe bị cháy nổ mà không mua bảo hiểm. [/FONT][/SIZE]
  • 2 months later...
[b]Một số ý nhỏ[/b] Thứ nhất tất cả phải được mua bảo hiểm kể cả thân xe và tài xế trong đó ghi người thụ hưởng bảo hiểm là ngân hàng. Thứ hai : - Nếu là xe mới thì có giá trị là giá ghi trên hóa đơn + các khoản phí và thuế nói chung là nguyên giá xe. - Nếu là xe đã qua sử dụng thì xem xe đã sử dụng mấy năm thông qua hồ sơ giấy tờ gốc thật và tính theo giá trị còn lại cộng trừ bao nhiêu phần trăm đó . VD xe nguyên giá 1 tỷ : xe thường khấu hao 10 năm như vậy 1tỷ/năm ; xe đã chạy 2 năm như vậy còn 800tr, trừ 20% còn 640tr - Cho vay thường 70% đối với xe Nhật; 60%xe hàn quốc; 50%xe trung quốc - Cấp giấy chứng nhận bản sao cho khách 3 tháng 1 lần thôi - Phải kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng thường xuyên
Cái khoản mục bảo hiểm thì ngân hàng họ bắt buộc phải có mà ,và phải để tên người thụ hưởng là ngân hàng chứ nhỉ ,nhất là mua mới Rủi ro chắc là vào 1 ngày đẹp trời : khách hàng bốc hơi cùng với phương tiện Cái rủi ro thứ 2 : XE bị ăn cắp và khách hàng gặp vấn đề khó khăn trong chi trả ( em nghĩ là cái này có thể thay thế bằng tài sản đảm bảo khác được chứ nhi) Em mới chuẩn bị đi thực tập thì có gì không đúng mong các anh chi đi làm giải đáp thêm :D[COLOR="Silver"] [SIZE=1]---------- Post added 03-12-2011 at 10:27 PM ----------[/SIZE] [/COLOR]em không rõ là khi cầm cố thế thì giấy tờ gốc là ngân hàng cầm hay là khách hàng cầm :D
  • 3 weeks later...
Tất nhiên là ngân hàng cầm rồi. Khách hàng sẽ giữ bản sao có xác nhận của ngân hàng để làm giấy tờ khi lưu thông xe.
trường hợp đau nhất là giấy tờ xe Ngân hàng giữ, thời hạn bảo hiểm còn, mà xe thì bẹp dúm từ khi nào, trường hợp KH ko cần Bảo hiểm đền bù (chắc là xe cũng xuống cấp, hết đát)! KH tốt thì vẫn trả nợ dần, còn cùn thì ... đành chịu khó thuyết phục trả nợ cho bằng được thì thôi!
[quote name='eobanhmy32']trường hợp đau nhất là giấy tờ xe Ngân hàng giữ, thời hạn bảo hiểm còn, mà xe thì bẹp dúm từ khi nào, trường hợp KH ko cần Bảo hiểm đền bù (chắc là xe cũng xuống cấp, hết đát)! KH tốt thì vẫn trả nợ dần, còn cùn thì ... đành chịu khó thuyết phục trả nợ cho bằng được thì thôi![/QUOTE] Nếu khách hàng tốt thì họ vẫn đến bảo mình vụ bảo hiểm chứ ạ :( Sợ khách hàng họ cùn mà họ vẫn cứ đến báo báo hiểm nhưng sau cùng rồi vẫn không trả :( thôi - Em nghĩ khách hàng thế chấp xe để kinh doanh mà xe bị bẹp dúm dó thì họ lấy đâu tiền trả nợ => cụt vốn => không cùn không được ấy ạ .( không biết với khách hàng này giải quyết ra sao )
  • 2 months later...
