NGHỆ THUẬT LỪA DỐI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG - CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI

Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược bởi lợi nhuận khủng mà nó mang lại.

Tính đến thời điểm 31/12/2018, theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam[1] đã có 16 công ty tài chính được cấp phép hoạt động.
STTTÊN CÔNG TYĐỊA CHỈSỐ GIẤY PHÉP
NGÀY CẤP
VỐN ĐIỀU LỆSỐ LƯỢNG CN & PGD
1Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện
(Post and Telecommunication Fiannce Company Limited)
68 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội96/GP-NHNN ngày 28/9/2018
(cấp đổi)
1.050
2Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng
(tên cũ: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)
Tầng KT, Tòa nhà văn phòng Thăng long, Thăng Long Tower, số 98 phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội255/GP-NHNN ngày 16/11/201050001
3Công ty tài chính cổ phần Điện Lực
(EVN Finance Joint Stock Company)
Tầng 14,15 & 16 Tháp B, tòa nhà trung tâm điều hành và thông tin viễn thống ngành điện lực Việt Nam (tòa nhà EVN) - 11 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội187/GP-NHNN ngày 07/7/20082.50002
4Công ty tài chính cổ phần Handico
(Handico Finance Joint Stock Company)
Tầng 9, 10, 11 Tòa Nhà Văn phòng Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội157/GP-NHNN ngày 6/6/2008 (Cấp lại)55002
5Công ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương
(Vietnam Chemical Finance Joint Stock Company)
(tên cũ: Công ty tài chính cổ phần Hoá chất)
Tấng 14, số 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội90/GP-NHNN ngày 19/9/2018
(cấp đổi)
600
6Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) (100% vốn nước ngoài)
(Mirae Asset Finance Company (Vietnam) Limited)
Lầu 1 Saigon Royal, số 91 đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh61/GP-NHNN ngày 13/10/2017
(cấp đổi)
700
7Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
(VPBank Finance Company Limited)
(Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chính Than – Khoáng sản.)
Tầng 2 Tòa nhà REE Tower, số 9 Đoàn Văn Bơ, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh64/GP-NHNN ngày 30/10/2017
(cấp đổi)
7.328
8Công ty tài chính TNHH HD SaisonTầng 8, 9, 10 Toà nhà Gilimex, 24c Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh67/GP-NHNN ngày 2/8/2017
(cấp đổi)
1.40001
9Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Home Credit Vietnam Finance Company Limited)
(Tên cũ: Công ty tài chính TNHH MTV PPF Việt Nam)
Tầng G, 8 và 10 Tòa nhà Phụ nữ số 20 Nguyễn Đăng Giai, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh46/GP-NHNN ngày 2/8/201755001
10Công ty tài chính TNHH MTV Prudential Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Prudential Vietnam Finance Company Limited)
Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh10/GP-NHNN
ngày 10/10/2006
616,207
11Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS
(JACCS International Vietnam Finance Company Limited)
Lầu 15, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.80/GP-NHNN ngày 25/7/2018 (cấp đổi)55003
12Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ
(Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited)
120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội04/GP-NHNN ngày 16/3/20002.523
13Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Toyota Financial Services Vietnam Company Limited)
Phòng 02, 03 Tầng 12, Bitexco Financial Tower, số 02 Hải Triều, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh208/GP-NHNN
ngày 24/7/2008
500
14Cong ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
(SHBank Finance Company Limited)
Tầng 1 Toà nhà 18T2 Khu đô thị Trung Hoà-Nhân chính, phường Nhân Chính Thanh Xuân, Hà Nội77/GP-NHNN ngày 12/12/20161.000
15Công ty tài chính cổ phần Tín Việt
(Vietcredit Finance Joint Stock Company)
Tầng 17 tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội.142/GP-NHNN
ngày 29/5/2008
668,9801
16Công ty tài chính TNHH MB. ShinseiTầng 12, tòa nhà TNR Tower, số 54 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội58/GP-NHNN ngày 21/9/2017800
Trong số 16 công ty tài chính nói trên tham gia cuộc chơi, 3 đơn vị lớn đang chiếm lĩnh tỷ lệ thị phần lớn là FE Credit (chiếm khoảng 48% thị phần), Home Credit (17%) và HD Saison (10%). Các công ty khác như: Prudential Finance, Toyota Finance. JACCS, Mirae Asset, McCredit… cũng tích cực tham gia mảng cho vay này.
