Nghiệp Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, giao dịch ngân hàng chủ yếu là liên quan đến việc Rút và Gửi tiền, thế nên nghiệp vụ ngân hàng diễn ra ít và không thường xuyên

Tuy nhiên đối với các Doanh nghiệp lớn liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản, hoạt động về Phân phối…thì nghiệp vụ ngân hàng diễn ra thường xuyên, có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngân hàng, liên quan đến hoạt động thanh toán L/C hoặc vay vốn kinh doanh…chính vì thế mà công việc diễn ra thường xuyên liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng tiền trong các hoạt động tài chính trong công ty.

Dưới đây là tổng quan những nghiệp vụ kế toán ngân hàng:

  1. Kiểm tra chính xác nội dung ghi trên các chứng từ rút tiền như: Séc, Ủy nhiệm chi…(Chữ ký, nội dung, con dấu, số tiền, diễn giải….)
  2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)
  3. Cùng với Thủ quỹ thực hiện các hoạt động Nộp tiền ra ngân hàng theo định kỳ hoặc theo vụ việc để phục vụ các hoạt động thanh toán.
  4. Nhận và Kiểm tra chứng từ Ngân hàng( GBN, GBC, Sổ phụ…) sắp xếp theo nội dung của từng loại chứng từ.
  5. Nhập dữ liệu vào phần mềm, định khoản các nghiệp vụ căn cứ vào nội dung của chứng từ: Tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
  6. Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
  7. Kiểm tra Đơn xin bảo lãnh ngân hàng >>> Lập hồ sơ bảo lãnh >>> Chuyển hồ sơ cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký >>> Nộp hồ sơ cho ngân hàng >>> Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng
  8. Lập hồ sơ vay vốn, trả nợ vay ngân hàng theo quy định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay >>> Chuyển hồ sơ cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký >>> Chuyển giao hồ sơ và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
  9. Chuẩn bị hồ sơ mở L/C >>> Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các L/C
  10. Cuối tháng làm bút toán chênh lệch tỷ giá, bên cạnh đó để kiểm soát dữ liệu kịp thời chính xác, kế toán ngân hàng đối soát với Kế toán công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như việc thanh toán cho nhà cung cấp.
  11. Liên lạc thường xuyên với ngân hàng và có những giải đáp khúc mắc trong một số công việc có liên quan.
  12. Báo cáo của kế toán ngân hàng: Sổ quỹ tiền gửi, Sổ chi tiết TGNH cho từng tài khoản, từng ngân hàng, Bảng theo dõi vay nhận nợ và tình hình thanh toán nợ, Bảng tính lãi suất đối với các hợp đồng vay và các Báo cáo cụ thể thao quy định công ty.
  13. Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai nộp thuế, UNC nộp thuế...của thuế NK, GTGTNK, TTĐB...(nếu có) nên đóng riêng hoặc kẹp cùng tờ khai Hải Quan tạo thành bộ hồ sơ nhập khẩu. Các Giấy Nhận Nợ( Nếu vay Ngân Hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số GNN thứ tự , đối với hóa đơn trên 20 triệu, nếu ck thanh toán nên photo chứng từ NH kẹp cùng hóa đơn, Chứng từ NH gốc của những hóa đơn trên 20 triệu thì kẹp cùng sổ phụ 112.

Làm kế toán ngân hàng bạn cần lưu ý đến các chữ ký ở các tờ Séc, UNC. Trong quá trình làm phát sinh các nghiệp vụ, kế toán cần lưu ý tập hợp đủ chứng từ và kẹp thành bộ để dễ kiểm tra cũng như rà soát về số liệu. Luôn cập nhập kịp thời để có số dư phục vụ cho việc lên kế hoạch thanh toán của Công ty
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,419
Thành viên mới nhất
aliensexfiendme
Back
Bên trên