Cho em hỏi 1 tí, trường hợp KH đã mua bảo hiểm thân vỏ và chuyển quyền thụ hưởng cho NH, tuy nhiên, lỡ may trường hợp xấu nhất là xe bị ăn cắp, và KH ko còn tài sản nào để thay thế. Thì NH sẽ xử lý ntn ạ?[COLOR="Silver"] [SIZE=1]---------- Post added 18-03-2012 at 08:57 PM ----------[/SIZE] [/COLOR]Có 1 rủi ro đáng lưu ý nhất của hình thức TSDB là phương tiện vận tải đó là xe đi sang các nước Trung Quốc, Lào , Campuchia và bị tai nạn ở đó. Khi đó các Công ty bảo hiểm không có trách nhiệm đền bù. Sẽ rất rủi ro cho NH
  • 3 weeks later...
Việc nhận tải sản đảm bảo là phương tiện vận tải luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đó là không đánh giá đúng và chính xác giá trị thực tế của tài sản. Theo mình, việc căn cứ vào nguyên giá tài sản và tính khấu hao để ước tính giá trị còn lại của tài sản các bạn chỉ nên tham khảo. Vì trên thực tế, tài sản có thể hao mòn nhiều hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách. Các bạn cần có nhiều thông tin thực tế và cụ thể hơn về tài sản đó để đánh giá đúng giá trị của nó. Yêu cầu khách hàng cung cấp lý lịch trích ngang (phòng vật tư của một số công ty chuyên theo dõi và lưu trữ hồ sơ tài sản qua các giai đoạn vận hành), các thông tin, tài liệu liên quan về tài sản đó, khai thác thêm thông tin từ người quản lý, sử dụng, sữa chữa tài sản sẽ cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Lưu ý, đối với phương tiện vận tải, việc tân trang, "làm mới" rất dễ và không tốn quá nhiều chi phí, đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bên ngoài, một số bộ phận bên trong có thể đã bị thay thế, hỏng, hoạt động không tốt và đúng công suất. Áp dụng một số phương pháp định giá căn bản để tính giá trị của tài sản (nếu không rành rõi nhiều về lĩnh vực máy thiết bị, nên thu thập nhiều thông tin về tài sản, giao dịch trên thị trường và dùng pp so sánh để ước tính giá trị tài sản thay vì dùng phương pháp chi phí (pp này các bác bên khối kỹ thuật đánh giá chuẩn và chính xác hơn)). Cuối cùng, nếu gặp tài sản quá khó (phương tiện vận tải chuyên dùng, đặc biệt...) tốt nhất là nên nhờ một công ty thẩm định giá xác định giá trị để hạn chế rủi ro.
Góp ý thêm về chuyện nhận TSTC là xe ôtô và có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng từ chiếc xe thế chấp. Các trường hợpcác bạn nêu trên xảy ra sẽ rất rủi ro cho các TCTD vì vậy để hạn chế rủi ro trong trường hợp cho vay mua xe thì NVTD nên đề nghị KH thế chấp TS là BĐS hoặc nếu thế chấp chính xe mua thì KH phải có có nguồn thu nhập ổn định khác, còn nguồn thu từ chính chiếc xe thế chấp (kinh doanh vận tải/vận tải hành khách....) chỉ là thu nhập bổ sung hoặc tham khảo để cấp phê duyệt yên tâm và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thân!
  • 1 month later...
Vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 11, sửa đổi Nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm. Theo NĐ mới này, Ngân hàng k được giữ bản gốc Đăgn ký xe, bản sao do bank cấp cũng k có giá trị hiệu lực. Vậy theo các AC, Banks có nên cho vay thế chấp ô tô nữa không ạ? (Vì khi không giữ bản gốc sẽ rất khó kiểm soát, KH có thể bán xe không sang tên=> NH mất luôn). Nếu có cho vay thì nên có cách nào để quản lý chiếc ô tô ạ? Rất mong các AC có kinh nghiệm cùng chia sẻ để các bankers có thêm kiến thức hỗ trợ nghiệp vụ ạ!

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...