Tuy nhiên, con số 16 công ty tài chính cho vay tiêu dùng trên chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm. Sự thật còn là cấp số nhân của con số đó. Không chỉ các công ty tài chính cho vay tiêu dùng – những khoản vay tiền mặt không có thế chấp tài sản, mà một số ngân hàng cũng tham gia vào thị trường này dưới những hình thức nhất định như: Mekongbank (Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông), Comm Credit – Vpbank (Khối tín dụng tiểu thương – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng), ComB – OCB (Khối Khách hàng Đại chúng - Ngân hàng TMCP Phương Đông), Tpbank (Khối tín dụng cá nhân FICO - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong)… và người tiêu dùng đang có thêm sự lựa chọn từ những thương hiệu mới từ các công ty tài chính như Mirae Asset, Prudential Finance, …
Những người lao động, cũng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đầu quân về cho đơn vị tài chính cho vay nào có chế độ tốt hơn dựa trên các tiêu chí: lương, thưởng, hợp đồng lao động, … cùng các chế độ phúc lợi khác kèm theo.
Tuy nhiên, bởi sự đa dạng hóa trong phương thức vay – cho vay trong hoạt động kinh doanh tài chính của các doanh nghiệp này, nên không chỉ người tiêu dùng (với tư cách là khách hàng) mà cả chính nhân viên của các đơn vị tài chính nếu không tỉnh táo sẽ dễ dàng lọt vào “ma trận” của sự lừa dối.
Tôi muốn kể cho bạn nghe một lý do đã dẫn chúng tôi đến với nghề Sale tín dụng (hiểu đơn giản là bán một sản phẩm tín dụng hoặc tìm kiếm khách hàng cho vay đối với các tổ chức tín dụng được phép). Và tin rằng, lý do dẫn chúng tôi đến với nghề Sale tín dụng này, cũng là lý do đã dẫn Anh, Em, những người bạn của chúng tôi theo nghề trong nhiều năm, và nó cũng sẽ đúng với bạn trong một chừng mực nào đó.
Vào năm 2012, chúng tôi đã nhìn thấy tiềm năng: nhiều khách hàng thiếu tiền mặt. Họ cần vay vốn nhỏ, nhưng không có tài sản thế chấp, họ muốn vay tín dụng. Chúng tôi tự hỏi: nếu tôi kết nối họ với các ngân hàng, liệu chúng tôi có được hoa hồng không? Số tiền được hưởng là bao nhiêu? Vâng, quyền lợi là cái hàng đầu khi chúng ta nghĩ đến việc mà chúng ta làm. Chúng tôi bắt đầu với vai trò cộng tác viên cho một ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, khách hàng có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng này, thù lao 190 nghìn/khách giải ngân. Dĩ nhiên là công việc của Saler thị trường là tìm kiếm khách hàng và tiếp khách ngoài thị trường, không ngồi tiếp khách tại văn phòng như một giao dịch viên.
Có thể do may mắn, kết quả đã mỉm cười, chúng tôi có quá nhiều khách hàng. Việc tiếp khách liên tục từ 8 giờ sáng, đến hơn 9 giờ 30 tối mới kết thúc. Chúng tôi phải liên tục thiết lập những cuộc hẹn tại những địa điểm khác nhau để thuận tiện công việc, và điều quan trọng là không để các khách hàng gặp nhau. Chúng tôi sử dụng toàn bộ thời gian của mình để gặp gỡ khách hàng, với một mục tiêu duy nhất: kiếm tiền.
Mục tiêu rõ ràng, và đầu tư cho công việc một cách nghiêm túc cũng mang lại cho chúng tôi một thu nhập tương xứng tại thời điểm đó. Nhưng điều đó chưa đủ, chúng tôi muốn nhiều hơn thế. Chúng tôi tự hỏi: liệu có ngân hàng nào trả thù lao cao hơn nữa không? Và chúng tôi đã tìm đến một ngân hàng cho vay khác để thỏa ước nguyện của mình: cho vay tiền mặt. Hoa hồng 450 nghìn/khách giải ngân không kèm bảo hiểm tín dụng và 900 nghìn đồng/khách hàng giải ngân có bảo hiểm tín dụng kèm theo thưởng nếu đạt doanh số là một con số tương đối lớn để trả thù lao cho việc kết nối khách hàng – ngân hàng. Một suy nghĩ thoáng qua trong chúng tôi: không mất mát gì. Bởi:
+ Công việc là tìm kiếm khách hàng, và chuyển khách đó lại cho ngân hàng.
+ Xét duyệt cho vay hoặc không là chuyện của ngân hàng và khách hàng.
+ Chúng ta không liên quan nếu khách hàng không trả được nợ.
+ Và quan trọng nhất, khi điều tệ hại xảy ra, chúng ta không phải quan tâm đến việc thu hồi nợ.
Tuy nhiên, sự chênh lệch hoa hồng trả cho nhân viên tín dụng giữa các tổ chức tín dụng là quá lớn. Nó thúc đẩy chúng tôi phải tìm câu trả lời cho nguyên nhân tại sao lại như vậy?
Lãi suất là vấn đề cốt lõi. Về nguyên lý, khi lãi suất áp dụng đối với khách hàng cao, các tổ chức tín dụng sẽ thu được lợi ích lớn hơn, và một phần trong đó sẽ dành để chi trả tiền lương, thưởng hoặc hoa hồng cho nhân viên. Một kiểu “lấy mỡ nó rán nó” trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Và suy cho cùng, các tổ chức tín dụng cũng không mất mát gì.
Tuy vậy, trong quan hệ cho vay, có nhiều loại lãi suất mà chính nhân viên cũng không hẳn đã biết. Bao gồm:
Lãi suất thực.
Lãi suất cào bằng/bình quân.
Lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất quá hạn.
Lãi suất trong hạn.
Và đôi khi, biết nhiều cũng không hẳn là tốt, khi thực sự mức lãi suất cho vay đối với khách hàng được áp dụng rất là cao. Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước, khung lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng thấp nhất từ 6,6%/năm đến mức cao nhất là 85%/năm đối với tùy loại sản phẩm. Lãi suất này cũng thường áp dụng với số tiền cho vay ban đầu, không tính theo dư nợ giảm dần
[2].
Nhiều nhân viên sẽ ngỡ ngàng mức lãi suất cho vay tiền mặt không khác tín dụng đen, có chăng một bên được cấp giấy phép hoạt động còn bên kia thì không. Do vậy, các tổ chức tín dụng cũng hiếm khi đào tạo cho nhân viên lãi suất thực, hoặc có thì cũng định hướng cho nhân viên nên tư vấn cho khách hàng theo mức lãi suất bình quân, dao động từ 1,66%/tháng – 2.95%/tháng (chưa kể khoản phí bảo hiểm tín dụng).
So với việc bán một hàng hóa, hoặc dịch vụ để thu được tiền từ túi khách hàng, thì chúng tôi cho rằng việc đặt tiền vào tay khách hàng là dễ dàng hơn. Và trong sự lựa chọn giữa dễ và khó, chúng tôi nhận thấy làm tín dụng là dễ dàng. Dòng suy nghĩ ấy đã theo tôi trong suốt nhiều năm, bởi về lý thuyết là đúng, sẽ còn đúng trong rất nhiều năm nữa. Và như người ta thường nói: suy nghĩ đúng, sẽ dẫn đến động lực, để hành động đúng đắn. Chúng tôi đã đầu tư vào công việc của mình một cách nghiêm túc hơn: thuê hẳn một văn phòng, đầu tư trang thiết bị và thuê một đội ngũ để làm việc. Hẳn nhiên lượng khách sẽ đổ về cho tổ chức tín dụng mà chúng tôi công tác để đổi lấy thù lao cho những khách đã giải ngân.
Sau 6 tháng làm việc, chúng tôi đã có được một mức thu nhập tương xứng với công sức mà mình đã đầu tư. Lượng khách hàng ngày càng nhiều.
Ngoài ra, còn có 2 lý do khác, dẫn chúng tôi đến nghề này, có lẽ nó cũng sẽ đúng với nhiều người:
+ Chúng tôi không có vốn để tự kinh doanh các mặt hàng truyền thống.
+ Tự kinh doanh có thể mang lại nhiều rủi ro, dẫn đến lỗ vốn.
+ So với việc bán một mặt hàng, hoặc dịch vụ môi giới như bất động sản hoặc bảo hiểm nhân thọ để lấy tiền từ túi khách hàng thì việc đặt tiền vào tay khách hàng sẽ là dễ dàng hơn.
+ Nếu có vốn để tự cho vay, chúng tôi sợ không thu hồi được nợ từ các khách hàng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tin rằng ở Việt Nam, có hàng triệu người lựa chọn nghề tín dụng như chúng tôi.

Link tải file: Chương 1: Tiềm năng và cơ hội
[1] Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty tài chính, truy cập 27/03/2019.
[2] Báo Giao thông, Khi tín dụng ngân hàng lãi cao như tín dụng đen - Tài chính, truy cập 27/03/2019
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên